- quy mô, hình thể
3.3.2. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động định giá
Thị trường BĐS luôn là bài toán khó cho các nhà quản lý, để làm minh bạch thị trường cũng như bình ổn thị trường thì việc hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan tới BĐS là một biện pháp cốt lõi. Định giá là một mảng quan trọng góp phần tạo nên sự hoạt động thông suốt cho thị trường BĐS, vì vậy để làm tốt công tác định giá cần đưa ra các quy định nhằm điều tiết hoạt động này hiệu quả hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình phát triển, mặt hạn chế của thị trường BĐS và định giá BĐS là chưa có những chuẩn mực rõ ràng cho công tác quản lý, về phương pháp và nguyên tắc định giá BĐS chưa đồng nhất để có thể làm cơ sở cho việc xem xét kết quả của công tác định giá. Do đó có nhiều ý kiến xung quanh tính chính xác của kết quả định giá BĐS dưới sự biến động không ngừng của thị trường bất động sản. Các chính sách thay đổi trong quản lý, qui hoạch đất đai làm cho tính chính xác của kết quả định giá BĐS trở nên kém bền vững thông qua các động thái của thị trường.
Để thúc đẩy hoạt động của thị trường BĐS đi theo đúng hướng và để hoạt động định giá BĐS thực sự trở thành công cụ điều tiết hiệu quả thì Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý BĐS và hoạt động định giá, tránh tình trạng quá nhiều văn bản chồng chéo và chưa đầy đủ như hiện nay. Cụ thể đối với hoạt động định giá thì hệ thống văn bản pháp lý đó là các chính sách đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc sử dụng đất, hệ thống các nguyên tắc, phương pháp định giá, các tiêu chuẩn định giá phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây là vấn đề khó khăn nhất cần phải có những chính sách định hướng vĩ mô của Nhà nước, sự trợ giúp của nhiều tổ chức quốc tế và thông qua quá trình học tập kinh nghiệm lâu dài từ các nước trên thế giới.