Lý luận hoạt động truyền thông Luật Giao thông đƣờng bộ:

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Trang 29 - 45)

1.3.1: Khái niệm Luật Giao thông đường bộ:

Là hệ thống các phép tắc lề lối do Quốc hội qui định và được Nhà nước ban hành cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động sử dụng công trình giao thông đường bộ và giao thông đô thị nhằm đảm bảo an toàn về người, phương tiện và tài sản của Nhà nước và nhân dân trong quá trình tham gia giao thông. [1]

1.3.2: Khái niệm hoạt động truyền thông Luật giao thông đường bộ:

Trong lĩnh vực tâm lý học, HĐTTLGTĐB được chúng tôi hiểu hiểu là: các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo với mục đích giáo dục, nhằm phổ biến kiến thức an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành LGTĐB cho người dân, giảm thiểu TNGT.

Truyền thông LGTĐB là một hoạt động vì lợi ích quốc gia, trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo giục LGTĐB đã được quy định rõ tại điều 6 và 7 của LGTĐB năm 2008. UBATGTQG có nhiệm vụ định hướng và xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm TTATGT để các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Do đó, chủ thể của hoạt động này rất đa dạng, đó là các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, đơn vị hoặc cá nhân thực hiện vai trò cung cấp, chuyển tải thông tin, kiến thức ATGT đến người dân [1]. Những thông tin, kiến thức, luật lệ ATGT được “mã hóa” thành các “thông điệp”, được chuyển tải dưới nhiều hình thức: tin bài, phóng sự, ảnh, phim quảng cáo, tiểu phẩm, panô, áp phích, BQC…và được “truyền đạt” theo các hình thức gián tiếp qua các “kênh” là các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc truyền thông trực tiếp thông qua các cá nhân đến khách thể là những người dân nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của họ, giúp nâng cao ý thức chấp hành LGTĐB, giảm thiểu TNGT. Về phía “khách thể”, toàn bộ đặc điểm tâm lý nhân cách của họ - điển hình là những đặc điểm tâm lý nhân cách cơ bản: chú ý, tri giác, trí nhớ, xúc cảm… đóng vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội và ghi nhớ thông điệp truyền thông LGTĐB. Đồng thời, khi tiếp nhận thông điệp truyền thông LGTĐB, người dân cũng nảy sinh những phản ánh tâm lý “phản hồi”: nhận thức, thái độ, cảm xúc, hành vi… giúp các nhà hoạt động truyền thông điều chỉnh hình thức, nội dung, kênh truyền thông để đảm bảo hiệu quả của hoạt động.

Từ quan điểm cá nhân, chúng tôi cho rằng người dân tiếp thu một cách có chọn lọc nội dung truyền thông ATGT; thái độ và xúc cảm của người dân khi nảy sinh khi lĩnh hội nội dung thông điệp, hình ảnh mang thông tin giáo dục ATGT có ý nghĩa to lớn trong hiệu quả ghi nhớ và điều chỉnh hành vi khi tham gia GT của người dân. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, quan sát các HĐTTLGTĐB địa bàn Hà Nội, chúng tôi ghi nhận nhiều yếu tố gây nhiễu và làm ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội thông điệp truyền thông của người dân. Có thể

tần suất nhắc lại thông điệp truyền thông... Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy, mặc dù HĐTTLGTĐB được tiến hành rộng rãi trên các kênh, tuy nhiên ở hình thức truyền thông gián tiếp, sự phản hồi của người dân đối với các hoạt động này chưa được chú ý. Nói cách khác, HĐTTLGTĐB vẫn còn mang nặng tính tuyên truyền, một chiều.

1.3.3 Đặc điểm của một số phương tiện truyền thông LGTĐB:

1.3.3.1 Đài truyền hình:

Đây là hình thức truyền thông phổ biến nhất hiện nay, thông qua các tin, phóng sự, phim quảng cáo, phim truyện, chương trình trò chơi... chứa đựng hình ảnh, thông điệp truyền thông ATGT. Để đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí qua truyền hình, hệ thống truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số đã khá phổ biến tại Việt Nam, cho phép người xem chọn rất nhiều kênh khác nhau với đủ loại chương trình tin tức, thời sự, tài liệu và phim ảnh, âm nhạc... Đặc biệt các chương trình gameshow - “trò chơi trí tuệ” rất hấp dẫn người xem bởi những món tiền thưởng hậu hĩnh và cơ hội thể hiện bản thân. Các chương trình phim truyện trong nước và ngoài nước ở tất cả các thể loại cùng nhiều chương trình kịch ngắn, thể thao, văn hóa, ca nhạc cũng được nâng cao chất lượng hơn và có nhiều người ưa thích.

Theo số liệu TNS Media Việt Nam thống kê được vào năm 2008, bình quân một người dân Hà Nội dành 209,6 phút/ ngày để xem truyền hình, trong khi số phút trung bình mà họ dành cho báo chí là 22,9 phút/ ngày; cho tạp chí là 22,4phút/ ngày và internet là 40 phút. Như vậy, có thể thấy, dù nhiều phương tiện truyền thông di động mới xuất hiện nhưng truyền hình vẫn là phương tiện truyền thông truyền thống được chú ý đón xem nhiều nhất. HĐTTLGTĐB trên truyền hình kết hợp được cả âm thanh, hình ảnh, màu sắc... trong việc truyền đạt thông điệp truyền thông LGTĐB trong các phim quảng cáo, phóng sự, tiểu phẩm, tình huống hoặc chương trình hướng dẫn lái xe an toàn...do đó tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn và ấn tượng mạnh ở người xem. Bên cạnh đó, truyền hình còn có phạm vi tác động rộng lớn; tính năng động, sáng tạo lớn và sức tác động mạnh. Bởi vậy, truyền hình là phương tiện

truyền thông có hiệu quả cao nhất trong các phương tiện truyền thông được sử dụng hiện nay. Thời gian gần đây, với sự xuất hiện của các chương trình truyền hình tương tác đã tạo ra sức hấp dẫn mới, kết nối với khán giả: khán giả có thể nhắn tin trả lời câu hỏi trong chương trình phổ biến kiến thức về ATGT và có cơ hội nhận được giải thưởng của chương trình. Những tiến bộ của công nghệ đã, đang cho phép tăng cường tương tác nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi để khán giả và những người làm truyền thông sát cánh bên những chương trình truyền hình hấp dẫn và thiết thực hơn.

Hình 1.1: HĐTTLGTĐB trên truyền hình - Hướng dẫn trẻ em đội MBH đúng cách

Tuy nhiên, truyền thông LGTĐB trên truyền hình bị hạn chế bởi thời gian, địa điểm, thiết bị và điều kiện, chi phí sản xuất và phát sóng lớn. Chưa kể đến các chương trình xã hội hóa, kết hợp giữa đài truyền hình và các doanh nghiệp tài trợ khiến nội dung chương trình ít nhiều mang mục đích thương mại, ảnh hưởng đến sự khách quan, nội dung, hình thức thể hiện...Bên cạnh đó, vì truyền hình là hình thức truyền thông cho mọi nhà nên tính chọn lọc, phân khúc khán giả thấp. Ngoài ra, với sự gia tăng số lượng đài truyền hình, kênh phát sóng, chương trình của các đài truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp trung ương và địa phương nên người xem ngày càng dễ dàng trong việc chủ động lựa chọn chương trình. Bởi vậy, để đến được với người dân, các sản phẩm truyền thông mang thông điệp giáo dục LGTĐB cần được phát sóng trên các kênh truyền hình quốc gia VTV1, VTV3; kênh truyền hình cáp được

các sản phẩm truyền thông ATGT cần được thể hiện một cách hấp dẫn, lôi cuốn sáng tạo, đem lại những rung cảm mạnh mẽ ở người xem. Thời điểm phát sóng cũng đóng vai trò quan trọng, vào các ngày cuối tuần, trong những “khung giờ vàng” hoặc xen kẽ với các gameshow mang tính kiến thức xã hội được nhiều người quan tâm như: “Ai là triệu phú”, “Đối mặt”, “Đường lên đỉnh Olypia”, “Đuổi hình bắt chữ”… hay quảng cáo trên các kênh truyền hình cáp được nhiều khán giả đón xem HBO, StarWorld, StarMovie...cũng giúp thông điệp truyền thông LGTĐB đến với nhiều người dân hơn.

1.3.3.2 Đặc điểm của một số phương tiện khác: - Đài phát thanh:

Ưu điểm của phương thức truyền thông này là có tốc độ nhanh, kịp thời; không gian truyền thông rộng lớn; tính trực tiếp mạnh, chi phí thấp và tính linh hoạt, tính hiệu quả tương đối cao. Đây là một kênh truyền thông phổ biến và tương đối hiệu quả đối với những người dân tham gia GT bằng phương tiện ô tô. Đối với nhiều lái xe việc đón nghe những thông tin GT, kiến thức ATGT; tham gia gọi điện tới các chương trình phát thanh tương tác về ATGT trên sóng phát thanh VOV Giao thông, đặc biệt là trong giờ cao điểm đã trở thành một thói quen hàng ngày. Hạn chế của hình thức truyền thông này là không có hình ảnh và màu sắc, lượng khán giả trong phân khúc không nhiều, mẫu truyền thông không nổi bật.

- Panô, áp phích, BQC

Việc chuyển tải thông điệp truyền thông thông qua hình ảnh, chữ viết, màu sắc trên các phương tiện như panô, áp phích, khẩu hiệu...cũng là các hình thức truyền thông LGTĐB tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay, góp phần chuyển tải thông tin tới người dân với chi phí thấp và hiệu quả tương đối đáng kể. Các panô, áp phích, BQC mang thông điệp ATGT thường được đặt ở các cửa ngõ Thủ đô, các nút GT trọng điểm; trường học, bệnh viện… Tuy nhiên, nếu so với các áp phích, BQC thương mại xuất hiện phổ biến trên các tuyến phố thủ

đô, số lượng panô, BQC ATGT chiếm tỉ lệ khá ít, cũng như hình thức trình bày chưa trực quan và sinh động bằng. Thêm nữa, do được trưng bày ngoài trời, trên các đường phố, chưa được quan tâm bảo trì… nên độ bền và chất lượng hình ảnh, thông điệp phổ biến LGTĐB này thường dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, ngoại cảnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiếp nhận thông điệp truyền thông của người dân.

- Báo và tạp chí:

Tính ưu việt của hình thức truyền thông này thể hiện ở tính thời sự, thâm nhập quần chúng với độ tin cậy lớn, hiệu tính sáng tạo, năng động cao. Tuy vậy, thời gian sống của thông tin truyền thông ATGT được phản ánh trên các báo và tạp chí không kéo dài, thông tin truyền thông trên báo đa dạng, chất lượng hình ảnh của báo chí kém hơn nhiều so với tạp chí nên khó gây được sự chú ý của người xem. Mặc dù tạp chí có thể chọn lọc và phân khúc đối tượng tiếp cận nhưng có những hạn chế do chi phí sản xuất của tạp chí lớn, thời gian chuẩn bị lâu do đó thông tin không mang nhiều tính thời sự.

-Internet

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, các mạng xã hội và các phương tiện không dây, internet đang trở thành một trong những phương tiện truyền thông ATGT đem lại hiệu quả mạnh mẽ, góp phần mang lại thông tin truyền thông LGTĐB đến đông đảo người xem một cách nhanh chóng, trên diện rộng, chi tiết, ấn tượng về cách thể hiện nội dung qua màu sắc, âm thanh, hình ảnh... Tuy nhiên, chính tính đa dạng và phong phú ảnh hưởng đến độ tin cậy, tính chính xác cũng như hạn chế về phân khúc đối tượng người xem.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng truyền thông LGTĐB trên các phương tiện truyền hình; panô, áp phích, BQC trên địa bàn Hà Nội, từ đó chỉ ra những tác động tâm lý của các hoạt động này tới nhận thức, xúc cảm, thái độ và hành vi chấp hành LGTĐB của người dân Thủ đô.

1.3.4 Một số cơ chế tâm lý xã hội trong HĐTTLGTĐB:

HĐTTLGTĐB là một quá trình tương tác xã hội do đó các cơ chế tâm lý xã hội cũng có vai trò quan trọng hoạt động này, ảnh hưởng đến việc lĩnh hội thông điệp truyền thông LGTĐB ở người dân:

- Ám thị: là tác động một cách trực tiếp của người truyền tin, nguồn tin về LGTĐB đối với

cá nhân hoặc nhóm người dân. Đó là khả năng tiếp nhận thông tin của chủ thể tham gia GT dựa trên uy tín của nguồn thông tin mà không cần phải chứng minh. Mức độ ám thị về LGTĐB đối với người dân phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi, giới tính, trình độ cũng như môt trường hoạt động của cá nhân đó.

Bằng nhiều thực nghiệm, các nhà tâm lý học đã khằng định rằng: việc nhắc lại thông điệp, số lần phát tin/ các chương trình truyền thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra ám thị ở người nhận tin. Trước hết, nội dung tuyên truyền cần rõ ràng, dễ hiểu. Cần lưu ý đến các yếu tố có thể gây ra trạng thái ám thị ở người dân để nâng cao hiệu quả của HĐTTLGTĐB: sử dụng người tuyên truyền là người có uy tín, địa vị cao, ảnh hưởng lớn đối với đối tượng truyền thông, ví dụ: cảnh sát giao thông, bác sỹ, lãnh đạo doanh nghiệp, ca sỹ/ diễn viên/ vận động viên nổi tiếng…; tạo ra môi trường và tình huống truyền thông phù hợp, thường xuyên nhắc lại thông điệp (bản tin, phóng sự…phát sóng hàng ngày/ hàng tuần, nhắc lại nội dung trong nhiều chương trình); nắm được đặc điểm tâm – sinh lý của nhóm người dân nhận thông tin tuyên truyền: thói quen xem truyền hình, thói quen/ phương tiện khi tham gia giao thông…; cải tiến cách thức, nội dung và hình thức truyền đạt một cách mới lạ, phù hợp, hiệu quả.

-Lây lan: Lây lan tâm lý là một dạng ảnh hưởng xã hội, gắn liền với một trạng thái xúc cảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cụ thể mà cá nhân trong trường hợp đó không nhận thức thông tin một cách có ý thức mà như là bị tiêm nhiễm. Ví dụ, mẫu tranh quảng cáo của chiến dịch “đội MBH cho trẻ em”, hình ảnh nữ ca sĩ Mỹ Linh đội MBH cho con gái của mình, có thể tạo được sự lây lan ý thức tới các

bậc phụ huynh về việc đội MBH để bảo vệ cho thiên thần nhỏ của mình. Những thành viên trong gia đình, khu phố, nơi làm việc gương mẫu chấp hành LGTĐB cũng có thể tạo nên hiệu ứng lây lan cho các cá nhân khác.

- Bắt chước: Bắt chước là cơ chế, quy luật tâm lý giữa con người với con người trong xã hội,

là động lực quyết định sự tiến bộ của cá nhân và sự phát triển của xã hội. “Bắt chước không chỉ đơn giản là tiếp nhận các đặc điểm hành vi bề ngoài của một người nào đó, mà còn tái tạo các đường nét bên trong và các khuôn mẫu hành vi của họ”. Do đó, trong HĐTTLGTĐB, cơ chế này đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là trong công tác giáo dục, tuyên truyền LGTĐB cho trẻ em, học sinh, thanh thiếu niên.

Tóm lại, theo quan điểm của chúng tôi, để HĐTTLGTĐB trên truyền hình; panô- áp phích, BQC có hiệu quả thì trước hết các nhà truyền thông cần nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của các khách thể, của các phương tiện truyền thông này. Trên cơ sở kết quả đã thu được, thiết kế các chương trình truyền thông thể hiện rõ ràng nội dung, thông điệp truyền thông, sử dụng hình ảnh, các câu chuyện ATGT, xây dựng các phóng sự về TNGT trên những hình ảnh có thật, hoặc các hồ sơ vụ TNGT do vi phạm LGTĐB...tạo nên những xúc cảm mạnh mẽ, thu hút được sự chú ý của người dân, tạo hiệu quả ghi nhớ, cảnh tỉnh và điều chỉnh hành vi của họ khi tham gia GT, góp phần làm giảm thiểu TNGT. Cần tăng cường chuyển tải các thông điệp truyền thông trong các chương trình gameshow, các chương trình trong khung giờ vàng, kênh truyền hình cáp quốc tế được nhiều người quan tâm, xây dựng các chương trình truyền hình về ATGT có tính tương tác cao để người dân có thể tham gia.

1.3.5 HĐTTLGTĐB tại thủ đô Hà Nội:

1.3.5.1 Luật GT đường bộ 2008.

So với LGTĐB được Quốc hội phê duyệt ngày 29/6/2001, LGTĐB được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 có rất nhiều điểm

mới quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của người dân khi tham gia GT, góp phần nâng cao ý thức chấp hành LGTĐB, giảm thiểu TNGT.

Nhằm kiểm soát chặt hơn đối với người uống bia, rượu tham gia GT, luật quy định cấm người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn; cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở; cấm điều khiển phương tiện GT

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Trang 29 - 45)