Thời gian: thí nghiệm được tiến hành trong 2 tháng từ 13/11/2011 đến 13/01/2012.
Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành đồng thời trên các vườn ổi ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.
Cách bố trí: thí nghiệm tiến hành trên các vườn ổi được trình bày chi tiết ở Bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1 Các nghiệm thức của thí nghiệm phòng trị trên các vườn ổi tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ ở Đợt 1
Nghiệm thức Diện tích (m2) Tuổi cây (năm) Số cây trên vườn (cây) Hình thức xử lý
A-1 2.600 5 260 Không phun thuốc BVTV + 42 bẫy pheromone (1 mg/tuýp)
A-2 2.000 8 186 Không phun thuốc BVTV + 32 tuýp E10- 15:Ald (5 mg/tuýp) + 3 bẫy pheromone
A-3 3.100 8 180 Phun thuốc BVTV 1 + 3 bẫy pheromone
A-4 3.000 4 200 Phun thuốc BVTV 2 + 3 bẫy pheromone - Nghiệm thức A-1 được đặt 16 bẫy pheromone/1.000 m2 với mồi pheromone là hợp chất E10-16:Ald và Z10-16:Ald ở tỉ lệ 9:1 (1 mg/tuýp). Tổng số lượng bẫy được đặt trên vườn là 42 bẫy với diện tích 2.600 m2. Trên vườn, ở thời điểm 50% số hoa đã nở, bẫy sẽ được bố trí đều và cách đặt bẫy tương tự như Mục 2.1.3.3. Vườn treo bẫy tập hợp hoàn toàn không phun thuốc BVTV trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB.
- Nghiệm thức A-2 được đặt 16 tuýp quấy rối/1.000 m2 với hợp chất E10- 15:Ald (5 mg/tuýp). Tổng lượng tuýp quấy rối trên vườn là 32 tuýp rãi đều trên diện tích 2.000 m2 của vườn khi 50% số hoa đã nở. Trong đó, 3 bẫy pheromone giới tính tổng hợp (1 mg/tuýp) được đặt ở trung tâm của vườn với khoảng cách từ 20 - 30 m. Ở nghiệm thức này cũng hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB.
- Nghiệm thức A-3 là vườn được xử lý theo nông dân. Vườn được phun thuốc BVTV định kỳ 15 – 20 ngày/lần (phun 4 lần/vụ, từ khi đậu trái đến khi bao trái) với các loại thuốc sử dụng gồm: Hello 250WP (Buprofezine), Vitashield 40EC (Chlorpyriphos) và Aba Thai 6,5EC (Abamectin),…được sử dụng luân phiên với nhau để phòng trừ sâu đục trái, ruồi đục trái và bọ xít muỗi. Trên vườn được đặt 3 bẫy pheromone (1 mg/tuýp) để khảo sát số lượng bướm vào bẫy trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB.
- Nghiệm thức 4 là vườn xử lý theo nông dân. Vườn được phun thuốc BVTV định kỳ 15 – 30 ngày/lần (phun 3- 4 lần/vụ, từ khi đậu trái đến khi bao trái) với các loại thuốc sử dụng gồm: Tungatin 3,6EC (Abamectin), Sattrungdan 95BTN (Nereistoxin) và Cyperan 10EC (Cypermethrin),…được sử dụng luân phiên với nhau để phòng trừ sâu đục trái, ruồi đục trái và bọ xít muỗi. Trên vườn được đặt 3
bẫy pheromone (1 mg/tuýp) để khảo sát số lượng bướm vào bẫy trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Vườn bao trái ở giai đoạn từ 8 tuần đến 9 tuần SKĐB.
Chỉ tiêu ghi nhận:
- Bướm vào bẫy: quan sát và đếm số lượng bướm C. punctiferalis vào bẫy định kỳ 1 tuần/lần trong suốt thời gian thí nghiệm trên các vườn bố trí.
- Tỉ lệ gây hại: trên mỗi vườn thí nghiệm chọn 25 cây ổi theo đường chéo góc (5 cây/điểm), quan sát và ghi nhận tỉ lệ trái bị hại trên tổng số quan sát trên cây định kỳ 2 lần/tuần trong suốt thời gian thí nghiệm. Trái quan sát là những trái có thời gian nở hoa cùng lúc với thời gian bắt đầu thí nghiệm, được đánh dấu bằng cách buộc dây nilon ở cuống trái (Hình 2.4 ). Tỉ lệ gây hại được tính theo công thức:
Tổng số trái bị hại
TLGH (%) = --- X 100 Tổng số trái quan sát
Hình 2.4 Cách đánh dấu tổng số trái quan sát trên các vườn ổi thí nghiệm