3.2.1 Giải pháp về quy hoạch
- Trong năm 2013 – 2014 tập trung hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh sẽ cung cấp đƣợc bức tranh tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội ổn định để tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tƣ khi quyết định đầu tƣ vào Quảng Ninh.
60
- Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020. Quy hoạch ngành phải bài bản, rõ ràng, mang tính chiến lƣợc. Quy hoạch ngành phải phù hợp với tiềm năng, lợi thế sẵn có và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Thu hút vốn đầu tƣ phải bám sát các quy hoạch của tỉnh đã đƣợc phê duyệt.
- Dành những quỹ đất có lợi để kêu gọi các dự án quan trọng có tính động lực, các dự án thuộc diện khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tƣ. Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi, công khai quy hoạch, tập trung giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho các dự án đầu tƣ để hấp dẫn các nhà đầu tƣ.
- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ thân thiện với môi trƣờng, đặc biệt là du lịch sinh thái biển. Các dự án cần giảm thiểu các tác động của hoạt động du lịch đến môi trƣờng biển, trên cơ sở ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng biển, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, ít tiêu thụ năng lƣợng, nƣớc sạch và tăng cƣờng tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ, đặc biệt trên các đảo, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
3.2.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Nhà nƣớc và tỉnh Quảng Ninh cùng nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tƣ, chính sách thu hút đầu tƣ, chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ phù hợp với từng vùng, địa phƣơng; đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ; giải quyết nhanh các thủ tục sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tƣ để thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, quan tâm xây dựng khung pháp lý thông thoáng và môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng du lịch và môi trƣờng văn hóa lành mạnh để phát huy các hoạt động du lịch, dịch vụ.
- Về chính sách thuế: nhà nƣớc cần hoàn thiện chính sách thuế theo hƣớng khuyến khích, thúc đẩy đầu tƣ, tăng cƣờng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy vốn để đổi mới công nghệ, hạ giá thành, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, duy trì và nâng cao nguồn thu ổn định cho ngân sách.
61
- Về chính sách đất đai: Phải hƣớng tới tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và có nhiều ƣu đãi hơn nhƣ có thể miễn giảm tiền thuê đất trong một số năm, kéo dài hơn thời hạn cho thuê đất, giải quyết nhanh và dứt điểm những vƣớng mắc trong giải phóng mặt bằng. Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất, mặt bằng cho các nhà đầu tƣ kinh doanh cơ sở hạ tầng, cần có sự linh hoạt trong điều chỉnh giá đất nhằm phù hợp với mục tiêu của từng dự án.
- Về chính sách tín dụng: Xóa bỏ chính sách phân biệt đối xử tín dụng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện bình đẳng cho mọi doanh nghiệp về nghĩa vụ, quyền lợi về tài chính trong việc vay vốn, hƣởng các chế độ ƣu đãi về chính sách tiền tệ và các dịch vụ tài chính khác.
- Tỉnh tập trung chỉ đạo và dành nguồn vốn thích đáng để đầu tƣ kết nối hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án: giao thông, cấp điện, cấp nƣớc… Đối với những dự án trọng điểm, có tính chất động lực, tỉnh sẽ tiến hành hoàn chỉnh các điều kiện kết nối về hạ tầng kỹ thuật - xã hội cũng nhƣ xây dựng chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ riêng đối với từng dự án để khuyến khích đầu tƣ nhƣ Dự án Sân bay Vân Đồn, Khu phức hợp vui chơi giải trí cao cấp có casino tại khu kinh tế Vân Đồn…
3.2.3 Giải pháp về cơ sở hạ tầng du lịch
- Ủy ban nhân dân đảm bảo đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đƣờng giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc…đến chân công trình.
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án có ý nghĩa chiến lƣợc nhƣ: các tuyến giao thông đƣờng bộ Nội Bài – Hạ Long, Hạ Long – Móng Cái, đƣờng nối Hạ Long với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đƣờng cao tốc Hải Hà – Móng Cái, đƣờng ven biển Thanh Hoá – Quảng Ninh; sân bay Vân Đồn; đƣờng sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long; các cảng Cái Lân, Hải Hà, để tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tƣ.
- Khai thác tối đa tiềm năng về vốn đầu tƣ của các tập đoàn tài chính có quy mô lớn nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: đƣờng giao thông, cảng biển, sân bay…
62
- Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nhanh gọn, đồng thời, địa phƣơng cần phối hợp với ngân hàng để hỗ trợ cho doanh nghiệp vay khoảng 70% vốn đầu tƣ. Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, đất dự án cần đƣợc địa phƣơng bỏ kinh phí đền bù, làm sạch mặt bằng; xây dựng đƣờng giao thông, lắp đặt hệ thống điện lƣới, mạng thông tin liên lạc đến tận chân tƣờng dự án.
- Để có vốn đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tỉnh Quảng Ninh một mặt cần sử dụng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc; mạnh dạn vay nợ bổ sung nguồn vốn đầu tƣ; nghiên cứu phát hành trái phiếu chính quyền địa phƣơng, trái phiếu công trình để thực hiện xã hội hóa vốn đầu tƣ vào các công trình trọng điểm du lịch.
- Sử dụng cơ chế thị trƣờng trong đầu tƣ hạ tầng nhằm nâng cao hiệu quả, thu hút đầu tƣ và sự tham gia sâu rộng hơn nữa của thị trƣờng vốn và khu vực tƣ nhân; xây dựng một hệ thống quản lí nợ công mạnh và toàn diện ở địa phƣơng để tránh cho các khoản vay nợ và nợ tiềm tàng của chính quyền địa phƣơng trở nên nghiêm trọng.
3.2.4 Giải pháp về cải cách hành chính
- Công khai các quy hoạch, chính sách đầu tƣ, thủ tục đầu tƣ và các thông tin liên quan trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ và các cơ quan liên quan; công khai danh mục thủ tục hành chính, quy trình giải quyết về lĩnh vực đầu tƣ trên cổng thông tin điện tử của IPA.
- Xây dựng quy định xác định rõ trách nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ nếu các kiến nghị của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực không đƣợc xem xét giải quyết.
- Định kỳ 6 tháng một lần, lãnh đạo tỉnh tổ chức đối thoại với doanh nghiệp theo lĩnh vực để giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh ngiệp đầu tƣ tại Quảng Ninh.
- Rà soát tổng thể các thủ tục hành chính và loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tƣ (triển khai thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 07/12 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc loại bỏ những rào cản và
63
hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tƣ) trong đó có quy định cụ thể về trình tự thủ tục đầu tƣ, các cá nhân giải quyết, thời gian giải quyết và công khai đánh giá hiệu quả của ngƣời giải quyết. Hằng năm, thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của nhà đầu tƣ đối với những dịch vụ cung cấp của tỉnh.
3.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch
- Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi cao trong trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hƣớng dẫn viên, lễ tân. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu trên, cần phải có một chƣơng trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên. Những hƣớng để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài cho ngành du lịch bao gồm:
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Ngoài việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cấp chất lƣợng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về trình độ ngoại ngữ, trình độ giao tiếp, ứng xử, cần có các dự án đào tạo ngoại ngữ, nâng cao kiến thức làm rõ nguồn lợi cho cộng đồng, cho dân cƣ địa phƣơng.
- Tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch, định hƣớng chính sách, hình thành khung pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực du lịch, đồng thời cần tăng cƣờng liên kết đào tạo về du lịch với các trƣờng và tổ chức quốc tế nhằm đƣa chất lƣợng đội ngũ lao động du lịch tiến kịp với tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế.
- Tăng cƣờng đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, áp dụng phƣơng pháp mới trong đào tạo, phát triển nhân lực du lịch, từng bƣớc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trong đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch; phối hợp giữa các cơ sở đào tạo du lịch với các doanh nghiệp du lịch trong giảng dạy, đảm bảo kiến thức lý thuyết phù hợp với thực tế làm việc. Các doanh nghiệp cần đặt ra các yêu cầu cụ thể liên quan đến các kỹ năng về ngoại ngữ và chuyên môn của ngƣời lao động đối với các cơ sở đào tạo.
64
- Ngoài ra, tỉnh cần triển khai chƣơng trình giáo dục du lịch toàn dân để nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch và làm du lịch, tinh thần tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, lòng tôn trọng, hiếu khách, cởi mở, bảo vệ môi trƣờng…thông qua việc thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong công chúng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền khác.
3.2.6 Giải pháp về xúc tiến đầu tƣ, quảng bá du lịch
- Chuyển đổi căn bản nhận thức về vai trò quan trọng của công tác xúc tiến đầu tƣ, xác định rõ xúc tiến đầu tƣ là việc làm thƣờng xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm trọng tâm là của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt đối với các nguồn vốn đầu tƣ, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
- Đổi mới phƣơng pháp và hình thức xúc tiến đầu tƣ theo hƣớng trực tiếp làm việc với trực tiếp từng nhà đầu tƣ để giới thiệu các dự án cụ thể phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh và lợi ích của các nhà đầu tƣ. Đồng thời đàm phán tìm ra những cơ chế, chính sách ƣu đãi tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tƣ và ƣu tiên cho những nhà đầu tƣ phát triển lâu dài tại Quảng Ninh và đầu tƣ có chuyển giao những công nghệ tiên tiến
- Hoàn thành việc xây dựng hệ thống trang Website về đầu tƣ và du lịch bằng song ngữ Anh – Việt và bộ tài liệu xúc tiến đầu tƣ của Quảng Ninh để nhà đầu tƣ tiếp cận tất cả các thông tin trƣớc khi quyết định đầu tƣ, từ các thông tin chung nhƣ định hƣớng, kế hoạch, hệ thống luật pháp, hệ thống giao thông, chính sách đến thông tin cụ thể nhƣ quy hoạch ngành, ƣu đãi đầu tƣ, điều kiện đầu tƣ, điều kiện hoạt động chung và các dịch vụ hỗ trợ cụ thể của Quảng Ninh.
- Xem xét, đề xuất mở văn phòng đại diện xúc tiến đầu tƣ, du lịch và thƣơng mại của Quảng Ninh tại một số quốc gia trọng điểm do UBND tỉnh quản lý và IPA là cơ quan đầu mối để phối hợp với các sở, ngành liên quan.
- Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lƣợc với các tổ chức, hiệp hội, công ty tƣ vấn thƣơng mại, đầu tƣ nƣớc ngoài. Thực tế cho thấy, một số tổ chức của nƣớc ngoài nhƣ JETRO, JICA, JBAV, KOTRA… có tiếng nói quan trọng trong việc hỗ trợ, định hƣớng các nhà đầu tƣ của nƣớc họ nghiên cứu đầu tƣ trên một số địa
65
phƣơng. Do vậy, xây dựng chƣơng trình làm việc với các tổ chức nêu trên để tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức này trong công tác xúc tiến đầu tƣ là hƣớng ƣu tiên quan trọng.
- Nâng cao năng lực của nhân viên xúc tiến đầu tƣ bằng cách xây dựng một chƣơng trình đào tạo và phát triển nhân lực một cách tổng thể. Chƣơng trình này cần tập trung vào hai lĩnh vực chính: đào tạo chuyên môn và đào tạo các kỹ năng giao tiếp. Chƣơng trình đào tạo chuyên môn nhằm mục đích phát triển các kỹ năng chuyên môn của nhân viên nhƣ về luật pháp, môi trƣờng kinh doanh, ngoại ngữ, kỹ năng nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu thị trƣờng…Kỹ năng giao tiếp có thể bao gồm kỹ năng thuyết trình và thƣơng lƣợng, kỹ năng bán hàng, quan hệ, khả năng lãnh đạo, quản lý…
Phát triển thương hiệu du lịch Quảng Ninh
- Xây dựng thƣơng hiệu du lịch và thực hiện các hoạt động phát triển du lịch tai 4 trung tâm lớn trên địa bàn tỉnh bao gồm: thƣơng hiệu du lịch vùng, địa phƣơng, thƣơng hiệu sản phẩm du lịch, thƣơng hiệu doanh nghiệp du lịch…; Nghiên cứu, đề xuất chính sách, cơ chế bảo vệ, chia sẻ lợi ích và phát triển thƣơng hiệu sau khi đã đƣợc công nhận.
- Hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp xây dựng và phát triển thƣơng hiệu du lịch của địa phƣơng, thƣơng hiệu du lịch của doanh nghiệp.
- Hàng năm, tổ chức các cuộc thi bình chọn thƣơng hiệu Du lịch trong ngành Du lịch nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ, khẳng định thƣơng hiệu du lịch Quảng Ninh nhƣ: bình xét các doanh nhân tiêu biểu trong lĩnh vực du lịch, các danh hiệu hàng đầu trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận tải, các điểm du lịch, các điểm dừng nghỉ, các trung tâm mua sắm…
Phát triển sản phẩm du lịch
- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, biển đảo, nghỉ dƣỡng ở vịnh Hạ Long, du lịch văn hoá, tâm linh với khu di tích danh thắng Yên Tử, Đông Triều, du lịch biên giới, khám phá ở Móng Cái và phát triển các loại hình
66
du lịch mới nhƣ du lịch MICE, du lịch chữa bệnh, du lịch làng quê, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm…
- Phát triển những dịch vụ cao cấp nhƣ khu casino ở Vân Đồn để biến nơi này thành điểm nhấn của du lịch Quảng Ninh và thu hút khách ngoại quốc. Thực hiện các công trình vui chơi, giải trí đẳng cấp ở Hạ Long, Uông Bí nhƣ dịch vụ leo núi, du thuyền, lặn biển, các khu phố thƣơng mại, trung tâm mua sắm lớn, trò chơi cảm giác mạnh. Xây dựng nhiều dịch vụ, điểm tham quan bổ trợ hút du khách đến vào mùa đông, khi đó họ vẫn có thể ngắm vịnh, vui chơi đồng thời có thể giữ chân khách ở lại, để khách tiêu nhiều tiền hơn.
- Hình thành và phát triển chuyên nghiệp hơn nữa những tuyến du lịch nội tỉnh nhằm kết nối chặt chẽ hơn di sản văn hoá giữa các các vùng, miền trong tỉnh nhƣ: Uông Bí - Hạ Long - Vân Đồn; Yên Tử - Cửa Ông - Vân Đồn; Uông Bí - Yên Hƣng