PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả phòng trị sâu đục trái conogethes punctiferalis guenée (lepidoptera: pyralidae) bằng bẫy pheromone giới tính tổng hợp trên cây ổi và sầu riêng tại thành phố cần thơ và tỉnh vĩnh long (Trang 29)

2.1.1 Vật liệu thí nghiệm

Bẫy pheromone: bao gồm tấm dính có kích thước 27 cm x 30 cm và mái che Takeda Chemical Ind., Ltd. Osaka, Nhật Bản hoặc mái che tự làm ở Việt Nam. Mái che tự làm ở Việt Nam làm từ tấm nhựa xốp dày 2,5 mm.

Tuýp cao su non đường kính 8 mm (Aldrich Chemical Co. Ltd), tuýp cao su dẻo do Việt Nam sản xuất.

Dây nilon, máy chụp ảnh, giấy nhôm, băng keo, kéo, dây đồng mềm…

Hình 2.1 Các thành phần của bẫy pheromone giới tính tổng hợp A: Bẫy pheromone gồm mái che, tấm dính và mồi được đặt giữa tấm dính

B: Tuýp cao su non đường kính 8 mm (Aldrich Chemical Co. Ltd) C: Tuýp cao su dẻo do Việt Nam sản xuất

2.1.2 Hóa chất thí nghiệm

Dung môi n-hexane tinh khiết.

Hóa chất tổng hợp: các chất E10-16:Ald, Z10-16:Ald và E1015:Ald với độ tinh khiết >96% được cung cấp từ phòng thí nghiệm Phòng Trừ Sinh Học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD trường Đại học Cần Thơ.

2.1.3 Bẫy pheromone, tuýp quấy rối bắt cặp và cách treo bẫy

2.1.3.1 Mồi pheromone giới tính tổng hợp

Sau khi tinh lọc, hỗn hợp E10-16:Ald và Z10-16:Ald (tỉ lệ 9:1) được pha loãng trong n-hexane ở liều lượng 10 mg/ml (#10 µg/µl). Dùng các micro syginge có dung tích 25 và 100 microliter (µl) để rút dung dịch pha loãng ở các hàm lượng

tương ứng 1 mg/mồi pheromone rồi nhồi vào tuýp cao su (Aldrich Chemical Co. Ltd) hay tuýp cao su dẻo do Việt Nam sản xuất (Hình 2.1 BC).

2.1.3.2 Tuýp quấy rối bắt cặp

Tuýp quấy rối bắt cặp là tuýp cao su (Aldrich Chemical Co. Ltd) được lộn ngược đầu lại để tạo thành 1 vòng rãnh tròn. Hợp chất quấy rối E1015:Ald sẽ được nhồi vào vòng rãnh tròn của tuýp cao su với nồng độ là 5 mg/tuýp (Hình 2.2 A).

Hình 2.2 Tuýp quấy rối bắt cặp A: Vị trí nhồi E10-15:Ald; B: Tuýp quấy rối được thiết kế trước khi đem ra treo ngoài đồng

Sau khi nhồi xong, pheromone tổng hợp cũng như hợp chất quấy rối bắt cặp, các tuýp cao su được đặt vào tủ hút khoảng 10 phút để dung môi bay hơi. Sau đó, tuýp cao su, không thêm bất kỳ chất ổn định hay chất chống oxy hóa nào, được gói lại bằng giấy nhôm, dán nhãn và trữ trong điều kiện mát của tủ lạnh cho đến khi đưa ra sử dụng ngoài đồng.

2.1.3.3 Cách đặt bẫy

- Mồi pheromone được đặt vào giữa bẫy dính, bên trong mái che (Hình 2.1 A) để tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng, mưa, nước tưới hay thuốc BVTV ( ở những vườn xử lý phun thuốc theo nông dân). Bẫy được treo trong tán cây, ở độ cao khoảng từ giữa tán lá đến 2/3 tán lá của cây.

- Tuýp quấy rối bắt cặp được cố định bằng dây đồng (Cu) không rỉ để tránh bị nhiễm và được đặt vào bên trong 1/3 chai nhựa (chai nước ngọt sting) như (Hình 2.2). Sau đó tuýp cao su này sẽ được treo bên trong tán lá cây, ở độ cao từ giữa tán lá đến 2/3 tán lá của cây.

Mồi pheromone giới tính tổng hợp và tuýp quấy rối bắt cặp được thay mới 6 tuần/lần.

A

Vị trí nhồi chất quấy rối E10-15:Ald

Hình 2.3 Cách treo bẫy pheromone và tuýp quấy rối bắt cặp trên các vườn thí nghiệm A: Trên ổi; B: Trên sầu riêng 2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

2.2.1 Đánh giá hiệu quả phòng trị của bẫy pheromone giới tính tập hợp và hợp chất quấy rối bắt cặp E10-15:Ald đối với Sâu đục trái Conogethes punctiferalis trên các vườn ổi tại huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ

Mục đích thí nghiệm: đánh giá hiệu quả phòng trị của bẫy pheromone giới tính tổng hợp và chất quấy rối bắt cặp E1015:Ald đối với SĐT C. punctiferalis

trên các vườn ổi ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. So sánh hiệu quả làm giảm tỉ lệ trái bị hại do SĐT C. punctiferalis của 2 biện pháp này đối với biện pháp xử lý thuốc theo nông dân.

2.2.1.1 Đợt 1 ( từ ngày 13/11/2011 đến 13/01/2012)

Thời gian: thí nghiệm được tiến hành trong 2 tháng từ 13/11/2011 đến 13/01/2012.

Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành đồng thời trên các vườn ổi ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.

Cách bố trí: thí nghiệm tiến hành trên các vườn ổi được trình bày chi tiết ở Bảng 2.1 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1 Các nghiệm thức của thí nghiệm phòng trị trên các vườn ổi tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ ở Đợt 1

Nghiệm thức Diện tích (m2) Tuổi cây (năm) Số cây trên vườn (cây) Hình thức xử lý

A-1 2.600 5 260 Không phun thuốc BVTV + 42 bẫy pheromone (1 mg/tuýp)

A-2 2.000 8 186 Không phun thuốc BVTV + 32 tuýp E10- 15:Ald (5 mg/tuýp) + 3 bẫy pheromone

A-3 3.100 8 180 Phun thuốc BVTV 1 + 3 bẫy pheromone

A-4 3.000 4 200 Phun thuốc BVTV 2 + 3 bẫy pheromone - Nghiệm thức A-1 được đặt 16 bẫy pheromone/1.000 m2 với mồi pheromone là hợp chất E10-16:Ald và Z10-16:Ald ở tỉ lệ 9:1 (1 mg/tuýp). Tổng số lượng bẫy được đặt trên vườn là 42 bẫy với diện tích 2.600 m2. Trên vườn, ở thời điểm 50% số hoa đã nở, bẫy sẽ được bố trí đều và cách đặt bẫy tương tự như Mục 2.1.3.3. Vườn treo bẫy tập hợp hoàn toàn không phun thuốc BVTV trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB.

- Nghiệm thức A-2 được đặt 16 tuýp quấy rối/1.000 m2 với hợp chất E10- 15:Ald (5 mg/tuýp). Tổng lượng tuýp quấy rối trên vườn là 32 tuýp rãi đều trên diện tích 2.000 m2 của vườn khi 50% số hoa đã nở. Trong đó, 3 bẫy pheromone giới tính tổng hợp (1 mg/tuýp) được đặt ở trung tâm của vườn với khoảng cách từ 20 - 30 m. Ở nghiệm thức này cũng hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB.

- Nghiệm thức A-3 là vườn được xử lý theo nông dân. Vườn được phun thuốc BVTV định kỳ 15 – 20 ngày/lần (phun 4 lần/vụ, từ khi đậu trái đến khi bao trái) với các loại thuốc sử dụng gồm: Hello 250WP (Buprofezine), Vitashield 40EC (Chlorpyriphos) và Aba Thai 6,5EC (Abamectin),…được sử dụng luân phiên với nhau để phòng trừ sâu đục trái, ruồi đục trái và bọ xít muỗi. Trên vườn được đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) để khảo sát số lượng bướm vào bẫy trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB.

- Nghiệm thức 4 là vườn xử lý theo nông dân. Vườn được phun thuốc BVTV định kỳ 15 – 30 ngày/lần (phun 3- 4 lần/vụ, từ khi đậu trái đến khi bao trái) với các loại thuốc sử dụng gồm: Tungatin 3,6EC (Abamectin), Sattrungdan 95BTN (Nereistoxin) và Cyperan 10EC (Cypermethrin),…được sử dụng luân phiên với nhau để phòng trừ sâu đục trái, ruồi đục trái và bọ xít muỗi. Trên vườn được đặt 3

bẫy pheromone (1 mg/tuýp) để khảo sát số lượng bướm vào bẫy trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB.

Chỉ tiêu ghi nhận:

- Bướm vào bẫy: quan sát và đếm số lượng bướm C. punctiferalis vào bẫy định kỳ 1 tuần/lần trong suốt thời gian thí nghiệm trên các vườn bố trí.

- Tỉ lệ gây hại: trên mỗi vườn thí nghiệm chọn 25 cây ổi theo đường chéo góc (5 cây/điểm), quan sát và ghi nhận tỉ lệ trái bị hại trên tổng số quan sát trên cây định kỳ 2 lần/tuần trong suốt thời gian thí nghiệm. Trái quan sát là những trái có thời gian nở hoa cùng lúc với thời gian bắt đầu thí nghiệm, được đánh dấu bằng cách buộc dây nilon ở cuống trái (Hình 2.4 ). Tỉ lệ gây hại được tính theo công thức:

Tổng số trái bị hại

TLGH (%) = --- X 100 Tổng số trái quan sát

Hình 2.4 Cách đánh dấu tổng số trái quan sát trên các vườn ổi thí nghiệm

2.2.1.2 Đợt 2 (từ ngày 01/09/2012 đến 30/10/2012)

Thời gian: thí nghiệm được tiến hành trong 2 tháng từ 01/09/2011 đến 30/10/2012.

Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành đồng thời trên các vườn ổi ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.

Cách bố trí: thí nghiệm tiến hành trên các vườn ổi được trình bày chi tiết ở Bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2 Các nghiệm thức của thí nghiệm phòng trị trên các vườn ổi tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ ở Đợt 2

Nghiệm thức Diện tích (m2) Tuổi cây (năm) Số cây trên vườn (cây) Hình thức xử lý B-1 2.000 9 90 Không phun thuốc BVTV + 32 bẫy

pheromone (1 mg/túyp)

B-2 1.800 9 75 Không phun thuốc BVTV + 30 tuýp E10- 15:Ald (5 mg/túyp) + 3 bẫy pheromone

B-3 4.000 7 288 Phun thuốc BVTV 1 + 3 bẫy pheromone

B-4 2.000 7 130 Không phun thuốc BVTV 2 + 3 bẫy pheromone

- Nghiệm thức B-1 được bố trí tương tự như nghiệm thức A-1 ở Đợt 1 với số lượng bẫy là 32 bẫy pheromone/2.000 m2. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB.

- Nghiệm thức B-2 cũng được bố trí tương tự như nghiệm thức A-2 ở Đợt 1 với số lượng 30 tuýp quấy rối/1.800 m2. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB.

- Nghiệm thức B-3 là vườn được xử lý theo nông dân. Vườn được phun thuốc BVTV định kỳ 15 ngày/lần (phun 4 lần/vụ trái, từ khi đậu trái đến khi bao trái) với các loại thuốc sử dụng gồm: Vitashield 40EC (Chlorpyriphos), Hello 250WP (Buprofezine), Aba Thai 6,5 EC (Abamectin) được sử dụng kết hợp với nhau để phòng trừ sâu đục trái, ruồi đục trái và bọ xít muỗi. Trên vườn được đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) để khảo sát số lượng bướm vào bẫy trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB.

- Nghiệm thức B-4 vườn hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm. Trên vườn được đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) để khảo sát số lượng bướm vào bẫy trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu ghi nhận: đếm số lượng bướm C. punctiferalis vào bẫy và tỉ lệ trái bị hại trên các nghiệm thức tương tự như thí nghiệm ở Đợt 1.

2.2.2 Đánh giá hiệu quả phòng trị của bẫy pheromone giới tính bằng bẫy tập hợp đối với bướm SĐT Conogethes punctiferalis trên vườn sầu riêng tại huyện hợp đối với bướm SĐT Conogethes punctiferalis trên vườn sầu riêng tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Mục đích thí nghiệm: đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính tổng hợp đối với SĐT C. punctiferalis trên sầu riêng tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. So sánh hiệu quả làm giảm tỉ lệ trái bị hại của biện pháp này đối với biện pháp xử lý thuốc theo nông dân.

Thời gian thí nghiệm: thí nghiệm được thực hiện trong 3 tháng từ 21/04/2012 đến 21/07/2012 (từ khi đậu trái đến khi trái chín).

Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành đồng thời trên 2 giống sầu riêng Khổ Qua Xanh và Cơm Vàng Hạt Lép tại địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Cách tiến hành: thí nghiệm được bố trí trên 2 giống sầu riêng (Khổ Qua Xanh và Cơm Vàng Hạt Lép). Trên mỗi giống ta chọn 1 vườn phòng trị và 2 vườn đối chứng được trình bày chi tiết trong Bảng 2.3.

- Vườn phòng trị: trên 2 vườn phòng trị của 2 giống, đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp với mật độ 15 bẫy/1.000 m2 ở giai đoạn cây đang trong thời kỳ rụng cánh hoa. Mỗi bẫy đặt một mồi pheromone chứa hỗn hợp E10-16:Ald và Z10- 16:Ald ở tỉ lệ 9:1 với nồng độ 1 mg/tuýp. Mồi được đặt ngay giữa tấm dính (Hình 2.1 A), và được thay mới 6 tuần/lần, bẫy được treo đều trên vườn ở nơi râm mát và thông thoáng với độ cao khoảng giữa cây sầu riêng (Hình 2.3 B).

- Vườn đối chứng: trên mỗi giống sầu riêng chọn 2 vườn tương ứng với thời gian ra hoa và đậu trái của vườn phòng trị gồm 1 vườn phun thuốc theo tập quán nông dân (nghiệm thức C-2 và nghiệm thức D-2) và vườn còn lại không sử dụng thuốc BVTV (nghiệm thức C-3 và nghiệm thức D-3). Trên 2 vườn này sẽ được đặt 3 bẫy pheromone tổng hợp để theo dõi mật số bướm trên vườn. Ngoài ra, tình hình canh tác chăm sóc vườn như: tỉa cành, xử lý ra hoa, bón phân, tỉa trái, phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ côn trùng và bênh hại,… cũng được ghi nhận.

Bảng 2.3 Các nghiệm thức của thí nghiệm phòng trị trên các vườn sầu riêng tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long Giống Nghiệm thức Diện tích (m2) Tuổi cây (năm) Số cây trên vườn (cây) Hình thức xử lý Khổ Qua Xanh

C-1 1.000 20 17 Không phun thuốc BVTV + 15

bẫy pheromone (1 mg/túyp)

C-2 3.000 14 19 Không phun thuốc BVTV + 3

bẫy pheromone

C-3 2.000 15 35 Phun thuốc BVTV + 3 bẫy

pheromone

Cơm Vàng Hạt Lép

D-1 1.000 8 21 Không phun thuốc BVTV + 15

bẫy pheromone (1 mg/túyp)

D-2 3.000 8 24 Không phun thuốc BVTV + 3

bẫy pheromone

D-3 4.000 14 38 Phun thuốc BVTV + 3 bẫy

pheromone

- Nghiệm thức C-1 và D-1 được đặt 15 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) rãi đều trên diện tích 1.000 m2 của vườn. Vườn hoàn toàn không phun thuốc BVTV trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.

- Nghiệm thức C-2 và D-2 được đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) và hoàn toàn không phun thuốc BVTV trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.

- Nghiệm thức C-3 được xử lý thuốc BVTV theo cách của nông dân với các loại thuốc được sử dụng là Basudin 10H rải gốc khi ra đọt non, phun 1 lần thuốc Reasgant 3.6EC (Abamectin) giai đoạn trái bằng cái chén (2 tháng sau khi đậu trái). Đồng thời trên mỗi vườn được đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp).

- Nghiệm thức D-3 được xử lý thuốc BVTV theo cách của nông dân với thuốc Busudin 10H rải gốc định kỳ 1 lần/tháng, phun thuốc định kỳ 15 - 20 ngày/lần ( phun 4 lần/vụ trái) với các loại thuốc Regent 5SD (Fipronin), Fastac 5FC (Alpha cypemethrin), Aba thai 3,6EC (Abamectin). Đồng thời trên mỗi vườn được đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp).

Chỉ tiêu ghi nhận

- Bướm vào bẫy: quan sát và đếm số lượng bướm C. punctiferalis vào bẫy định kỳ 2 tuần/lần trong suốt thời gian thí nghiệm trên các vườn bố trí.

- Tỉ lệ gây hại: trên mỗi vườn thí nghiệm chọn 15 cây sầu riêng, quan sát và ghi nhận tỉ lệ trái sầu riêng bị hại trên tổng số trái trên cây định kỳ 2 tuần/lần trong suốt thời gian thí nghiệm. Tỉ lệ gây hại được tính theo công thức ở Mục 2.2.1.1.

2.2.3 Xử lý số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu của tất cả các thí nghiệm sẽ được nhập và lưu trữ trong chương trình Microsoft Office 2003. Sau đó được xử lý thống kê bằng chương trình MSTATC và kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5%.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ SĐT Conogethes punctiferalis BẰNG PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP VÀ CHẤT QUẤY RỐI BẮT CẶP PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP VÀ CHẤT QUẤY RỐI BẮT CẶP E10-15:Ald TRÊN CÁC VƯỜN ỔI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TP. CẦN THƠ

3.1.1 Diễn biến mật số bướm Conogethes punctiferalis trên các vườn ổi thí nghiệm tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ nghiệm tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ

3.1.1.1 Đợt 1 (từ 13/11/2011 đến 13/01/2011)

Bảng 3.1 Số lượng trung bình bướm C. punctiferalis đực vào bẫy trên các vườn ổi ở Đợt 1

NT1

Số lượng bướm C. punctiferalis đực bắt được (con/bẫy) Tổng cộng2 (con/vườn) T3.1 T.2 T.3 T.4 T.5 T.6 T.7 T.8 Trung bình A-1 6,29 2,88 4,98 1,95 1,62 2,55 1,71 0,83 2,85 ± 1,9 958 A-2 0,33 0,00 0,67 0,00 0,33 1,00 1,00 0,00 0,42 ± 0,4 10 A-3 8,67 6,33 5,67 6,33 2,67 3,33 1,00 0,67 4,33 ± 2,9 104 A-4 52,0 16,7 16,0 19,3 5,00 10,0 0,67 1,33 15,13 ± 16,5 363

1 Nghiệm thức A-1: không phun thuốc BVTV + 42 bẫy pheromone (1 mg/ tuýp) trên diện tích 2.600

m2

Nghiệm thức A-2: không phun thuốc BVTV + 32 túyp E10:15:Ald (5 mg/ tuýp) và 3 bẫy pheromone

(1 mg/túyp) trên diện tích 2.000 m2

Nghiệm thức A-3: phun thuốc BVTV + 3 bẫy pheromone (1 mg/ tuýp) trên diện tích 3.100 m2

Nghiệm thức A-4: phun thuốc BVTV + 3 bẫy pheromone (1 mg/ tuýp) trên diện tích 3.000 m2

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả phòng trị sâu đục trái conogethes punctiferalis guenée (lepidoptera: pyralidae) bằng bẫy pheromone giới tính tổng hợp trên cây ổi và sầu riêng tại thành phố cần thơ và tỉnh vĩnh long (Trang 29)