3.2.1. Phương pháp chuẩn bị mẫu
Lấy mẫu là công đoạn quan trọng trong quá trình phân tích. Mẫu là một phần nhỏ từ đối tượng cần phân tích. Những kết quả phân tích thu được từ mẫu là đại diện cho toàn bộ khối lượng nguyên liệu, nếu lấy mẫu không đúng phương pháp kết quả phân tích sẽ không phản ánh đúng đặc tính của nguyên liệu.
a. Cách lấy mẫu gạo nguyên liệu mua vào
Lấy mẫu từ phía trước, ở giữa và cuối phương tiện. Số lượng bao được lấy mẫu là căn bậc 2 của số bao có trong lô hàng, tổng số lượng mẫu từ 1 - 3 kg.
Khi nhập hàng vào kho lấy mẫu từng bao một, sau khi nhập xong trộn đều mẫu và lấy khoảng 1 – 3 kg để kiểm nghiệm.
b. Cách lấy mẫu gạo bán thành phẩm
Lấy mẫu theo từng công đoạn trên dây chuyền sản xuất, khoảng 2 giờ lấy mẫu một lần để kiểm tra các chỉ tiêu, độ ẩm,…Khối lượng mẫu tối thiểu là 1 kg.
Sau khi chất cây, lấy mẫu theo đường chéo 5 mặt của cây hàng. Số lượng bao được lấy mẫu là căn bậc 2 của số bao có trong lô hang, tổng số lượng mẫu từ 1 - 3 kg.
c. Cách lấy mẫu gạo thành phẩm
Gạo sau khi đấu trộn ta tiến hành lấy mẫu tại các họng xả, mỗi họng lấy khoảng 10 bao, tổng số lượng mẫu từ 1 - 3 kg.
3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
a. Thí nghiệm: Khảo sát tác động của loại gạo và độ ẩm đến tỷ lệ gạo nguyên trong
công đoạn xát trắng.
- Loại gạo: IR50404 (A) và OM4900 (B) - Đặc điểm của giống lúa IR50404 và OM4900
+ IR50404: Loại gạo này có hàm lượng amylose cao nên cứng cơm, hạt gạo bầu tròn ngắn, màu trắng đục có bạc bụng, chiều dài trung bình hạt gạo 6,74 mm.
+ OM4900: Hạt gạo dài, trong, mềm ngon, có mùi thơm nhẹ và chiều dài trung bình hạt gạo 7,0 – 7,3 mm.
- Tiến hành thí nghiệm: Khi nhà máy thu mua nguyên liệu tiến hành lấy 2 mẫu nguyên liệu gạo lức (IR50404 và OM4900) cho vào túi PE khoảng 1 – 1,3 kg mỗi mẫu đánh ký hiệu, nguyên liệu có 4 mức độ ẩm khác nhau đem đi đo độ ẩm bằng máy Kett và xác định tỷ lệ hạt nguyên của 2 loại gạo. Sau khi gạo xát trắng xong ta tiến hành lấy 2 mẫu gạo xác định lại tỷ lệ gạo nguyên. Ghi nhận kết quả. Thí nghiệm lặp lại 5 lần.
b. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 12: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lấy 2 mẫu gạo lức (IR50404 và OM4900)
Công đoạn xát trắng
Xác định tỷ lệ gạo nguyên Xác định tỷ lệ gạo nguyên
Đo độ ẩm (mỗi loại gạo có 4 mức độ ẩm khác nhau)
3.2.3. Xử lý số liệu
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, lập lại 5 lần. Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Excel. Thống kê sự ảnh hưởng của loại gạo và độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên trong công đoạn xát trắng bằng chương trình Stragraphics plus 15.1 ở mức ý nghĩa 5% và so sánh kết quả đó.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 11: Sự thay đổi loại gạo và độ ẩm nguyên liệu ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo nguyên trong công đoạn xát trắng
Tỉ lệ gạo nguyên theo loại gạo
Độ ẩm (%) A B Trung bình 15,0 – 15,7 72,22 71,16 71,69d 15,8 – 16,5 76,38 74,92 75,65b 16,6 – 17,3 78,46 77,02 77,74a 17,4 – 18,1 73,22 72,34 72,78c Trung bình 75,07a 73,86b
(Các số mang chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sai khác có ý nghĩa thống kê P < 0,05)
Hình 13: Biểu đồ thể hiện sự biến đổi loại gạo và độ ẩm đến tỷ lệ gạo nguyên (%) trong công đoạn xát trắng
Biểu đồ và bảng trên cho thấy loại gạo và độ ẩm ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo nguyên. Với loại gạo OM4900 (loại B) có lớp cám dày, cấu trúc hạt bở, mềm, hạt dài nên trong quá trình xát trắng phải chịu tác dụng của lực ma sát giữa gạo với trục xát, giữa gạo với lưới xát và giữa các hạt gạo với nhau làm hạt gạo dễ bị gãy nhiều hơn
Biểu đồ thể hiện sự biến đổi loại gạo và độ ẩm đến tỷ lệ gạo nguyên 64 66 68 70 72 74 76 78 80 15.0 - 15.7 15.8 - 16.5 16.6 - 17.3 17.4 - 18.1 Độ ẩm G ạo n gu yê n LOẠI A LOẠI B
nên tỷ lệ gạo nguyên thu hồi thấp. Trên bảng số liệu ta thấy loại gạo IR50404 (loại A) hạt ngắn ở mức độ ẩm 16,6 – 17,3 thì tỷ lệ gạo nguyên là cao nhất vì ở độ ẩm này hàm lượng nước có trong hạt gạo vừa đủ tạo nên cấu trúc hạt cứng chắc hơn nên ít bị gãy vỡ khi qua công đoạn xát trắng. Nguyên liệu có độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ gạo nguyên khi xát trắng. Khi nguyên liệu có độ ẩm quá cao 17,4 – 18,1 hàm lượng nước có trong hạt nhiều, dễ xát nhưng lại khó tách tạp chất và cấu trúc hạt mềm làm khả năng liên kết của hạt gạo bị kém nên hạt dễ gãy vỡ khi xát, cám ẩm ướt trong quá trình xát có thể bám vào máy xát làm giảm năng suất. Ngược lại khi hạt có độ ẩm quá thấp 15,0 – 15,7 thì dễ bị gãy nát do cấu trúc hạt khô giòn và cứng, lớp cám bám chặt vào hạt gạo nên rất khó bóc ra đòi hỏi thời gian xát lâu hơn và cường độ xát cũng phải lớn để tách lớp cám ra khỏi hạt gạo nên tỷ lệ hạt nguyên thấp, đồng thời gia tăng tỷ lệ hạt gãy (do tăng áp lực ở buồng xát để tách lớp cám ra).
Từ kết quả trên cho thấy gạo hạt dài dễ bị gãy hơn gạo hạt ngắn. Điều chỉnh máy phù hợp theo loại gạo cũng là một lưu ý quan trọng trong việc nâng cao tính hữu hiệu trong công đoạn xát trắng. Việc lựa chọn loại gạo và khống chế độ ẩm đầu vào ở mức hợp lý cũng hết sức cần thiết, nhằm nâng cao tỉ lệ gạo nguyên của tiến trình, một kết quả có ý nghĩa phẩm chất và hiệu quả kinh tế của nhà máy.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Khảo sát thực tế cho thấy việc xác định độ ẩm nguyên liệu và biết được loại gạo trước khi đưa vào chế biến là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó không những góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao giá trị thương phẩm, với loại gạo và độ ẩm thích hợp thì khi đưa vào chế biến sẽ hạn chế được tỷ lệ gạo gãy, đồng thời tăng được tỷ lệ gạo nguyên.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, loại gạo IR50404 ở độ ẩm 16,6 - 17,3% thì nguyên liệu sau khi qua xát trắng sẽ hạn chế được tỷ lệ gạo gãy, đồng thời tăng được tỷ lệ gạo nguyên (hơn 78%). Còn độ ẩm quá cao hay quá thấp đều làm giảm hiệu suất thu hồi gạo nguyên. Vì vậy, đó cũng là lý do để các nhà sản xuất cần phải chọn loại gạo và độ ẩm thích hợp trước khi đưa vào chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để có một sản phẩm gạo chất lượng cao, ngoài các yếu tố ảnh hưởng nói trên thì các nhà máy sản xuất cần phải có công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất hợp lý, đội ngũ nhân sự có trình độ và tay nghề cao,… nhằm góp phần làm cho chất lượng gạo Việt Nam ngày càng tốt hơn.
- Thuận lợi của Công ty
Công ty có vị trí hết sức thuận lợi cho việc trao đổi mua bán hàng hóa số lượng lớn. Diện tích mặt bằng sản xuất rộng. Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc.
- Khó khăn của Công ty
Công ty chưa có kho bảo quản nguyên liệu nên những lúc vào vụ nguyên liệu quá nhiều nên các bồn chứa bị quá tải làm gián đoạn quá trình nhập nguyên liệu.
Băng tải cây thường bị gãy làm gián đoạn đến việc nhập nguyên liệu, mất thời gian cho việc sửa chữa.
5.2. KIẾN NGHỊ
Cần thay đổi băng tải mới để nhập nguyên liệu ở đường thủy thuận lợi hơn. Lắp đặt thêm mái che ở bến sông.
Bố trí thêm nhà xe cho công nhân và nhân viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đức Hợi (2006). Kỹ thuật chế biến lương thực. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Sum (2005). Bài giảng kiểm nghiệm lương thực. Trường TH kỹ thuật – lương thực thực phẩm Vĩnh Long.
3. Trần Như Khuyên (2007). Giáo trìnhcông nghệbảo quản và chế biến lương thực. Nhà xuất bản Hà Nội.
4. Tài liệu Công ty trách nhiệm hữu hạng Việt Hưng.
5. Tổng Công ty Lương thực miền Nam, 2011. Định mức kinh tế - kỹ thuật chế biến gạo.
6. Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. Tài liệu ISO 9001:2008.
Trang web
Nguồn http://www.buivanngo.
PHỤ LỤC
Thí nghiệm: Kết quả thống kêkhảo sát sự ảnh hưởng của loại gạo và độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo nguyên trong công đoạn xát trắng.
Analysis of Variance for Ty le Gao Nguyen - Type III Sums of Squares
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
MAIN EFFECTS A:Do Am 680.091 3 226.697 413.33 0.0000 B:Loai Gao 43.923 1 43.923 80.08 0.0000 INTERACTIONS AB 1.851 3 0.617 1.12 0.3421 RESIDUAL 61.428 112 0.548464 TOTAL (CORRECTED) 787.293 119
Multiple Range Tests for Ty le Gao Nguyen by Do Am
Method: 95.0 percent LSD
Do Am Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
15.0 - 15.7 30 71.69 0.135211 X
17.4 - 18.1 30 72.78 0.135211 X
15.8 - 16.5 30 75.65 0.135211 X
16.6 - 17.3 30 77.74 0.135211 X
Analysis of Variance for Ty le Gao Nguyen - Type III Sums of Squares
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
MAIN EFFECTS
A:Loai Gao 43.923 1 43.923 80.08 0.0000
B:Do Am 680.091 3 226.697 413.33 0.0000
AB 1.851 3 0.617 1.12 0.3421
RESIDUAL 61.428 112 0.548464
TOTAL (CORRECTED) 787.293 119
Multiple Range Tests for Ty le Gao Nguyen by Loai Gao
Method: 95.0 percent LSD
Loai Gao Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
B 60 73.86 0.095609 X