Phát triển chiều sâu

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ viễn thông của Công ty Cổ phần dịch vụ kết nối số VTC trên thị trường nước ngoài (Trang 26 - 28)

1 056 938 9 739 378 67 73 324 367 735 8 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

2.2.2.Phát triển chiều sâu

Song song với các hoạt động nhằm thu hút khách hàng bằng việc mở rộng các chương trình mới. Các dịch vụ của Công ty cũng cần được nâng cấp về mặt chất lượng hay nói cách khác là phát triển dịch vụ theo chiều sâu.

Phát triển dịch vụ theo chiều sâu nghĩa là doanh nghiệp cố gắng tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên các thị trường hiện tại. Dịch vụ được tăng chất lượng khi:

 Dịch vụ hiện tại còn nhiều tiềm năng để phát triển mà doanh nghiệp chưa khai thác hết.

 Sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về các dịch vụ là khá lớn.

Và để làm được điều đó, dưới đây là một số những biện pháp mà Công ty đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm phát triển chiều sâu các dịch vụ viễn thông đã được trình chiếu:

[1] Nâng cấp chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ:

- Các kênh truyền hình mang tính chất giải trí cần có nội dung, phương thức sáng tạo giúp người xem lạ mắt mà luôn giữ được giá trị văn hóa bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Ví dụ kênh truyền hình giải trí tổng hợp đài TH TPHCM được đưa thêm các nội dung mới như: chương trình giành cho thiếu nhi, sẽ được kết hợp với chương trình quảng cáo gồm nhiều màu sắc và các loài động vật khác nhau…từ năm 2011 đến 2012 tổng số lượng kênh trình chiếu tại nước ngoài, đã tăng từ 17 kênh lên tới 36 kênh.

- Với nội dung phong phú thỏa mãn thị hiếu người xem như nhu cầu về văn hóa, du lịch, phim tryện nước ngoài...Chương trình văn hóa thường giành cho các kiều bào, nội dung chương trình chủ yếu đề cập tới đời sống, tìm hiểu về các dân tộc vùng núi của Việt Nam…

- Các chương trình chuyên ngành như: kinh tế và đầu tư, sức khỏe, thời trang…cần được đa dạng hóa hơn bằng một số hình thức như: tìm hiểu chi tiết hơn về các ngành, lĩnh vực đầu tư…xu hướng thời trang đánh vào từng lứa tuổi khác nhau...luôn tạo cảm giác mới mẻ cho người xem chương trình. [2] Trình độ người dẫn chương trình (MC) cần được đào tạo một cách bài bản

chính Công ty chịu trách nhiệm quản lý, nhằm tăng chất lượng của mỗi chương trình được phát sóng. Cụ thể năm 2011, đã có gần 10 lớp học và gần 100 MC được đào tạo trong lớp chuyên môn. Nâng cao kỹ năng về trình độ và giao tiếp. Tính đến năm 2012, con số cũng đã tăng gấp đôi so với năm ngoái.

[3] Đối với những kênh dịch vụ mũi nhọn của Công ty như IPTV – VTC cần có chương trình chăm sóc khách hàng chu đáo và có những “ Chương trình đặc biệt ” dành cho khách hàng lâu năm của dịch vụ. Ví dụ như:

- Khách hàng sử dụng dịch vụ IPTV-VTC trong một thời gian từ hai năm trở lên sẽ được tham dự bữa tiệc do chính Công ty tổ chức 2 năm một lần. Trong bữa tiệc đó, các khách hàng ruột và các khách hàng có độ tuổi từ 40 trở lên của Công ty sẽ được tham gia các chương trình thú vị do VTC- DIGILINK tổ chức. Như bốc thăm trúng thưởng với các phần quà có giá trị rất lớn. Và thông thường các bữa tiệc thường được tổ chức tại các khách sạn lơn như Sofitel, Sheration…

- “Chương trình đặc biệt” là chương trình được phát sóng theo yêu cầu của khách hàng. Các chương trình này được trình chiếu trong khung giờ đặc biệt. Thông thường khung giờ: sáng từ 6h đến 8h; chiều từ 15h đến 20h. [4] Nội dung chương trình cần được cập nhật thường xuyên, chính xác và kịp

thời. Đáp ứng được nhu cầu của người xem.

Tăng số lượng phim nước ngoài, từ 10 nước lên 20 nước khác nhau. Các bộ phim có phụ đề hoặc phiên dịch. Đồng thời tăng số lượng kênh truyền hình trực tiếp tại Việt Nam. Từ 23 lên 30 kênh. Bổ sung thêm số lượng đầu Video cho kho dữ liệu VoD.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ viễn thông của Công ty Cổ phần dịch vụ kết nối số VTC trên thị trường nước ngoài (Trang 26 - 28)