3.2.1 Nhận thức của người dân Hà Nội về HĐTTLGTĐB:
3.2.1.1 Nhận thức của người dân Hà Nội về vai trò và đối tượng của HĐTTLGTĐB:
Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi 1a nhằm tìm hiểu nhận thức của người tham gia GT về tầm quan trọng của các HĐTTLGTĐB được tiến hành trong thời gian qua. Kết quả ĐTB chung các phương án là 3,32 cho thấy nhận định HĐTTLGTĐB quan trọng nhưng chưa đủ để cải thiện tình hình GT vốn tồn tại nhiều bất cập của Thủ đô, cần phải kết hợp với những biện pháp khác: cải thiện cơ sở vật chất GT; tăng cường xử lý, răn đe đúng mức… Tương ứng với nhận thức này là quan điểm 1a3, có ĐTB là 3,9, đã nhận được sự nhất trí của 92%
là những hoạt động quan trọng giúp người dân tiếp cận với những quy tắc giao thông mới, tham gia giao thông hiệu quả và an toàn. Cần kết hợp cùng các biện pháp khác: cải thiện cơ sở vật chất GT, xử lý, răn đe vi phạm đúng mức để cải thiện tình hình GT.” Kết quả phân tích cũng cho thấy 88% khách thể lựa chọn phương án 1a1 nhận thức rõ nét tầm quan trọng của các hoạt động tuyên truyền, phổ biến LGTĐB, “nếu không có những hoạt động này, tình trạng GT Thủ Đô sẽ ngày càng xấu đi, nạn ùn tắc, vi phạm LGTĐB và gia tăng TNGT. Cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của các hoạt động này”, ĐTB là 3,88, tỉ lệ người dân hoàn toàn đồng ý với ý kiến này là 43%.
Như vậy, có thể thấy các HĐTTLGTĐB trên địa bàn Hà Nội đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tham gia GT; đem lại hiệu quả tâm lý tích cực, một bộ phận không nhỏ người dân Hà Nội ý thức rất rõ vai trò quan trọng của hoạt động này trong việc góp phần làm giảm ùn tắc, TNGT.
Ở câu hỏi 1b, khi tìm hiểu nhận thức của người dân về đối tượng của HĐTTLGTĐB ở Hà Nội, chúng tôi nhận thấy người dân Hà Nội đã nhận thức rất tốt đối tượng của HĐTTLGTĐB là toàn bộ người tham gia GT trên đường phố Hà Nội với ĐTB là 4,29.
Bên cạnh tỉ lệ 57% khách thể hoàn toàn đồng ý rằng “toàn bộ người dân tham gia GT trên đường phố Hà Nội” (1b1) cần được tuyên truyền, phổ biến LGTĐB, 55% khách thể đặc biệt chú trọng việc phổ biến LGTĐB cho các đối tượng điều khiển ô tô, xe máy (1b4); 51% khách thể hoàn toàn đồng ý chú trọng tới đối tượng là học sinh, sinh viên (1b3) và 48% khách thể được hỏi cho rằng cần chú trọng tuyên truyền tới cán bộ, công nhân viên chức, người lao động (1b2). 2 nhóm đối tượng 1b2 và 1b3 cũng chính là 2 nhóm đối tượng mà Sở GTVT Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các cấp, các ngành đặc biệt chú trọng tới trong các hoạt động tuyên truyền các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT trong “Năm ATGT 2012”. Ngoài ra, 47% người dân được hỏi cũng hoàn toàn đồng ý rằng cần phổ biến các
thông tin ATGT cho các đối tượng “người nhập cư, người nước ngoài, khách du lịch tham gia GT trên địa bàn thành phố Hà Nội” để đảm bảo GT được thông suốt, an toàn và hiệu quả. 3.2.1.2 Chú ý của người dân Hà Nội tới HĐTTLGTĐB
Chú ý là phản ứng tâm lý đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức, lĩnh hội thông điệp ATGT của người dân. Ở câu 8a, qua việc tìm hiểu hành động của người dân khi tiếp xúc với các HĐTTLGTĐB, chúng tôi tìm hiểu mức độ quan tâm, chú ý của các khách thể đối với các hoạt động này.
Kết quả cho thấy, chú ý của người dân Hà Nội đối với HĐTTLGTĐB ở mức độ trung bình, ĐTB chung là 3,14 cho thấy mức độ chú ý phổ biến nhất, được ghi nhận bởi 97% khách thể đã lựa chọn phương án 8a2, thể hiện sự “chú ý” có chọn lọc, “thường chỉ chú ý đến hình ảnh hoặc nội dung thông điệp”; ĐTB của phương án này là 3,38. Ngoài ra, phương án 8a3 “cố gắng nắm bắt những thông tin chính” được 95% người dân được hỏi lựa chọn mình, có ĐTB cao nhất - 3,49, thể hiện mức độ chú ý thường xuyên/ ổn định nhất; biểu hiện mức độ nửa chú ý, nửa không chú ý của người dân. 95% khách thể đã lựa chọ phương án 8a1 thể hiện sự chú ý cao độ khi tiếp cận với các hoạt động truyền thông ATGT; ĐTB của nhóm khách thể này là 3,17; tỉ lệ người dân rất thường xuyên tập trung hoàn toàn, theo dõi trọn vẹn HĐTTLGTĐB là 15%. ( Bảng kết quả tại phụ lục 3)
3.2.1.3 Nhận thức của người dân Hà Nội đối với sản phẩm truyền hình, panô, áp phích, BQC mang thông điệp ATGT
Nhằm tìm hiểu nhận thức của người tham gia GT đối với các sản phẩm truyền thông trên truyền hình; panô, áp phích và BQC cụ thể, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi 10. Phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhận thức của người dân Hà Nội đối với các chương trình truyền hình truyền thông ATGT ở mức độ trung bình (ĐTB chung là 3,02). Chương trình ATGT “Tôi yêu Việt Nam” được người dân nhận thức tốt nhất với ĐTB là 3,65, có tới 97%
khách thể thường xuyên quan tâm, theo dõi chương trình . Các mẫu panô, áp phích và BQC được người dân quan tâm, theo dõi nhiều hơn với ĐTB chung là 3,56; trong đó, mẫu quảng cáo “Đã uống uống rượu, bia thì không lái xe” 10b2, có ĐTB là 3,69, nhận được sự quan tâm, nhận thức ở mức tốt hơn cả.
Phỏng vấn sâu một số khách thể nhằm tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, chúng tôi được biết, "Tôi yêu Việt Nam" là một chương trình truyền thông ATGT, liên tục được phát sóng trên truyền hình từ năm 2004, qua mỗi năm, chương trình luôn có những thay đổi mới mẻ, hấp dẫn. Mỗi một tập phim trong chương trình được xây dựng trên những tình huống GT, qua đó chuyển tải một bài học GT. Không ngừng đổi mới về cách đặt vấn đề, sử dụng người dẫn là hoa hậu, ca sỹ, người nổi tiếng, nhân vật là người nước ngoài…chương trình còn lôi cuốn khán giả tham gia qua hình thức trả lời câu hỏi về tình huống GT đã được phát trong chương trình. Đa phần người được phỏng vấn bày tỏ quan tâm, yêu thích đối với chương trình cho rằng chương trình phát sóng trên kênh truyền hình Quốc gia, vào giờ vàng mỗi ngày thứ 7 nên thuận tiện đón xem. Thêm nữa “cách đặt vấn đề nhẹ nhàng”, “tình huống cụ thể”, “bài học thực tế” cũng khiến cho với nhiều người việc đón xem chương trình này đã là một thói quen. Ngoài ra, với một số khách thể thì “bài hát nhạc hiệu của chương trình rất hay và ý nghĩa”. Một vài khách thể rất thiện cảm với tên gọi cũng là slogan của chương trình “Tôi yêu Việt Nam” vì “tinh thần người Việt Nam”, “vừa thấy tự hào, vừa cảm thấy cần có trách nhiệm tham gia GT an toàn” .
Phiên bản năm 2010 của “Tôi yêu Việt Nam” có tựa đề “Tiểu thư giao thông”, mục tiêu thu hút sự quan tâm chú ý của đối tượng thanh - thiếu niên, chuẩn bị tham gia GT bằng các phương tiện cơ giới, phát huy tác dụng cung cấp thông tin và định hướng ý thức tuân thủ Luật GT cho các bạn trẻ ở lứa tuổi này. Chương trình này đã nhận được sự quan tâm của 82% khách thể; 24% trong số họ cho biết mình đã rất quan tâm, theo dõi chương trình. Ở vị trí thứ 2, với 89% khách thể cho biết sự quan tâm đối với TVC “Hãy đội MBH. Đừng ngụy
biện” - đoạn phim ngắn tuyên truyền đội MBH do Quỹ Phòng Chống Thương Vong Châu Á kết hợp cùng UBATGTQG, nhóm khuyến khích đội MBH được phát trên sóng truyền hình quốc gia từ tháng 6/ 2007. TVC này đã tạo ra một làn sóng ảnh hưởng rộng rãi trên toàn quốc. Lấy tông màu trắng, đen làm chủ đạo, cách chuyển tải thông tin hết sức giản đơn, đi thẳng vào vấn đề, những hình ảnh hậu quả TNGT chân thực đến rợn người... Quan trọng hơn hết, người làm phim đã hoàn toàn thấu hiểu một cách chính xác nét tâm lý “ngụy biện”, sâu xa, tiềm ẩn của người dân Việt Nam – những lí do khiến họ không thích đội MBH: cô gái trẻ sợ MBH làm mất đi vẻ đẹp của mái tóc; chàng trai cho rằng đội MBH mất đi vẻ phong trần; một bác trung niên thì cho rằng MBH là không cần thiết; và tiếng nói trong trẻo của bé gái “vì mẹ có bao giờ đội mũ đâu”... Những suy nghĩ và quan điểm này, đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ngoài ra, phần nhạc nền trong TVC cũng đã được xử lý hết sức xuất sắc, rất sâu lắng và cảm động. TVC đã rung động trái tim của người xem, khơi dậy được những giác quan khó lay động nhất, lên tới mức ám ảnh. Mặc dù vì trở ngại kinh phí quảng cáo, hiện nay TVC này không còn được chiếu trên truyền hình nhưng vẫn có 39%. người dân được hỏi rất quan tâm đến TVC này. Khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi được người dân giải thích lí do quan tâm và ghi nhớ TVC này dù nó không còn được phát hàng ngày trên truyền hình là vì “những hình ảnh tai nạn thảm khốc đã ám ảnh tôi”; “ tôi cảm thấy lo sợ TNGT, luôn đội MBH để phòng tránh”; “đoạn phim thực sự xúc động”; “nhạc phim rất hay”…
Mang thông điệp “chung sức, chung lòng, chung niềm hạnh phúc”, “Chung sức” là một chương trình truyền hình thực tế tương tác mới về ATGT chính thức lên sóng truyền hình vào 7h50’, mỗi sáng Chủ Nhật, từ tháng 9/ 2012, bước đầu đã nhận được sự quan tâm, chú ý của người dân. Thông qua hình thức tiểu phẩm hài với sự xuất hiện của nhân vật Táo Giao thông (do nghệ sĩ Chí Trung thể hiện) đi vi hành dưới hạ giới, du kí mọi nẻo đường để phản ánh thực trạng GT và ý thức tham gia GT của người dân. Có 86% khách thể biết đến
kết quả phỏng vấn sâu với một vài khách thể, sở dĩ chương trình hấp dẫn người xem vì nó không chỉ tuyên truyền những nét đẹp trong văn hóa GT tới cộng đồng mà còn “phản ánh những hành vi, ý thức làm ảnh hưởng xấu tới GT một cách hóm hỉnh”, “hài hước nhưng ý nghĩa sâu sắc”.
Chương trình thông tin tổng hợp, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự ATGT các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không “Trên từng cây số" với thông điệp “ATGT, hãy không ngoài cuộc” lên sóng một số mỗi tuần trên kênh truyền hình VTV3 từ năm 2008, được 83% người dân quan tâm, chú ý; trong đó, 42% khách thể quan tâm nhiều đến chương trình. Ở câu 10b, chúng tôi đưa ra 4 hình ảnh được sử dụng phổ biến trong các panô, áp phích, BQC tuyên truyền nội dung đội MBH cho trẻ em (10b1); “uống có trách nhiệm” (10b2); “Hãy đội MBH. Đừng ngụy biện” (10b3); lái xe đúng tốc độ (10b4); yêu cầu các khách thể cho biết mức độ quan tâm và đưa ra thông điệp của những mẫu quảng cáo tuyên truyền ATGT này. Kết quả thu được cho thấy mẫu quảng cáo mang nội dung “ không uống rượu bia khi tham gia GT” thu hút được sự chú ý của 89% người tham gia GT, trong đó tỉ lệ khách thể “rất quan tâm” là 40%.
Hình 3.1: Mẫu quảng cáo “ Đã uống rượu bia – không được lái xe”
Đây là một trong 3 mẫu BQC của chương trình "Đã uống rượu, bia - Không lái xe" do UBATGTQG phối hợp với công ty TTHH Nhà máy Bia Việt Nam, thực hiện từ tháng
9/2012, nhằm mục đích chuyển tải một thông điệp nhất quán, trực tiếp đến người đi xe máy - đối tượng chính liên quan đến các TNGT do lạm dụng bia, rượu. Với thông điệp được thể hiện súc tích, rõ ràng, trực tiếp; hình ảnh được trình bày đơn giản, trực quan tay lái của người đi xe máy, trong gương là hình ảnh một gia đình trẻ hạnh phúc, đi kèm với logo của chương trình, mẫu quảng cáo này đã chuyển tải được nội dung thông điệp “uống có trách nhiệm” tới đông đảo khách thể, 73% người dân tham gia GT được hỏi đã nhận thức đúng thông điệp mà mẫu quảng cáo này mang tới.
Hình 3.2: Mẫu quảng cáo "Tất cả chỉ là ngụy biện. Hãy đội MBH" bằng tiếng Anh và tiếng Việt
Trong giai đoạn I (từ tháng 4/2007 đến 10/2007) của chiến dịch ATGT “Hãy đội MBH. Đừng ngụy biện”, các nhà truyền thông đã thiết kế những mẫu poster quảng cáo được bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Trong bảng khảo sát của mình, chúng tôi sử dụng mẫu quảng cáo bằng tiếng Anh nhằm kiểm chứng mức độ nhận biết và ghi nhớ hình ảnh, thông điệp ở các khách thể. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, mẫu quảng cáo này đã thu hút được sự quan tâm của 86% khách thể, tỉ lệ “rất quan tâm” là 35%. Mặc dù vậy, chỉ có 37% khách thể nhận thức hoàn toàn chính xác thông điệp mà mẫu quảng cáo muốn chuyển tải . Trong số 126 người nhận thức chưa đầy đủ về thông điệp của mẫu quảng cáo này, 24 khách
thể vốn không quan tâm đến mẫu quảng cáo, nhưng cũng có 32 người đã bày tỏ sự quan tâm và 26 người quan tâm sâu sắc tới hình ảnh truyền thông này. Phần lớn khách thể ghi nhận những thông điệp chung chung, như “hậu quả của TNGT”; “người bị chấn thương sọ não vì TNGT” hay “ hãy chấp hành Luật GT, đừng để bị tai nạn như thế này”… Chúng tôi cho rằng, chính rào cản về ngôn ngữ thể hiện đã hạn chế sự nhận thức đúng đắn thông điệp của người dân. Điều này cũng cho thấy, mức độ ghi nhớ thông điệp, hình ảnh của chiến dịch truyền thông này chưa thực sự sâu sắc.
Trong số 84% khách thể bày tỏ sự quan tâm đối với mẫu quảng cáo “Hãy nghĩ và giảm tốc độ” 10b4, lượng khách thể “quan tâm” và “rất quan tâm” chiếm tỉ lệ lần lượt là 20% và 33%. Mẫu quảng cáo được trình bày đơn giản, màu sắc nổi bật với hình ảnh mờ của đồng hồ chỉ tốc độ và 3 mức độ va chạm có thể xảy đến với từng mức độ mà người lái xe vi phạm; thông điệp “Hãy nghĩ!!! Và giảm tốc độ” ngắn gọn, hiệu quả. Nhờ đó, 62% người dân được hỏi đã nhận thức hoàn toàn đúng đắn thông điệp ATGT này. Mặc dù “không quan tâm” nhưng 12 khách thể đã nhận thức hoàn toàn chính xác thông điệp. Qua đây, một lần nữa chúng ta nhận thấy hiệu quả mạnh mẽ của những thông điệp ngắn gọn, súc tích và hình ảnh trực quan đối với nhận thức của người dân.
Chiến dịch Vận động Cộng đồng Kêu gọi đội MBH cho trẻ em giai đoạn 2 được phát động vào tháng 2/2009 với mục đích xoá bỏ những nhận thức sai lầm khiến phụ huynh không đội MBH cho trẻ em, làm tăng tỉ lệ sử dụng MBH cũng như nâng cao kiến thức về ATGT trên khắp Việt Nam, giảm số lượng tử vong do TNGT gây ra và làm thay đổi thái độ về an toàn đường bộ, đặc biệt trong đối tượng trẻ em và các bậc phụ huynh.. 5 năm trôi qua kể từ khi sản phẩm truyền thông đầu tiên về việc đội MBH thực sự đến với đông đảo người dân qua các kênh truyền thông đại chúng, theo báo cáo của UBATGTQG, tỉ lệ người lớn đội MBH đã đạt con số 90%. Nhưng giờ đây, vấn đề an toàn cho trẻ em lại là một thách thức mới khi các điều tra cho hay, tỷ lệ đội MBH trẻ em tại thủ đô Hà Nội đặc biệt thấp - chỉ 21%.
Chúng tôi đã đưa ra mẫu truyền thông ATGT “đội MBH cho trẻ em” năm 2007, sử dụng hình ảnh người nổi tiếng là ca sĩ Mỹ Linh cùng 2 con gái đội MBH nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân. Kết quả cho thấy, mẫu quảng cáo này đã nhận được sự quan tâm của 86% khách thể, trong đó 22% khách thể là những người thường xuyên tiếp xúc với các nội dung truyền thông về việc đội MBH cho trẻ em từ 6 tuổi khi tham gia GT (c3a2).
Hình 3.3: Mẫu quảng cáo “Hãy đội MBH cho trẻ em” năm 2007 và năm 2012