Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 85 - 98)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Giải pháp về phía doanh nghiệp

3.2.2.1. Nhóm giải pháp tập trung tăng tính thân thiện với môi trường của sản phẩm

Như đã trình bày tại chương 2, chất lượng các sản phẩm của công ty hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng và các đỏi hỏi về môi trường. Là một đơn vị sản xuất hàng đầu về phân đạm tại Việt Nam, trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty luôn thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, đồng thời không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; Duy trì tốt Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001-2008 trong các hoạt động của Công ty; Tất cả các nguyên, nhiên liệu, vật tư hàng hóa đầu vào, đều được Công ty kiểm tra nghiêm ngặt theo quy trình quản lý chất lượng chuyên ngành, vì vậy sản phẩm urê của Công ty sản xuất luôn có chất lượng tốt, khẳng định uy tín trên thị trường, được người dân tin dùng và đánh giá là sản phẩm có chất lượng hàng đầu trên thị trường

Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, sản phẩm urê Hà Bắc được sàng lọc loại bỏ mạt cám, hạt nhỏ không đủ kích cỡ trước khi đóng bao nên hạt đạm urê Hà Bắc không bị dập vỡ, không có mạt cám nên chất lượng sản phẩm được bảo quản một cách tối đa, giảm thiểu khả năng thất thoát Nitơ tự nhiên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trong khâu bảo quản và sử dụng chăm bón cây trồng. Ngoài ra, urê Hà Bắc được phun chất chống kết dính Urêsoft và UFC85 đồng thời nên khả năng chống vón cục rất cao, sản phẩm để lâu mà không bị vón cục, đông cứng. Trong trường hợp bị đông cứng chỉ cần tác động một lực nhỏ sản phẩm lại tơi ngay. Đây là ưu thế vượt trội của Đạm Hà Bắc so với sản phẩm đạm khác. Việc phun chất chống kết dính còn làm cho quá trình phân hủy đạm diễn ra từ từ, do vậy bón đạm Hà Bắc cây bốc nhanh nhưng rất bền và cứng cáp.

Bên cạnh đó, chính sách tiêu thụ sản phẩm được Công ty thực hiện linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường và cạnh tranh. Công ty luôn sẵn sàng lắng nghe, đón nhận những ý kiến phản ánh của quý khách hàng để ngày càng hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, cũng như hoàn thiện những cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các đại lý, nhà phân phối đưa sản phẩm của đạm Hà Bắc đến với bà con nông dân với chất lượng tốt, giá cả hợp lý nhất. Vì vậy, sản phẩm đạm Hà Bắc của công ty luôn được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn mặc dù hiện nay giá của đạm Hà Bắc cao hơn gần một ngàn đồng so với đạm Phú Mỹ và đạm Ninh Bình. Nhờ vậy, những lô hàng vừa mới được đóng bao của công ty đã liên tục được xuất kho để phục vụ bà con trong cả nước.

Tuy nhiên, cũng như đã trình bày ở trên với đặc tính chung của dòng sản phẩm phân bón hóa học là khả năng gây ÔNMT lớn nếu không được bón đúng lượng và đúng cách nên để BVMT, đối với bao bì đóng gói sản phẩm urê của công ty cần có thêm hướng dẫn chế độ bón phân hợp lý cho một số loại cây trồng chủ yếu và khuyến cáo bà con nông dân về hiệu quả của cách bón phân vùi lấp so với cách bón rải trên bề mặt. Việc làm này không chỉ có tác động tốt tới môi trường mà còn có thể giúp bà con nâng cao năng suất cây

trồng. Bên cạnh đó, Công ty có thể tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo để phổ biến các kiến thức về nông nghiệp cho nông dân một cách nhanh chóng và có hiệu quả, đem lại cho nông dân những hiểu biết và những kiến thức mới.

3.2.2.2. Nhóm giải pháp tập trung vào công nghệ sản xuất, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu, năng lượng

* Giải pháp về công nghệ:

Công nghệ sản xuất sạch hơn và thân thiện với môi trường đã được tập đoàn hóa chất Việt Nam (VINACHEM) triển khai ở tất cả các đơn vị thành viên của mình. Việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN sẽ đáp ứng mục tiêu bảo tồn tài nguyên, giảm thiểu chất thải, BVMT và đóng góp cho sự phát triển của VINACHEM cũng như của ngành công nghiệp hóa chất.

Hiện nay xuất hiện nhiều nhà máy đạm dùng khí tự nhiên hoặc bằng than cám đốt lấy nhiệt nên giá thành được tiết giảm rất lớn. Riêng đạm Hà Bắc do công nghệ sản xuất cũ nên vẫn dùng than đá (cục) làm nhiên liệu cho lò nhiệt, vì vậy, chí phí đầu vào rất cao, do than đá đắt hơn than cám 2 - 3 lần. Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển, than đá tiếp tục bị vỡ, các mảnh vụn không đạt kích cỡ tiếp tục bị loại bỏ, phải bán lại cho các đơn vị khác nên sự hao hụt lại nhân lên, khiến giá thành của urê khi xuất xưởng luôn cao hơn các đơn vị khác. Do đó, việc cải tạo, mở rộng nhà máy và đầu tư thiết bị, công nghệ mới là điều tất yếu phải làm, nếu không, trong tương lai gần Nhà máy Đạm Hà Bắc sẽ bị tụt hậu ngay với chính các đơn vị sản xuất urê trong nước.

Với tầm nhìn xa, công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đã đưa công nghệ sản xuất sạch hơn vào áp dụng trong quy trình sản xuất và đã mang lại một số hiệu quả nhất định. Việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đã giảm thiểu đáng kể nguồn thải ra môi trường, đồng thời cũng đã giúp DN tiết kiệm nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Việc xử lý hậu quả cuối đường ống như xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn chỉ có thể làm giảm tải lượng ô nhiễm chứ không tái sử dụng được nguyên vật liệu đã mất đi làm tăng chi phí sản xuất và gây tốn kém về chi phí xử lý. Công nghệ sản xuất sạch hơn mang

lại những lợi ích kinh tế song song cùng với việc giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn được coi là phương sách tốt nhất để kết hợp các lợi ích kinh tế và vấn đề môi trường, giải quyết được bài toán lợi ích với việc thực hiện TNXH về BVMT của DN.

Để hướng tới áp dụng một cách thống nhất và đồng bộ công nghệ sản xuất sạch hơn vào toàn bộ quy trình sản xuất, công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đang song song thực hiện hai nhiệm vụ trọng tâm: vừa duy trì sản xuất cao tải ở dây chuyền hiện tại, vừa đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải tạo - mở rộng nhà máy. Trong đó, dự án cải tạo - mở rộng nhà máy với công suất gần gấp 3 lần so với công suất cũ đang chuẩn bị bước vào giai đoạn lắp máy, bắt đầu chạy máy tại một số bộ phận.

Nói về lộ trình phát triển trong những năm tiếp theo của Công ty, ông Đỗ Doãn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty cho biết: “Chúng tôi đã chủ động

đưa ra những giải pháp thiết thực cho từng giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2015, đơn vị sẽ hoàn thành dự án cải tạo - mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc gồm: Xây dựng dây chuyền sản xuất mới, dự kiến tháng 8/2014 sẽ đi vào hoạt động và có sản phẩm đưa ra thị trường từ tháng 01/2015; Ngoài thực hiện cải tạo, đổi mới công nghệ, công ty còn vận hành đồng bộ dây chuyền cũ với dây chuyền mới. Giai đoạn 2016 - 2020, công ty sẽ tận dụng khai thác triệt để dây chuyền sau khi cải tạo và mở rộng nhà máy, nâng cao, đổi mới công nghệ lò hơi nhiệt điện thay thế phun than bằng lò hơi tuần hoàn”.

Để sớm giải quyết bài toán về công nghệ, công ty cần đảm bảo và đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo, mở rộng nhà máy, đảm bảo cuối năm 2014 dự án sẽ đi vào hoạt động. Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy hướng vào việc đầu tư công nghệ xanh, sạch nhằm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế đồng thời cũng góp phần giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường. Dự án này cho phép công ty chuyển từ sử dụng nguồn nguyên liệu than cục với giá thành cao sang sử dụng than cám có giá thành rẻ hơn. Với công nghệ mới cũng sẽ cho phép tiết kiệm nguồn nguyên liệu hơn trong quá trình sản xuất và để BVMT, toàn

bộ các chất thải khí, lỏng và rắn trước khi thải ra môi trường đều được xử lý đạt các tiêu chuẩn mới nhất của Việt Nam. Dự kiến cuối năm 2014 dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo lượng phân đạm cần thiết cho sản xuất nông nghiệp với công suất dự kiến là 500.000 tấn urê/năm, tạo thêm việc làm cho khoảng 400 lao động địa phương, hàng năm đóng góp thêm cho ngân sách khoảng 200 tỷ đồng.

Với dự án này, công ty lựa chọn sử dụng nhiều công nghệ mới và hiện đại, do đó đòi hỏi nhân lực trực tiếp chạy máy phải có trình độ và được đào tạo bài bản. Với lý do như vậy, công ty đã xác định, công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phải có những bước chuẩn bị và đổi mới tích cực, đảm bảo phục vụ sản xuất ổn định, đồng thời từng bước đáp ứng đủ nhu cầu để thực hiện và tiếp nhận dự án. Ông Đỗ Doãn Hùng cho biết thêm, để vận hành các dây chuyền mới một cách hiệu quả, Ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất tiếp tục phát huy những ưu điểm của công tác đào tạo tại nơi sản xuất và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp; đồng thời tham mưu đề xuất mời giảng viên chuyên ngành hóa về đào tạo lại cho công nhân… Bên cạnh đó, công ty cũng tăng cường giám sát, kiểm tra trong quá trình thực hiện nội quy và quy định, thực hiện kiểm điểm đánh giá một cách trung thực, đồng thời có giải pháp khắc phục ngay những việc làm chưa tốt.

Cùng với việc đào tạo lại, gửi đi đào tạo, công ty cần đầu tư thỏa đáng cho chương trình tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ, đội ngũ người lao động đáp ứng yêu cầu phục vụ dự án cải tạo - mở rộng nhà máy nâng công suất tăng gấp 3 lần so với công suất cũ. Tất cả các kỹ sư, công nhân kỹ thuật... được đào tạo theo hệ nào, loại hình nào trước khi tuyển dụng đều được công ty xét, lựa chọn, kiểm tra kỹ về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và đúng theo luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động của công ty. Đây là một trong những biện pháp đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ trước mắt còn là đội ngũ, lực lượng kế cận làm chủ thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại của công ty trong những năm tới.

* Các giải pháp tăng cường sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng:

Trong những năm qua dù đã có nhiều nỗ lực trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng nhưng thực tế định mức tiêu thụ của công ty hiện nay mới chỉ đạt mức trung bình, định mức tiêu thụ than còn có thể giảm được khi công ty hoàn thành dự án cải tạo – mở rộng Nhà máy trong đó có bao gồm việc đầu tư mới các lò khí hóa than. Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện một số biện pháp khác để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để tiết kiệm nguồn nguyên liệu, năng lượng như:

- Tiến hành rà soát công nghệ, sớm phát hiện những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng hay rò rỉ gây ô nhiễm để sớm có những biện pháp khắc phục kịp thời tránh ảnh hưởng xấu tới môi trường sản xuất và môi trường sống của những người dân xung quanh khu vực Nhà máy. Thực tế do một số công nghệ của Nhà máy đã quá lạc hậu nên việc rò rỉ hay tiêu tốn nhiên liệu, điện năng là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, công ty phải thường xuyên tiến hành đại tu một số lò hơi để giảm thiểu những tiêu tốn không cần thiết. Tuy nhiên, xét về lâu dài công ty cần thay thế những công nghệ này bằng những công nghệ tiên tiến để có thể đạt được hiệu quả cao hơn. Có như vậy công ty mới có thể có đủ sức cạnh tranh trong thị trường nguồn cung ngày càng gia tăng như hiện nay.

- Tăng cường hoạt động của tổ kiểm toán năng lượng tại công ty. Hiện nay, tổ kiểm toán được xây dựng bao gồm 11 thành viên từ các bộ phận khác nhau dưới sự lãnh đạo của Phó Giám đốc phụ trách sản xuất. Từ thực tế hoạt động thường xuyên của tổ kiểm toán cho thấy kết quả về tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng tại công ty đã đạt được những thành tích đáng kể. Các buổi họp nhóm đã được tổ chức để thu thập các thông tin, thảo luận về các khu vực có sử dụng năng lượng và chọn trọng tâm kiểm toán dựa trên việc phân tích các dữ liệu về tiêu thụ năng lượng. Việc họp nhóm là rất quan trọng nhằm lập kế hoạch và triển khai kiểm toán năng lượng, thực hiện và quan trắc các giải pháp. Người trưởng nhóm đóng vai trò là đầu mối trong các hoạt động của

nhóm và chịu trách nhiệm liên lạc, thu thập dữ liệu, tổ chức họp và tạo các điều kiện thuận lợi để nhóm hoạt động tốt.

- Tập trung nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp tận thu nước thải có chứa hàm lượng NH3 cao để tận dụng lại và giảm lượng bụi urê thoát ra khỏi tháp tạo hạt giúp giảm chi phí sản xuất và tiết kiệm được chi phí xử lý môi trường. Là đơn vị sản xuất đạm urê từ khí hóa than để lấy khí nguyên liệu tổng hợp ra NH3 (Amoniac) lỏng , do hiệu suất tổng hợp urê chỉ đạt khoảng 65% - 68% nên trong quá trình sản xuất phải tiến hành gia công dung dịch urê để nâng cao nồng độ và đưa đi tạo hạt. Quá trình này sẽ thải ra một lượng dịch thải có NH3. Để thu hồi lượng NH3 này và bảo vệ môi trường, từ năm 2010, công ty đã đầu tư lắp đặt hệ thống chưng nhả hấp thụ khí cuối mới, vì vậy thiết bị chưng nhả hấp thụ khí cuối cũ bị thừa ra.

Tuy nhiên, sau cải tạo kỹ thuật đến nay, mặc dù sản lượng được nâng từ 100 nghìn tấn/năm dây truyền ban đầu lên gần 200 nghìn tấn urê/năm, nhưng hệ thống hấp thụ khí cuối vẫn như thiết kế ban đầu. Thêm nữa, từ tháng 5/2011, khí thải có chứa NH3 của hệ thống chưng cương vị khử vi lượng cũng được đưa về hệ thống hấp thụ nhiệt làm cho hệ thống này càng quá tải, hiệu suất hấp thụ thu hồi NH3 thấp nên lượng NH3 trong khí thải ra môi trường cao (khoảng 8 đến 20%) gây ô nhiễm không khí và không thu hồi được NH3. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp tận thu NH3 có ý nghĩa lớn đối với công ty vừa giúp giảm chi phí sản xuất, vừa góp phần BVMT.

- Thuê các chuyên gia tư vấn quốc tế khảo sát, xây dựng các chương trình sản xuất sạch hơn. Do đã có nhiều kinh nghiệm làm việc trong dự án năng lượng, đã tham gia xây dựng các chương trình sản xuất sạch hơn nên họ có thể đưa ra các giải pháp khả thi và hiệu quả hơn.

3.2.2.3. Nhóm giải pháp tập trung tăng cường hiệu quả của hệ thống xử lý môi trường

Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải của công ty đã được bê tông kiên cố, công tác xử lý khí thải và chất thải rắn cũng được thực hiện khá tốt, đảm bảo các chất thải khi thải ra môi trường đều đạt những tiêu chuẩn thải mới nhất tại

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 85 - 98)