Về hệ thống quy trình quản lý và kiểm soát môi trường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 59 - 68)

9. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Về hệ thống quy trình quản lý và kiểm soát môi trường

Hiện nay, công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đang áp dụng hệ thống quản lý và kiểm soát môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001. Công ty thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chương trình giám sát môi trường định kỳ hàng năm đã nêu trong đề án BVMT được phê duyệt (về tần suất giám sát tối thiểu 3 tháng 1 lần đối với chất thải và 06 tháng một lần đối với môi trường xung quanh). Nhờ vậy, các vấn đề về môi trường tại công ty luôn được phát hiện và xử lý kịp thời, đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường sản xuất và môi trường sống của người dân xung quanh khu vực nhà máy.

2.2.3.1. Đối với nước thải

Nước thải của công ty có khối lượng rất lớn và phát sinh từ nhiều nguồn trong quá trình sản xuất. Mỗi công đoạn có thể cho ra những dòng thải

với các tính chất và mức độ khác nhau.

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các loại nước thải và các lưu lượng có trong nguồn thải

TT Nguồn phát sinh nƣớc thải Lƣợng nƣớc thải (m3/h)

1 Nước thải từ quá trình thoát xỉ và khử tro

lò hơi của xưởng Nhiệt 50

2 Nước làm mát thiết bị công đoạn tinh chế

khí 3.630

3 Nước trao đổi nhiệt tuabin máy phát điện 4.000

4 Nước thải khu Hóa (xưởng Urê và xưởng

Amoniac) 20

Tổng lƣợng nƣớc thải sản xuất của nhà

máy 7.700

5 Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân

viên 2 – 4

(Nguồn: Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc)

Như vậy, để sản xuất ra 190.000 tấn urê/năm thì công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cũng thải ra khoảng 190.000 m3 nước thải/ngày, đêm. Lượng nước thải phát sinh chủ yếu từ 04 xưởng (xưởng nhiệt, tạo khí, tổng hợp amoniac và xưởng tổng hợp ure), phần lớn các loại nước thải này trước kia mới chỉ được xử lý sơ bộ sau đó thải xuống đường thải chung của công ty rồi chảy ra kênh 420 sau đó bơm ra sông Thương hoặc cấp cho kênh Nông Giang. Đặc thù nước thải của công ty có amoniac tồn tại ở dạng NH4OH hoặc hợp chất có chứa gốc nito, và chất độc hại đối với môi trường nước, nhất là các động vật thủy sinh. Theo kết quả phân tích chất lượng nước thải của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2002, hàm lượng amoniac vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép (so sánh TCVN 5945:1995 - Quy định quy chuẩn về nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn thải). Bên cạnh đó, lượng khí thải được thải ra chủ yếu từ các lò tạo khí, tháp tạo hạt urê, lò nhiệt điện cũng chứa hàm lượng CO2, SO2 cao. Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc công ty bị đưa

vào danh sách các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng kèm theo quyết định 64/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về “kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng” cùng với 10 cơ sở sản xuất khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2003. Do đó, song song với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc xử lý nước thải luôn được công ty đặc biệt quan tâm. Công ty luôn có kế hoạch đầu tư, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm thiểu chất độc hại thải ra môi trường. Trong quá trình sản xuất công ty liên tục tiến hành sửa chữa, cải tiến dây chuyền sản xuất, tích cực khắc phục tình trạng rò rỉ ở các van, bơm, ổ trục.

Để được đưa ra khỏi danh sách các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng kèm theo quyết định 64, từ 2003 - 2008 công ty đã tiến hành đầu tư 35 tỷ đồng để cải tạo kỹ thuật và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và khí thải. Bên cạnh đó, công ty đã có nhiều cải tiến và sáng kiến trong công tác BVMT. Nổi bật, cuối năm 2007, nhóm cán bộ và kỹ sư công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đã thiết kế, lắp đặt thành công, đưa hệ thống thu gom, xử lý nước thải có chứa amoniac và nước thải, khí thải khu vực lò hơi đi vào hoạt động. Bằng phương pháp sử dụng nguồn khí thải lò hơi nhiệt điện có tính axit (do các khí SO2, SO3, CO2… hòa tan trong nước) và tận dụng nhiệt từ khí thải (15000C - 18000C) để phân hủy, bay hơi NH3 và trung hòa, chuyển amoni dưới dạng NH4+ độc thành hợp chất ít độc (NH4)2SO4, nhóm kỹ sư của công ty đã giải được bài toán xử lý amoniac với lưu lượng nước thải lớn, giảm thiểu độ độc hại của nước thải, giảm hàm lượng amoni thải ra môi trường mà không phải mua hóa chất để trung hòa đồng thời khôi phục được hoạt động của trạm khử tro nhiệt điện, giảm thiểu hàm lượng nước thải và chất thải rắn ra môi trường. Nhờ áp dụng công nghệ xử lý này, năm 2008, công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang công nhận là cơ sở đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để nguồn gây ÔNMT - đây là cơ sở để công ty được tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất, rút ra khỏi danh sách theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2010 công ty đã tiến hành cải tạo hệ thống xử lý nước thải, cải tạo và kiên cố hóa hệ thống hồ môi trường, toàn bộ hệ thống đều được bê tông hóa ngăn chặn tình trạng nước thải xâm nhập vào đất và mạch nước ngầm. Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý hiện nay có thể được tóm tắt sơ lược như sau: toàn bộ lượng nước thải có chứa amoniac ở khu vực tổng hợp amoniac được thu gom vào thùng 243 - thùng chứa hóa chất MEA trước đây hiện nay không dùng; nước thải ở khu vực xưởng ure được thu gom vào bể ngầm xưởng ure lợi dụng nước thải trạm khử tro nhiệt điện có tính axit, nước thải thu gom ở thùng 243 và bể ngầm xưởng ure được bơm sang xưởng nhiệt qua hệ thống đường ống đưa vào 2 vị trí của hệ thống khử bụi khói lò nhiệt điện bằng nước là: Vành Ventury, thiết bị khử bụi lò hơi 75 tấn/giờ và vòi Tuye khử bụi trên đường khói cửa vào thiết bị khử bụi. Tại đây NH3 tự do hoặc ở dạng NH4OH, (NH4)2CO3… được bay hơi, phân hủy và chuyển về (NH4)2SO4 - dạng đạm một lá. Nước thải có chứa amoni ở dạng đạm (NH4)2SO4 tiếp tục được đưa vào hồ môi trường, tại đây diễn ra quá trình phân hủy vi sinh và các cây thực vật sẽ hấp thụ một phần đạm một lá.

Việc nghiên cứu, ứng dụng, lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải có chứa ammoniac và nước thải, khí thải khu vực lò hơi thành công đã giải quyết được tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường xung quanh mà còn tạo sự phát triển cho thương hiệu sản phẩm của công ty. Nhiều năm liền sản phẩm của công ty đạt giải thưởng “thương hiệu xanh”. Đây là công nghệ mang lại hiệu quả cao, có thể áp dụng cho các nhà máy tương tự và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than để giảm thiểu hàm lượng các loại khí thải ra môi trường. Toàn bộ quy trình của hệ thống xử lý hoạt động là khép kín, không những giảm thiểu được mùi amoniac, tăng hiệu suất xử lý, đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy định hiện hành mà còn mang lại lợi ích không nhỏ cho DN.

Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất của công ty vẫn luôn đảm bảo các thông số phân tích của các mẫu nước thải khi thải ra môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Điều này đã được các đoàn kiểm tra ghi nhận và được thể hiện qua kết quả quan trắc môi trường được thực hiện hàng năm.

Bảng 2.3: Kết quả phân tích mẫu nước tại cửa xả từ trạm bơm 420 ra sông Thương năm 2013

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính QCVN

40:2011/BTNMT Kết quả 1 Nhiệt độ oC 40 29,5 2 PH - 6-9 7,8 3 COD Mg/l 75 13 4 Tổng chất rắn lơ lửng Mg/l 50 19 5 Amoniac Mg/l 5 3,6 6 Sắt Mg/l 1 0,018 7 Phốt pho tổng số Mg/l 4 0,02 8 Florua Mg/l 5 0,1 9 Mangan Mg/l 0,5 KPH

10 Clorua Mg/l 500 17 11 Xianua Mg/l 0,07 KPH 12 Asen Mg/l 0,05 0,0012 13 Chì Mg/l 0,1 KPH 14 Đồng Mg/l 2 KPH 15 Kẽm Mg/l 3 0,03 16 Thủy ngân Mg/l 0,005 KPH 17 ……..

Ghi chú: KPH - Không phát hiện thấy

(Nguồn:Trung tâm Môi trường và Sản xuất sạch (CECP) - Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp,2013)

Qua kết quả quan trắc môi trường lấy mẫu tại cống thải cuối cùng trước khi xả thải ra sông Thương được so sánh với với các chỉ tiêu phân tích quy định trong QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - cho thấy chất lượng nước thải của công ty đã được xử lý tương đối tốt trước khi xả thải ra môi trường, thậm chí các kết quả này còn cho thấy khả năng chịu tải của môi trường vẫn còn tương đối cao.

2.2.3.2. Đối với khí thải

Nguồn khí thải chủ yếu phát sinh từ các lò hơi đốt than với các thành phần ô nhiễm chính là CO, CO2, SO2, NOx, bụi…. Bên cạnh đó còn có khí thu hồi trong quá trình sản xuất cũng có những thành phần tương tự. Khí thải từ tháp tạo hạt urê chủ yếu là không khí thổi vào làm khô nên thành phần không có các khí độc mà chỉ mang theo một hàm lượng bụi ure nhất định.

- Đối với khí thải từ khu vực lò hơi: Hiện nay, công ty đã áp dụng công nghệ xử lý bụi khói lò hơi bằng thiết bị khử bụi kiểu màng (Venturi) đạt hiệu suất khử bụi cao hơn 96%, khử lưu huỳnh lớn hơn 15%. Trong đó có lắp tầng xoáy ở đỉnh nhằm nâng cao tối đa hiệu suất khử bụi và lưu huỳnh.

- Đối với khí thải từ lò tạo khí sau khi cải tạo, toàn bộ khí thải của lò khí hóa được dẫn vào lò đốt thu hồi nhiệt để sản xuất hơi nước, rồi thải ra ngoài qua ống khói có đường kính 1,6m và chiều cao H=35m (Gọi là hệ thống thu hồi khí thổi gió).

Như vậy, khí thải của lò khí hoá không thải trực tiếp ra môi trường như trước đây, mà đưa tập trung vào một thiết bị để đốt, thu hồi ẩn nhiệt sản xuất hơi nước có áp suất 1,37 MPa, cung cấp trở lại cho sản xuất. Đây là một giải pháp thu hồi năng lượng bằng cách sử dụng chất thải làm nhiên liệu cho sản xuất hơi nước, góp phần tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ÔNMT.

- Khí thải của tháp tạo hạt ure được xử lý bằng cách nâng chiều cao vòi phun của tháp tạo hạt từ 41m lên 50m, chiều cao phát thải khí của tháp tạo hạt urê là 65 mét, tăng hiệu quả làm lạnh hạt urê và làm giảm khả năng phát tán bụi cũng như khí amoniac.

Qua kết quả lấy mẫu đo kiểm cho thấy, hàm lượng các khí độc hại và bụi trên đều nằm trong giới hạn cho phép quy định trong QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 21:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học; Quy chuẩn 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện.

Bảng 2.4: Kết quả đo kiểm khí thải tại Nhà máy năm 2013 T T Vị trí đo Bụi mg/m 3 CO mg/m 3 SO2 mg/m 3 NOx mg/m 3 NH3 mg/m 3 H2S mg/m 3 QCVN 19:2009/BTNMT cột A 400 1000 1500 1000 76 7,5 QCVN 21:2009/BTNMT cột A 400 - 1500 1000 76 - QCVN 22:2009/BTNMT cột A 400 - 1500 1000 - - 1 Khí thải lò hơi số 1 264 123 420 308 8,5 2,6 2 Khí thải lò hơi số 2 212 54,5 393 370 8,1 2,3 3 Khí thải lò hơi số 4 296 66,8 422 382 7,4 1,4 4 Khí thải lò hơi số 6 332 28,1 444 490 7,2 3,0 5 Khí thải lò hơi số 7 351 221,1 432 465 7,9 3,4 6 Khí thải hệ thu hồi khí thổi

gió 44 40,5 106 134 2,7 4,4

(Nguồn:Trung tâm Môi trường và Sản xuất sạch (CECP) - Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp,2013)

Các kết quả quan trắc môi trường đối với mẫu không khí xung quanh cũng nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

2.2.3.3. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại

Do sử dụng công nghệ khí hóa than nên hàng ngày có một lượng lớn chất thải rắn được thải ra môi trường. Chất thải rắn chủ yếu được xác định là xỉ và bụi than sinh ra trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, cũng có một lượng lớn chất thải nguy hại được sinh ra gây nguy hại tới môi trường sản xuất và môi trường sống xung quanh.

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chất thải rắn của công ty

TT Nguồn gốc Lƣợng thải

1 Xỉ và tro bay của lò hơi 8.500 tấn/tháng

2 Xỉ, bụi lò khí hóa 1.600 tấn/tháng

3 Vỏ bao PP, PE, giấy, bao bì… 10kg/tháng

4 Rác thải sinh hoạt 1.500kg/tháng

5 Hạt Rê sin xử lý nước cấp lò hơi (trao đổi

ion) 20 tấn/6 năm

6 Xúc tác tổng hợp NH3 30 tấn/6 năm

7 Xúc tác chuyển hóa CO 30 tấn/ 5 năm

8 Sắt thép vụn 10 tấn/năm

(Nguồn: Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc)

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chất thải nguy hại của công ty

TT Nguồn gốc Lƣợng thải

1 Chất thải chứa hợp chất sunfua 415kg/tháng

2 Bóng đèn huỳnh quang thải 1,5kg/tháng

3 Chất hấp thụ, vật liệu lọc, gie lau máy 0,8 tấn/tháng

4 Nhựa trao đổi ion qua sử dụng trong quá

trình xử lý nước cấp lò hơi 20 tấn/6 năm

5 Dung dịch và bùn thải từ quá trình tái sinh 1,8 tấn/tháng

(Nguồn: Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc)

Trong tổng lượng chất thải rắn của công ty thì xỉ than chiếm tỷ lệ nhiều nhất (khoảng 336 tấn/ngày), nguồn phát sinh chủ yếu là xỉ than lò tạo khí và hơi nhà máy nhiệt điện. Công ty đã áp dụng giải pháp bể lắng xỉ tách riêng với hệ thống lắng tro, đầu tư thiết bị khai thác cơ giới bằng cổng trục. Xỉ ra đáy lò được nước đưa về bể lắng tập trung, sau đó dùng thiết bị cổng trục để khai thác làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng, hoặc bán cho cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Tro lò hơi bán phục vụ dân sinh.

* Đối với các loại chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại:

- Chất thải sinh hoạt được thu gom, phân loại đưa vào lò tạo khí để đốt thu hồi nhiệt sản xuất hơi nước.

- Chất thải xây dựng thông thường được thu gom tập kết vào khu vực cuối công ty để san lấp mặt bằng.

- Chất thải nguy hại như dầu xi lanh và dầu bôi trơn trục thải, thùng hóa chất, chất xúc tác mất hoạt tính và các dung dịch hấp thụ hết khả năng làm việc được thu gom, phân loại, lưu giữ riêng, xử lý bằng cách chôn lấp theo quy định, hoặc bán cho khách hàng có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)