hợp đối với bướm SĐT Conogethes punctiferalis trên vườn sầu riêng tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
Mục đích thí nghiệm: đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính tổng hợp đối với SĐT C. punctiferalis trên sầu riêng tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. So sánh hiệu quả làm giảm tỉ lệ trái bị hại của biện pháp này đối với biện pháp xử lý thuốc theo nông dân.
Thời gian thí nghiệm: thí nghiệm được thực hiện trong 3 tháng từ 21/04/2012 đến 21/07/2012 (từ khi đậu trái đến khi trái chín).
Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành đồng thời trên 2 giống sầu riêng Khổ Qua Xanh và Cơm Vàng Hạt Lép tại địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Cách tiến hành: thí nghiệm được bố trí trên 2 giống sầu riêng (Khổ Qua Xanh và Cơm Vàng Hạt Lép). Trên mỗi giống ta chọn 1 vườn phòng trị và 2 vườn đối chứng được trình bày chi tiết trong Bảng 2.3.
- Vườn phòng trị: trên 2 vườn phòng trị của 2 giống, đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp với mật độ 15 bẫy/1.000 m2 ở giai đoạn cây đang trong thời kỳ rụng cánh hoa. Mỗi bẫy đặt một mồi pheromone chứa hỗn hợp E10-16:Ald và Z10- 16:Ald ở tỉ lệ 9:1 với nồng độ 1 mg/tuýp. Mồi được đặt ngay giữa tấm dính (Hình 2.1 A), và được thay mới 6 tuần/lần, bẫy được treo đều trên vườn ở nơi râm mát và thông thoáng với độ cao khoảng giữa cây sầu riêng (Hình 2.3 B).
- Vườn đối chứng: trên mỗi giống sầu riêng chọn 2 vườn tương ứng với thời gian ra hoa và đậu trái của vườn phòng trị gồm 1 vườn phun thuốc theo tập quán nông dân (nghiệm thức C-2 và nghiệm thức D-2) và vườn còn lại không sử dụng thuốc BVTV (nghiệm thức C-3 và nghiệm thức D-3). Trên 2 vườn này sẽ được đặt 3 bẫy pheromone tổng hợp để theo dõi mật số bướm trên vườn. Ngoài ra, tình hình canh tác chăm sóc vườn như: tỉa cành, xử lý ra hoa, bón phân, tỉa trái, phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ côn trùng và bênh hại,… cũng được ghi nhận.
Bảng 2.3 Các nghiệm thức của thí nghiệm phòng trị trên các vườn sầu riêng tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long Giống Nghiệm thức Diện tích (m2) Tuổi cây (năm) Số cây trên vườn (cây) Hình thức xử lý Khổ Qua Xanh
C-1 1.000 20 17 Không phun thuốc BVTV + 15
bẫy pheromone (1 mg/túyp)
C-2 3.000 14 19 Không phun thuốc BVTV + 3
bẫy pheromone
C-3 2.000 15 35 Phun thuốc BVTV + 3 bẫy
pheromone
Cơm Vàng Hạt Lép
D-1 1.000 8 21 Không phun thuốc BVTV + 15
bẫy pheromone (1 mg/túyp)
D-2 3.000 8 24 Không phun thuốc BVTV + 3
bẫy pheromone
D-3 4.000 14 38 Phun thuốc BVTV + 3 bẫy
pheromone
- Nghiệm thức C-1 và D-1 được đặt 15 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) rãi đều trên diện tích 1.000 m2 của vườn. Vườn hoàn toàn không phun thuốc BVTV trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.
- Nghiệm thức C-2 và D-2 được đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) và hoàn toàn không phun thuốc BVTV trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.
- Nghiệm thức C-3 được xử lý thuốc BVTV theo cách của nông dân với các loại thuốc được sử dụng là Basudin 10H rải gốc khi ra đọt non, phun 1 lần thuốc Reasgant 3.6EC (Abamectin) giai đoạn trái bằng cái chén (2 tháng sau khi đậu trái). Đồng thời trên mỗi vườn được đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp).
- Nghiệm thức D-3 được xử lý thuốc BVTV theo cách của nông dân với thuốc Busudin 10H rải gốc định kỳ 1 lần/tháng, phun thuốc định kỳ 15 - 20 ngày/lần ( phun 4 lần/vụ trái) với các loại thuốc Regent 5SD (Fipronin), Fastac 5FC (Alpha cypemethrin), Aba thai 3,6EC (Abamectin). Đồng thời trên mỗi vườn được đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp).
Chỉ tiêu ghi nhận
- Bướm vào bẫy: quan sát và đếm số lượng bướm C. punctiferalis vào bẫy định kỳ 2 tuần/lần trong suốt thời gian thí nghiệm trên các vườn bố trí.
- Tỉ lệ gây hại: trên mỗi vườn thí nghiệm chọn 15 cây sầu riêng, quan sát và ghi nhận tỉ lệ trái sầu riêng bị hại trên tổng số trái trên cây định kỳ 2 tuần/lần trong suốt thời gian thí nghiệm. Tỉ lệ gây hại được tính theo công thức ở Mục 2.2.1.1.