Đánh giá việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Tài liệu THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM - Chương 2 docx (Trang 41 - 43)

Vềmặt nhận thức, Việt Nam chưa thực hiện hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế một cách hệ thống. Bộ Thương mại xem xét dưới góc độ chính sách xuất nhập khẩu. Bộ Tài chính xem xét dưới góc độ chính sách thuế. Bộ

Công nghiệp xem xét dưới góc độ chính sách cạnh tranh, chính sách ngành. Từđó, chính sách thương mại quốc tếcủa Việt Nam thiếu sựkết hợp đồng bộ

giữa các cơquan chức năng. Các cơ quan thực hiện nhiệm vụtheo quyền hạn, nhiệm vụdo Chính phủquy định. Những công việc mới phát sinh thường mất thời gian đểquyết định ai sẽthực hiện và nên thực hiện nhưthếnào.

Việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành chế tạo và tăng cường xuất khẩu của khu vực FDI còn yếu. Việc tự do hoá các ngành công nghiệp chế tạo chưa có một lộ trình rõ ràng được doanh nghiệp và các bộ ngành liên quan chia xẻ. Vấn đề phát triển ngành các ngành công nghiệp chế tạo trong nước còn gặp nhiều trởngại trong đó có một nguyên nhân là chưa có sựthống nhất vềmục tiêu và cách thức sửdụng các công cụ (thuế, phi thuế) để hỗ trợ. Việc tăng cường xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo tăng lên nhanh chóng ở

khu vực FDI song làm thếnào đểkhuyến khích khu vực này gia tăng hơn nữa hàng xuất khẩu chếtạo vẫn chưa có câu trảlời rõ ràng và đầy đủ.

ngành, đặc biệt là BộThương mại và Bộ Công nghiệp, xem là một biện pháp quan trọng để gia tăng xuất khẩu của Việt Nam. Điều này được thể hiện cả ở

Đề án phát trin xut khu giai đon 2006-2010 của Bộ Thương

mại và những định hướng của Bộ Công nghiệp. Bộ Thương mại thậm chí đã

đặt việc

cởi mở, mạnh dạn hơn trong chính sách thu hút đầu tưnước ngoài nhưlà biện pháp đầu tiên trong việc đổi mới cơ chế chính sách. Tuy nhiên, trong phần giải pháp thực hiện đề án của Bộ Thương mại, việc khuyến khích xuất khẩu của khu vực FDI mới chỉ được thể hiện ở việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành hàng điện tửvà linh kiện máy tính.

Việc xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất liên kết với các doanh nghiệp trong nước và thực hiện xuất khẩu còn hạn chế. Những mong muốn về việc phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng khác của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chếxuất chưa thực sựđược đáp ứng. Thực

tế này bắt nguồn từ việc phân chia chức năng quản lý và xúc tiến. Việc thu hút và xây dựng các khu công nghiệp và khu chếxuất do Chính phủhoặc các Uỷban nhân dân chủtrì với sựtham gia của các nhà đầu tưcơ sởhạtầng bên trong khu công nghiệp. Việc thực hiện xây dựng cơ sở hạtầng bên ngoài khu công nghiệp do Bộgiao thông vận tải chủtrì. Việc xúc tiến thương mại do Bộ

Thương mại chủ trì. Các đơn vị này hiện tại chưa thực hiện cùng phối hợp để

trợ giúp các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất gia tăng xuất khẩu.

Thực trạng phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tếtrong điều kiện hội nhập quốc tế cho thấy Việt Nam rất cần một cơ quan đầu mối (với

đầy đủ quyền hạn, nguồn lực và trách nhiệm) phối hợp hoạt động hoàn thiện giữa các bộ, ngành liên quan. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước cần được tham gia nhiều hơn vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách.

2.3.5. Sdng chsli thế so sánh hin hu (RCA) và Dán phân tích thương mi toàn cu (GTAP) để đánh giá vic hoàn thin

Một phần của tài liệu Tài liệu THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM - Chương 2 docx (Trang 41 - 43)