Trên giống sầu riêng Khổ Qua Xanh

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả phòng trị sâu đục trái conogethes punctiferalis guenée (lepidoptera: pyralidae) bằng bẫy pheromone giới tính tổng hợp trên cây ổi và sầu riêng tại thành phố cần thơ và tỉnh vĩnh long (Trang 44)

3.2.1.1 Diễn biến mật số bướm Conogethes punctiferalis trên các vườn sầu riêng Khổ Qua Xanh

Bảng 3.5 Diễn biến mật số bướm C. punctiferalis trên các vườn sầu riêng Khổ Qua Xanh

Nghiệm thức

Số lượng bướm C. punctiferalis đực bắt được (con/bẫy) Tổng cộng2 (con/vườn) T3. 2 T. 4 T. 6 T. 8 T. 10 T. 12 Trung bình

C-1 0,93 1,33 1,67 1,00 0,73 0,80 1,08 ± 0,4 97

C-2 3,00 2,00 4,33 2,33 2,67 4,00 3,06 ± 0,9 55

C-3 2,33 1,33 2,67 1,67 2,33 3,67 2,33 ± 0,8 42

Nghiệm thức C-1: không phun thuốc BVTV + đặt 15 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) trên diện tích

1.000 m2.

Nghiệm thức C-2: không phun thuốc BVTV + đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) trên diện tích 3.000

m2.

Nghiệm thức C-3: phun thuốc BVTV + đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) trên diện tích 2.000 m2.

2 Tổng số bướm C. punctiferalis bắt được trong toàn đợt thí nghiệm.

3 Tuần sau khi đặt bẫy.

Từ kết quả trình bày ở Bảng 3.5 và Hình 3.3 cho thấy, bướm C. punctiferalis

luôn hiện diện trên các vườn sầu riêng Khổ Qua Xanh trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm. Diễn biến mật số bướm trên 3 vườn thí nghiệm gần như tương tự nhau, bướm vào bẫy cao nhất ở giai đoạn 6 tuần SKĐB sau đó giảm dần đến tuần thứ 8 và tăng dần đến khi kết thúc vụ trái (Hình 3.3).

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00

Tuần 2 Tuần 4 Tuần 6 Tuần 8 Tuần 10 Tuần 12

Số lư ợn g bư ớm v ào b ẫy (c on )) C-1 C-2 C-3

Hình 3.3 Diễn biến mật số bướm C. punctiferalis vào bẫy trên các vườn sầu riêng Khổ Qua Xanh

3.2.1.2 Tỉ lệ gây hại của SĐT Conogethes punctiferalis trên các vườn sầu riêngKhổ Qua Xanh Khổ Qua Xanh

Bảng 3.6 Tỉ lệ trái bị hại (%) trên các vườn sầu riêng Khổ Qua Xanh tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

NT Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%) trái bị hại ở các thời điểm SKĐB1

1,5 tháng 2 tháng 2,5 tháng 3 tháng C-1 1.000 1,32 b 2,21 b 3,31 b 3,78 b C-2 3.000 1,7 a 6,1 a 8,02 a 7,6 a C-3 2.000 0,55 c 1,7 c 2,9 b 3,19 b Mức ý nghĩa ** ** ** ** CV(%) 16,73 10,05 12,66 14,27

1Trong cùng một cột, những số có cùng một chữ theo sau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo

phép thử Duncan.

**: Độ tin 95% ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan.

Ở thời điểm 1,5 và 2 tháng SKĐB tỉ lệ trái bị hại của NT đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp thấp hơn có ý nghĩa so với NT đối chứng không phun thuốc nhưng lại cao hơn có ý nghĩa so với NT xử lý thuốc theo nông dân. Sang thời điểm trái được 2,5 tháng tuổi, tỉ lệ trái bị hại của NT đặt bẫy pheromone không khác biệt với NT phòng trị theo nông dân và thấp hơn có ý nghĩa so với NT đối chứng không xử lý thuốc. Kết quả này kéo dài đến khi thu hoạch trái (3 tháng SKĐB). Điều này chứng tỏ, khi đặt 15 bẫy pheromone giới tính tổng hợp trên diện tích 1.000 m2 ở các vườn sầu riêng Khổ Qua Xanh tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cho hiệu quả phòng trị SĐT C. punctiferalis tương đương với biện pháp phun thuốc hóa học theo nông dân (sử dụng Basudin 10H rải gốc khi ra đọt, phun Reasgant 3,6EC

(Abamectin) giai đoạn 2 tháng sau khi đậu trái) giai đoạn trái được 2,5 tháng tuổi cho đến lúc trái chín.

3.2.2 Trên giống sầu riêng Cơm Vàng Hạt Lép

3.2.2.1 Diễn biến mật số bướm Conogethes punctiferalis trên các vườn sầu riêng Cơm Vàng Hạt Lép Cơm Vàng Hạt Lép

Bảng 3.7 Diễn biến mật số bướm C. punctiferalis trên các vườn sầu riêng Cơm Vàng Hạt Lép

Nghiệm thức

Số lượng bướm C. punctiferalis đực bắt được (con/bẫy) Tổng cộng2 (con/vườn) T.2 T.4 T.6 T.8 T.10 T.12 T.14 Trung bình

D-1 0,53 0,87 1,27 1,27 0,60 0,93 0,87 0,90 ± 0,3 95

D-2 2,67 1,00 3,33 3,00 2,00 2,67 2,67 2,48 ± 0,8 52

D-3 1,33 1,33 1,67 1,67 1,33 2,00 2,00 1,62 ± 0,3 34

Nghiệm thức D-1: không phun thuốc BVTV + đặt 15 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) trên diện tích

1.000 m2.

Nghiệm thức D-2: không phun thuốc BVTV + đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) trên diện tích 3.000

m2.

Nghiệm thức D-3: phun thuốc BVTV + đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) trên diện tích 4.000 m2.

2 Tổng số bướm C. punctiferalis bắt được trong toàn đợt thí nghiệm.

Giống như kết quả ở các vườn sầu riêng Khổ Qua Xanh, bướm C.

punctiferalis luôn hiện diện trên các vườn sầu riêng Cơm Vàng Hạt Lép thí nghiệm. Diễn biến mật số bướm vào bẫy ở các vườn cũng gần như tương tự nhau, mật số bướm tăng dần ở thời điểm 4 tuần SKĐB, tạo cao điểm ở giai đoạn 6 đến 8 tuần SKĐB và giảm dần cho đến thời điểm 10 tuần SKĐB, sau đó mật số bướm lại tăng dần cho đến thời điểm 14 tuần SKĐB (Hình 3.4). Số lượng bướm bắt được ở NT đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp (NT D-1) là cao nhất 95 (con) trên toàn đợt thí nghiệm so với 2 NT còn lại.

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50

Tuần 2 Tuần 4 Tuần 6 Tuần 8 Tuần 10 Tuần 12 Tuần 14

S ố lư ợng b ư ớm v ào bẫ y (c on )) D-1 D-2 D-3

Hình 3.4 Diễn biến mật số bướm C. punctiferalis vào bẫy trên các vườn sầu riêng Cơm Vàng Hạt Lép

3.2.2.2 Tỉ lệ gây hại của SĐT Conogethes punctiferalis trên các vườn sầu riêng Cơm Vàng Hạt Lép Cơm Vàng Hạt Lép

Bảng 3.8 Tỉ lệ trái bị hại (%) trên các vườn sầu riêng Cơm Vàng Hạt Lép

NT Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%) trái bị hại ở các thời điểm SKĐB1

1,5 tháng 2 tháng 2,5 tháng 3 tháng 3,5 tháng D-1 1.000 0,32 3,53 b 4,52 b 8,07 ab 9,26 b D-2 3.000 1,91 6,65 a 7,63 a 11,08 a 18,06 a D-3 4.000 1,79 2,05 b 2,87 b 5.45 b 5,95 b Mức ý nghĩa ns ** ** * * CV(%) 94,88 17,53 16,58 27,13 35,8

1Trong cùng một cột, những số có cùng một chữ theo sau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo

phép thử Duncan.

ns: Không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

*: Độ tin 95% ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan. **: Độ tin 99% ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan.

Từ Bảng 3.7 cho thấy, tỉ lệ trái bị hại của cả 3 vườn thí nghiệm là không khác biệt nhau ở thời điểm 1,5 tháng SKĐB. Sang các thời điểm 2 tháng, 3 tháng và 3,5 tháng SKĐB thì tỉ lệ gây hại của NT đối chứng không phun thuốc (NT D-2) là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với 2 NT còn lại. Trong khi NT đặt bẫy

pheromone giới tính tổng hợp (NT D-1) có tỉ lệ trái bị hại không khác biệt so với NT xử lý theo nông dân ở các giai đoạn từ 2 tháng đến 3,5 tháng SKĐB. Có thể thấy, biện pháp phòng trị bằng cách đặt 15 bẫy pheromone giới tính tổng hợp trên 1.000 m2 ở vườn sầu riêng Cơm Vàng Hạt Lép cho hiệu quả phòng trị SĐT C. punctiferalis tương đương với biện pháp xử lý bằng Busudin 10H rải gốc định kỳ 1 lần/tháng và phun thuốc định kỳ 15-20 ngày/lần các loại thuốc Regent 5SD

(Fipronin), Fastac 5FC (Alpha cypemethrin), Aba thai 3,6EC (Abamectin).

Như vậy, đặt 15 bẫy pheromone giới tính tổng hợp (1 mg/bẫy) trên diện tích 1.000 m2 ở các vườn sầu riêng Khổ Qua Xanh hay Cơm Vàng Hạt Lép tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cho hiệu quả cao trong việc hấp dẫn, bắt và giết bướm C. punctiferalis đực. Hiệu quả làm giảm tỉ lệ trái bị hại ở các vườn này tương đương với biện pháp xử lý thuốc BVTV theo nông dân (phun thuốc từ 3-4 lần/vụ) trong giai đoạn lúc trái được 2,5 đến 3 tháng tuổi đối với giống Khổ Qua Xanh và trái được 2 tháng đến 3,5 tháng tuổi đối với giống Cơm Vàng Hạt Lép.

Qua các kết quả trên cho thấy, tại vùng ĐBSCL một số loài sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) với mật số quần thể thấp và ít di động, thì bẫy pheromone giới tính tổng hợp tỏ ra hiệu quả trong việc quản lý các loài này. Điển hình, Lê Kỳ

Ân (2009) đặt 20 bẫy pheromone/1.000 m2 (0,5 mg/bẫy, thay mồi 6 tuần/lần) cho hiệu quả làm giảm tỉ lệ gây hại của Prays sp. đối với trái bưởi Năm Roi tương đương với biện pháp xử lý 3 lần/vụ trái bằng thuốc trừ sâu Karate 2,5EC (1,5 g ai/48 l nước/1.000 m2/lần phun; 2 tuần/lần phun) tại xã Đông Thành và xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Trên vườn ổi thí nghiệm, khi đặt chất quấy rối E10-15:Ald (16 tuýp/1.000 m2, 5 mg/tuýp) đã làm giảm số lượng bướm C. punctiferalis đực vào bẫy pheromone giới tính tổng hợp (E10-16:Ald : Z10-16:Ald ở tỉ lệ 9:1 với nồng độ 1 mg/tuýp) ở cả Đợt 1 và Đợt 2 với số lượng bướm vào bẫy lần lượt là 0,42 con/bẫy và 0,37 con/bẫy, thấp hơn so với các vườn phòng trị bằng thuốc BVTV lần lược là 7,2 lần và 9,4 lần đối với Đợt 1, 10,3 lần trong Đợt 2. Trong khi đó, tỉ lệ trái bị hại trên các vườn này cao hơn so với các vườn đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp (16 bẫy/1.000 m2, 1 mg/bẫy) và xử lý theo nông dân ở tất cả các thời điểm ghi nhận ở Đợt 1, thấp hơn so với vườn không xử lý thuốc ở Đợt 2. Hiệu quả làm giảm tỉ lệ hại của SĐT C. punctiferalis bằng biện pháp đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp (16 bẫy/1.000 m2, 1 mg/bẫy) trên các vườn ổi thí nghiệm ở Đợt 1 và Đợt 2 cho kết quả tương đương với biện pháp xử lý thuốc BVTV theo nông dân và cao hơn so với đối chứng không phun thuốc ở Đợt 2. Hiệu quả phòng trị này kéo dài đến các thời điểm trái được 1,5 đến 2 tháng tuổi đối với Đợt 1 và đến thời điểm trái được 2 tháng tuổi đối với Đợt 2.

Trên sầu riêng, kết quả phòng trị SĐT C. punctiferalis bằng biện pháp đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp (15 bẫy/1.000 m2, 1 mg/bẫy) cho hiệu quả tương đương với biện pháp xử lý thuốc theo nông dân giai đoạn từ 2 đến 3,5 tháng sau khi đậu trái đối với giống Cơm Vàng Hạt Lép và giai đoạn từ 2,5 đến 3 tháng đối với giống Khổ Qua Xanh.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Ứng dụng và triển khai đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp bằng biện pháp bẫy tập hợp để quản lý SĐT C. punctiferalis trên các vườn cây ăn trái như ổi, sầu riêng trong các mô hình canh tác sạch và bền vững theo Golbal GAP.

Nghiên cứu số lượng bẫy tối ưu trên đơn vị diện tích vườn cho biện pháp áp dụng bẫy pheromone tập hợp để quản lý SĐT C. punctiferalis gây hại trên vườn ổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Bùi Công Hiển, 2002. Pheromone của côn trùng. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.

Châu Nguyễn Quốc Khánh, 2012. Xác định, tổng hợp và ứng dụng pheromone giới tính của bướm sâu đục trái, Conogethes puctiferalis Guenée (Lepidoptera: Pyralidae). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Đại học Cần Thơ. Page 46-48.

Châu Nguyễn Quốc Khánh, Trương Thị Mỹ Lộc, Phạm Kim Sơn và Lê Văn Vàng, 2009. Khảo sát sự biến động quần thể của bướm sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) bằng bẫy pheromone giới tính ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Trường Đại học Cần Thơ.

Đỗ Đức Cương, 2006. Sâu đục vỏ trái bưởi: Thành phần loài, một số đặc điểm hình thái, sinh học và phòng trừ. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ. Hồ Như Thủy, 2012. Khảo sát thành phần loài, triệu chứng gây hại và xác định

pheromone giới tính của bướm sâu cuốn lá gây hại cây có múi tại tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Cao học. Trường Đại học Cần Thơ.

Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2008. Khảo sát sự biến động mật số quần thể - xác định pheromone giới tính của bướm sâu đục vỏ trái bưởi Prays citri Millière, phân bố tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.

Lâm Minh Đăng, 2012. Tổng hợp và đánh giá hiệu quả phòng trừ của pheromone giới tính sâu đục trái Conogethes punctiferalis Guenée (Lepidoptera: pyralidae) tại thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Cao học. Đại học Cần Thơ.

Lê Kỳ Ân, 2009. Nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính sâu đục vỏ trái bưởi

Prays sp. tại tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Cao học. Đại học Cần Thơ.

Lê Văn Trịnh, Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Thị Nguyên và Vũ Thị Sử, 2005. Nghiên cứu sử dụng pheromone giới tính côn trùng trong quản lí dịch hại cây trồng nông nghiệp. Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5 – Hà Nội.

Nguyễn Công Thuật, 1996. Phòng trừ tổng hợp sâu bênh hại cây trồng nghiên cứu và ứng dụng. NXB Lao Động Hà Nội, 53 – 54.

Nguyễn Quốc Tuấn, 2012. Hiệu lực kết hợp của pheromone giới tính và Nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorok.) trong phòng trị Sùng khoai lang (Cylas formicarius Fab.) tại An Giang và Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp Cao học. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Thu Cúc, 2006. Côn trùng và Nhện gây hại cây ăn trái vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. NXB Nông Nghiệp. 342 trang.

Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009. Côn trùng nông nghiệp, Phần A: Côn trùng đại cương. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011. Côn trùng gây hại cây trồng. NXB Nông Nghiệp – Tp. HCM. 286 trang.

Tiếng Anh

Ando, T., Inomata, S., and Yamamoto, M., 2004. Lepidopteran sex pheromones.

Topics Current Chem. 239: 51-96.

Ando T., Yamakawa R. 2011. Analyses of lepidopteran sex pheromones by mass

spectrometry. Trends Anal Chem 30:990–1002.

Boo, K.S., 1998. Variation in sex pheromone composition of a few selected Lepidopteran species. J. Asia Pacific Entomol. 1(1):17-23.

Butenandt, A., Beckman, R., Stamm, D. and Hecker, E., 1959. Uber den Sexual- lokstoff des Seidenspinners Bombyx mori. Reidarstellung und Konstitution. Z. Naturforsch. 14, pp. 283-284.

Choi, K.S., Choi, W.I., Lee, C.K., Kim, Y.J., Jeon, M.J., and Shin, S.C., 2008. Comparative trapping efficiency of five different blends of the two sex pheromone components in Dichocrocis punctiferalis (Lepidoptera: Pyralidae) at Chestnut orchards in Korea. Jour. Korean For. Soc. 97(5): 555-558.

Christine, R., 2009. Import Risk Analysis: Pears (Pyrus bretchneideri, Pyrus pyrifolia, and Pyrus sp. nr. communis) fresh fruit from China. Manager, Risk Analysis MAF Biosecurity New Zealand. Page 235-241.

Christine, R., 2009. Import Risk Analysis: Table grapes (Vitis vinifera) from China. Manager, Risk Analysis MAF Biosecurity New Zealand. Page 119-125. Gibb, A.R., Jamieson, L.E., Suckling, D.M., Ramankutty, P., and Stevens, P.S.,

2005. Sex pheromone of the citrus flower moth Prays nephelomima: Pheromone identification, field trapping trial, and phenology. Journal of Chemical Ecology. 31(7): 1633-1644.

Jung, J.K., Han, K.S., Choi, K.S., and Boo, K.S., 2000. Sex pheromone composition for field-trapping of Dichocrocis punctiferalis (Lepidoptera: Pyralidae) males. Korean J. Appl. Entomol. 39:105-110.

Vang, L.V., Islam, MD.A., Do, N.D., Hai, T.V., Koyano, S., Okahana, Y., Obayashi, N., Yamamoto, M., and Ando. T., 2008. 7,11,13-Hexadecatrienal identified from female moth of the citrus leafminer as a new sex pheromone component: synthesis and field evaluation in Vietnam and Japan. J. Pestic. Sci. 33(2):152-158.

Wakamura, S., and Arakaki, N., 2004. Sex pheromone components of pyralid moths

Terastia subjectalis and Agathodes ostentalis feeding on coral tree, Erithrina variegate: Two sympatric species share common components in different ratios. Chemoecology . 14:181-185

Nguồn Internet

Ando, 2013. Internet database. Sex pheromone of moths. http://www.tuat.ac.jp/~antetsu/List_of_Sex_Pheromones(2013.06.20).pdf

CPC (2007) Crop Protection Compendium, 2007 edition. CAB International, Wallingford,UK. http://www.cabicompendium.org/cpc/home.asp Accessed July 2009.

El-Sayed AM., 2008. The Pherobase: Database of Insect Pheromones and Semiochemicals. http://www.pherobase.net

Nguyễn Thị Thuận, 2009. Thành phần sâu hại chính, đặc điểm sinh học và hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi Helopeltis theivora Wat. (Hemiptera: Miridae) trên cây ca cao của một số loại nông dược tại Trảng Bom - Đồng Nai và Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Nông Lâm Tp. HCM. https://fa.hcmuaf.edu.vn/data/NGUYEN%2520THI%2520THUAN.doc.

PHỤ CHƯƠNG

Bảng 1. Phân tích Anova tỷ lệ trái bị hại trên ổi thời điểm 1 tháng SKĐB đợt 1

A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Mean

reedom Squares Square F-value Prob.

---

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả phòng trị sâu đục trái conogethes punctiferalis guenée (lepidoptera: pyralidae) bằng bẫy pheromone giới tính tổng hợp trên cây ổi và sầu riêng tại thành phố cần thơ và tỉnh vĩnh long (Trang 44)