9. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Về ngành hóa chất Việt Nam
Trên thế giới hiện nay công nghiệp hóa chất được coi là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm đối với những quốc gia muốn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa chất cung cấp các sản phẩm hóa chất phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và cho đời sống dân sinh. Tùy theo đặc điểm và yêu cầu thực tế mà mỗi quốc gia sẽ có những định hướng khác nhau trong qui hoạch phát triển ngành hóa chất của mình. Với xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay, nhiều công ty hóa chất đã và đang phát triển theo hướng đa quốc gia và có cơ sở sản xuất hóa chất đặt tại nhiều nước trên khắp các lục địa, đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm tận dụng nguyên liệu tại chỗ và cung cấp các sản phẩm hóa chất cho khu vực.
Ở Việt Nam, công nghiệp hóa chất được hình thành từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, một loạt các nhà máy hóa chất như Supe phốt phát Lâm Thao, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Hóa chất Việt Trì, Cao su Sao Vàng, Xà phòng Hà Nội, Apatít Lào Cai, Pin Văn Điển, Phân lân Văn Điển…đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Ngày 19/8/1969 Tổng cục Hóa chất được thành lập, đánh dấu bước phát triển của ngành công nghiệp hóa chất với tư cách là một ngành kinh tế, kỹ thuật độc lập. Ngày 20/12/1995, tổng công ty Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) được thành lập theo mô hình tổng công ty 91 tại quyết định 835/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động của Tổng Cục Hóa chất.
phẩm đa dạng, bao gồm các lĩnh vực: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất cơ bản, sản phẩm cao su (săm lốp ô tô, xe máy và cao su kỹ thuật), pin và ăcquy, chất giặt rửa và mỹ phẩm, sơn, que hàn và khí công nghiệp, khai khoáng…. Trong số hàng trăm sản phẩm mà ngành công nghiệp hóa chất đang sản xuất và cung cấp cho thị trường hiện nay phải kể đến các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam thì công nghiệp hóa chất đang góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp giúp duy trì sự ổn định của an ninh lương thực quốc gia.
Tuy đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhưng công nghiệp hóa chất, với đặc thù của ngành, được coi là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất hiện nay. Về công nghệ, ngành hóa chất Việt Nam hiện nay mới chỉ được đánh giá ở mức trung bình thấp so với khu vực và thế giới. Đây là ngành công nghiệp mà hầu hết các loại chất thải trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình sử dụng đều rất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên và con người trong suốt một quá trình lâu dài. Cũng như những ngành công nghiệp khác, sản phẩm của ngành hóa chất sau khi được sử dụng còn tàn dư trong tự nhiên gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất hóa chất có sử dụng nhiều loại vật tư, nguyên liệu độc hại (như chì, clo, SO2…) vì vậy, nguy cơ và mức độ gây ô nhiễm cao hơn nhiều so với các ngành công nghiệp khác. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta, những cải cách kinh tế đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp - nông nghiệp. Nhu cầu về nguyên liệu hoá chất cũng ngày càng tăng, sự tăng trưởng kinh tế đó đẫn đến gia tăng lượng chất thải và phát sinh nhiều chủng loại chất thải độc hại. Các dây chuyền sản xuất hoá chất hoặc có sử dụng hoặc thiếu nhiều trang thiết bị an toàn. Công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất hoá chất còn chưa được áp dụng rộng rãi. Nhiều hoá chất độc hại trong dây chuyền chưa được thay thế. Các cơ sở sản xuất còn thiếu hệ thống xử lý chất thải. Tình trạng đó đã tác động xấu đến môi trường sản xuất và môi trường sống.
Nhìn chung, có thể nhận thấy ở Việt Nam, ngành công nghiệp hóa chất vẫn còn non trẻ và có nhiều nguy cơ gây ÔNMT cao. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất trong quá trình phát triển kinh tế, Chiến lược phát triển ngành hóa chất Việt nam đến 2010 (có tính đến 2020) đã được Chính phủ phê duyệt theo quyết định 207/2005/QD-TT. Trong nội dung của bản chiến lược này đã đề cập tới vai trò quan trọng của công nghiệp hóa chất đối với kinh tế Việt Nam, coi đó là một trong các ngành công nghiệp trọng điểm được ưu tiên phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kì và với một trong các mục tiêu chung là xây dựng ngành công nghiệp hóa chất hướng tới sử dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp khác và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo PTBV trong tương lai.