Một số kiến nghị cá nhân.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ viễn thông của Công ty Cổ phần dịch vụ kết nối số VTC trên thị trường nước ngoài (Trang 41 - 44)

1 056 938 9 739 378 67 73 324 367 735 8 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

3.3 Một số kiến nghị cá nhân.

VTC-DIGILINK là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty đa phương tiện truyền thông VTC, phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế không chỉ mang lại lợi ích cho Công ty mà nó cũng mang lại lợi ích to lớn cho Tổng Công ty. Bên cạnh đó còn giúp Công ty xây dựng một vị trí trên trường quốc tế. Sau đây tôi xin đưa ra một số kiến nghị đối với Công ty Cổ phần dichj vụ kết nối số VTC như sau:

thực hiện tốt các giải pháp mà đề xuất của luận văn đưa ra nhằm góp một phần giải quyết các vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải.

- Cần tăng thêm quyền chủ động cho Công ty trong việc vạch ra các chiến lược kinh doanh và phương thức kinh doanh, định giá các dịch vụ viễn thông quốc tế bằng cách phân cấp quản lý đầu tư mạnh mẽ đi liền với trách nhiệm vủa Công ty, giao quyền cho cán bộ đầu tư chuyên trách để đánh giá và đưa ra giá cả phù hợp nhất.

- Không ngừng nghiên cứu, phát triển qui mô dịch vụ nhằm thu hút thuê bao, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào trong quản lý. Công việc này sẽ giúp các nhà quản lý nhanh chóng bắt kịp tiến độ làm việc của các phòng ban, từ đó đưa ra các chiến lược kịp thời giúp Công ty hoạch định các chính sách, chiến lược để cạnh tranh với các dịch vụ khác trên thị trường.

- Có chính sách hỗ trợ trong các hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế phục vụ các đồng bào sống tại các nước trên thế giới.

- Tập trung vào các giải pháp tăng cường các hoạt động Marketing, truyền thông quảng cáo nhằm nâng cao thương hiệu của Công ty hiện tại chưa xây dựng một vị trí nhât định

KẾT LUẬN

Dịch vụ viễn thông quốc tế là một dịch vụ có vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ hội nhập và phát triển của Việt Nam hiện nay. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế, cuộc cạnh tranh nhằm giành phần lớn thị phần về phía mình giữa các doanh nghiệp khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế diễn ra ngày càng khốc liệt. Đặc biệt kể từ khi Nhà nước xóa bỏ độc quyền và cho phép mở cửa thị trường này thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên sôi động hơn. Việc xây dựng một chiến lược cạnh tranh đúng đắn và có hiệu quả là một công việc vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và với VTC- DIGILINK nói riêng.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ bản về dịch vụ viễn thông quốc tế, về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh, luận văn đã phân tích thực trạng cũng như môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế của VTC-DIGILINK trong thời gian qua và đã rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của Công ty để làm căn cứ xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Công ty trong lĩnh vực khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế cho tới năm 2015.

Chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế của VTC-DIGILINK tới năm 2015 còn cần được cụ thể hóa trong từng giai đoạn nhất định và đối với từng loại hình dịch vụ cụ thể.

Để hoàn thành được đề tài này, tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn TS. Nguyễn Anh Minh đã trực tiếp hướng dẫn tôi để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Mạnh Dũng (2012), Phát triển Dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế, Luận văn tốt nghiệp, Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.

2. Bùi Xuân Phong (2006), Quản trị kinh doanh viễn thông, Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.

3. Công ty Cổ phần dịch vụ kết nối số VTC, Báo cáo kinh doanh năm 2007.

4. Công ty Cổ phần dịch vụ kết nối số VTC, Báo cáo kinh doanh năm 2012

5. Bùi Xuân Chung (2008), Xã hội hóa và quan hệ công tư trong phát triển DVVTCI Việt Nam, Tạp chí Công nghệ thông tiin và Truyền thông, Hà Nội. 6. Trần Thu Thủy(2007), Phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế tại Tập đoàn

Bưu chính viễn thông Việt Nam trong WTO.

7. Đỗ Hoàng Toàn - Nguyễn Kim Truy(2003), Marketing, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

8. Phan Trọng Phức(Chủ biên)(2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Ph.D Dao Tung(2009), Marketing Practice and Exercise, NEU of VNU. 10. Trần Đăng Khoa(2006), Những nét chớnhvề định hướng phát triển ngành

viễn thông Việt Nam.

11. Bộ Bưu Chính-Viễn Thông (2007), Chỉ thị về Định hướng chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ viễn thông của Công ty Cổ phần dịch vụ kết nối số VTC trên thị trường nước ngoài (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w