Kỹ thuật tái chế và đấu trộn

Một phần của tài liệu phúc trình thực tập công nghệ xay xát tại cty tnhh việt hưng. khảo sát tác động của độ ẩm và loại gạo đến tỉ lệ gạo nguyên (Trang 38 - 40)

a. Kỹ thuật tái chế

Để khắc phục các khuyết điểm của gạo nguyên liệu cho chính xác để ít tốn chi phí cho quá trình tái chế cần được thực hiện các bước.

- Lấy mẫu đại diện cho từng lô hàng xác định chỉ tiêu chất lượng của mẫu đó.

- So sánh các chỉ tiêu chất lượng đã kiểm tra so với các chỉ tiêu chất lượng theo hợp đồng. Từ đó xác định chỉ tiêu nào chưa đạt cần xử lý và mức độ xử lý.

- Một số hạng mục thường xử lý đối với gạo nguyên liệu để cho ra thành phẩm. + Tạp chất: Xử lý bằng sàng tạp chất.

+ Tấm lẫn: Dùng sàng đảo hoặc trống tách tấm để xử lý hoặc có thể kết hợp cả hai sàng đảo và trống.

+ Mức xát trắng nếu gạo đã xát 4 – 5% thì qua máy xát rồi lau bóng lại. Nếu gạo đã xát 7 – 8% thì cần qua lau bings là đạt yêu cầu.

+ Thóc lẫn: xử lý bằng rằn tách thóc.

b. Kỹ thuật đấu trộn

Là phương pháp sử dụng rộng rãi đối với các loại gạo dùng để phối trộn tấm với gạo hoặc gạo với gạo để cho ra gạo thành phẩm đạt yêu cầu hợp đồng. Ngoài ra trong sản xuất thường cho ra gạo có hàm lượng tấm thấp hơn so với yêu cầu xuất

kho nên ta phải tiến hành đấu trộn, ta có thể đấu trộn giữa gạo trắng thẳng với gạo đã qua lau bóng. Có 2 cách để đấu trộn: đấu trộn bằng tay và đấu trộn bằng máy. Sau khi kiểm tra chất lượng các lô hàng xác định được tỷ lệ đấu trộn thì cán bộ kỹ thuật sẽ cho mở thùng chứa gạo và tấm đi xuống theo đúng tỷ lệ đã định trước bằng cách điều chỉnh thước đo bên dưới các thùng chứa gạo tấm sẽ được chảy xuống băng tải theo từng lớp, băng tải sẽ đưa và tấm đến bồ đài và được bồ đài vận chuyển lên 1 cái sàng. Sàng có tác dụng loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, sâu mọt,…sau đó sẽ được đưa vào thùng đấu trộn, tiếp theo gạo đã được đấu trộn sẽ đi xuống 1 thùng chứa để định lượng gạo vào bao để xuất đi.

Tỷ lệ đấu trộn thường 5:2 (5 gạo: 2 tấm), tùy theo chất lượng của từng loại gạo. Đấu trộn thường để điều chỉnh các chỉ tiêu: tấm, hạt vàng, hư bệnh, độ đồng nhất,… để có tỷ lệ đấu trộn ta cần phân tích tấm trong gạo và áp dụng công thức

A BC C B A = C A C B   B AC Trong đó A: Phần trăm tấm trong lô gạo thứ 1 dùng đấu trộn (%) B: Phần trăm tấm trong lô gạo thứ 2 dùng đấu trộn (%) C: Phần trăm tấm trong lô gạo sau khi đấu trộn (%)

Theo nguyên tắc gạo lau bóng không được đấu trộn, nhưng để đáp ứng yêu cầu hợp đồng và lợi nhuận kinh doanh nên có thể chấp nhận được với tỉ lệ. Trước khi đấu trộn kiểm phẩm cần đấu thử trước để làm chuẩn sau đó đưa cho người vận hành máy chạy theo mẫu thử. Ở cơ sở đấu trộn không có công thức mà chủ yếu do cảm quan, đấu trộn dựa vào phẩm chất của từng lô gạo mà đấu trộn cho phù hợp.

Hình 11: Sơ đồ đấu trộn gạo

Chú thích

1. Thùng chứa gạo đấu trộn 2. Băng tải

3. Bồ đài 4. Sàng

5. Thùng chứa gạo thành phẩm 6. Bầu lắng cám 7. Van điều chỉnh lưu lượng

Công thức bình quân gia quyền: dùng để tính cho độ ẩm và % tấm

2 1 2 1 2 2 1 1. .     w m m w m w m Trong đó

m1: khối lượng cây gạo 1 w2: độ ẩm (% tấm) cây gạo 2 m2: khối lượng cây gạo 2 w1-2: độ ẩm (% tấm) sau đấu trộn w1: độ ẩm (% tấm) cây gạo 1

Một phần của tài liệu phúc trình thực tập công nghệ xay xát tại cty tnhh việt hưng. khảo sát tác động của độ ẩm và loại gạo đến tỉ lệ gạo nguyên (Trang 38 - 40)