Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh, sự chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ của Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch; sự phối hợp của các ban ngành, chính quyền địa phƣơng; sự ủng
31
hộ của toàn xã hội và sự nỗ lực của toàn ngành du lịch, sự nghiệp du lịch của tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lƣợng. Đặc biệt, từ năm 2005, sau khi Luật Du lịch đƣợc đi vào thực tiễn, hoạt động du lịch đã đƣợc điều chỉnh bởi những quy định pháp luật có hiệu lực cao, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển bền vững cũng nhƣ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Qua đó, hoạt động du lịch đã thu hút đƣợc sự tham gia của các thành phần kinh tế, các thành phần dân cƣ trong xã hội, tạo ra diện mạo mới của Du lịch Quảng Ninh và đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ:
2.1.2.1 Doanh thu du lịch và khách du lịch
Những năm qua, hoạt động du lịch Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến; các cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch, nhƣ đƣờng, bến cảng, khu vui chơi giải trí, tàu vận chuyển khách, hệ thống thông tin liên lạc…đã từng bƣớc đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực. Hạ Long, Quảng Ninh đang thu hút ngày một nhiều khách du lịch và tình cảm của bạn bè trong nƣớc, quốc tế. Bảng 2.1 sẽ cung cấp số liệu về doanh thu ngành du lịch và số lƣợng khách du lịch tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 – 2011 nhƣ sau:
Bảng 2.1: Doanh thu và số lƣợng khách du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 – 2011
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng khách Triệu lượt 3,600 4,373 4,800 5,400 6,459
Khách quốc tế Triệu lượt 1,437 2,309 2,009 2,200 2,296
Doanh thu Tỷ đồng 2.298 2.645 2.801 3.200 3.545
32
Qua bảng số liệu trên cho thấy hoạt động du lịch vẫn phát triển cao và khá ổn định qua các năm với tốc độ tăng trƣởng trung bình của thị trƣờng khách du lịch đạt 16%/năm. Doanh thu trung bình tăng 15%/năm. Nếu nhƣ năm 2000, lƣợng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh mới chỉ đạt trên 544.000 lƣợt khách (bằng 25,4% so với lƣợng khách của cả nƣớc), thì năm 2011 trong tổng số 6,459 triệu lƣợt khách, có 2,3 triệu lƣợt khách quốc tế.
Năm 2012, Quảng Ninh đón khoảng 7 triệu lƣợt khách, trong đó gần 2,5 triệu lƣợt khách quốc tế, đạt doanh thu 4.300 tỉ đồng – cao hơn mức thu ngân sách của một số tỉnh nghèo. 7 triệu lƣợt khách, nhƣng chỉ có 45% lƣu trú cũng là một thực tế buồn đối với du lịch Quảng Ninh. Tỷ lệ khách quốc tế nghỉ lại qua đêm khi đến với Quảng Ninh có cao hơn khách nội địa - 53% - cũng không làm sáng sủa hơn đối với tình hình phát triển du lịch của địa phƣơng này. Bởi, có đến quá nửa du khách đến Quảng Ninh là khách vãng lai, khách qua cửa khẩu biên giới, hoặc khách hành hƣơng trong ngày...
Thậm chí, nếu có lƣu trú thì thời gian cũng không dài: Bình quân 1,6 ngày/khách nội địa, 1,7 ngày/khách quốc tế.
Trong khi đó, mức chi tiêu bình quân của mỗi du khách lƣu trú tại Quảng Ninh mới đạt khoảng 18,6USD/ngày, gồm những khoản cơ bản: Tổng số tiền ăn uống thu đƣợc của du khách tại Quảng Ninh năm 2012 là 1.044 tỉ đồng. Nhƣ vậy, bình quân mỗi du khách chỉ chi khoảng 7USD/ngày cho ăn uống, trong khi Quảng Ninh nổi tiểng bởi sự đa dạng, phong phú của các đặc sản biển. Điểm đáng lƣu ý nữa: Tất cả các khoản thu hằng ngày từ mỗi du khách cho các dịch vụ: Vận chuyển, hƣớng dẫn, phí tham quan... chỉ khoảng 11USD.
2.1.2.2 Điều kiện trang bị cơ sở vật chất
Để tiếp tục duy trì đƣợc vị thế của mình, thời gian qua, Quảng Ninh đã đầu tƣ và thu hút đầu tƣ gần 20 dự án phát triển du lịch và dịch vụ, tổng vốn đạt gần 5.200 tỷ đồng. Trong đó, 8 dự án đầu tƣ hạ tầng khu du lịch với tổng mức đầu tƣ đƣợc phê duyệt bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc khoảng 4.000 tỷ đồng. Bảng
33
2.2 thể hiện tình hình đầu tƣ cơ sở lƣu trú của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007 đến năm 2011 nhƣ sau:
34
Bảng 2.2: Hiện trạng cơ sở lƣu trú của Quảng Ninh giai đoạn 2007 – 2011
Hạng mục 2007 2008 2009 2010 2011
Cơ sở lƣu trú 866 846 827 820 852
Số phòng 12.249 12.369 12.327 12.280 12.600
Khách lƣu trú(triệu lƣợt) 2,295 2,323 2,041 2,000 3,545
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh)
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 852 cơ sở lƣu trú du lịch với 12.600 buồng. Trong đó, có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao với gần 500 buồng; 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, với 1.884 buồng; 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, với 1.102 buồng… Tổng số tàu vận chuyển và lƣu trú khách du lịch gần 500 chiếc, với tổng vốn đầu tƣ 650 tỷ đồng. Theo tin từ Phòng nghiệp vụ, Sở Du lịch Quảng Ninh, từ đầu tháng 10/2007 đến nay, các khách sạn cao cấp ở Quảng Ninh (3-4 sao) đạt công suất khai thác buồng phòng cao, từ 85% trở lên. Đặc biệt, có những tuần khách sạn 2 sao cũng kín phòng.
2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh lữ hành và kinh doanh vận chuyển khách thăm vịnh Hạ Long
Tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 36 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đang hoạt động, tăng bình quân 8%/năm trong 4 năm. Thời gian qua, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn đã tiếp tục đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, phƣơng tiện và lao động, tăng cƣờng các hình thức liên kết, hợp tác để đƣa khách qua cửa khẩu và ngoài nƣớc về tỉnh. Năm 2010, Quảng Ninh đón 322.000 lƣợt khách quốc tế qua cửa khẩu, tăng 73% so với cùng kỳ và 309.000 lƣợt khách nƣớc ngoài, tăng 200% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc là thị trƣờng tiềm năng, lƣợng khách Trung Quốc đến Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao trong khách
35
du lịch quốc tế đến Việt Nam. Năm 2011, khách du lịch Trung Quốc chiếm 24% tổng lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam.
Tuy lƣợng khách vào nhiều nhƣng tình hình thực hiện đón khách diễn ra hết sức phức tạp và lộn xộn do sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp tham gia dịch vụ này để tìm cách thu hút khách, các doanh nghiệp thi nhau hạ giá, bán rẻ sản phẩm, dẫn đến tiêu chuẩn chất lƣợng phục vụ khách bị hạ thấp tới dƣới mức bình thƣờng. Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp vẫn lách luật cung cấp dịch vụ cho khách du lịch theo tour không trọn gói, móc nối với nhà hàng khách sạn, “khoán trắng” cho các chi nhánh, văn phòng đại diện, hƣớng dẫn viên tự khai thác không theo đúng quy định của nhà nƣớc; liên kết với đối tác Trung Quốc để đối tác tự điều hành tour, tự điều hành xe, đặt khách sạn…
Vịnh Hạ Long hiện có 460 tàu du lịch đƣa khách đi thăm quan Vịnh, trong đó có 169 tàu lƣu trú qua đêm với 2,747 triệu lƣợt khách, trong đó có 1,347 triệu lƣợt khách quốc tế. Số lƣợng doanh nghiệp khai thác, phục vụ du khách tham quan cũng tăng hơn trƣớc. Đƣợc biết, các tàu du lịch chở khách nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long hạng cao cấp cũng đƣợc các hãng lữ hành đặt chỗ đến hết quý I-2008. Một trong những nguyên nhân tăng lƣợng khách lƣu trú chủ yếu là khách quốc tế ở Hạ Long chính là việc các tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc)- Hạ Long (Việt Nam) đƣa khách du lịch đến thƣờng xuyên, 1 ngày/chuyến thay cho 2 ngày/chuyến nhƣ trƣớc đây. Đặc biệt, các chuyến tàu đều đƣợc khai thác với công suất tối đa 700 khách/chuyến [19]. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Quảng Ninh ngày càng đƣợc đẩy mạnh thông qua các hội chợ, xúc tiến du lịch đã tạo nên sức hút với khách quốc tế.
Tỉnh Quảng Ninh đang rất chú trọng đến sự an toàn cho tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long bằng cách chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, con ngƣời, cũng nhƣ xây dựng các phƣơng án phòng chống thiên tai sát với thực tế của Cảng vụ đƣờng thủy nội địa Quảng Ninh và các doanh nghiệp kinh doanh tàu trên vịnh
36
Hạ Long . Điều này sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho du khách, giảm thiểu đƣợc những rủi ro có thể xảy ra – đặc biệt trong mùa mƣa bão.
37
2.1.2.4 Hoạt động hƣớng dẫn du lịch
Từ 2007 đến nay, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã mở 70 lớp để bồi dƣỡng các kiến thức cơ bản về du lịch cho hơn 4.000 lƣợt ngƣời là đội ngũ thuyền viên tàu du lịch, lái xe du lịch, ngƣời bán hàng tại chợ đêm; tổ chức đào tạo nâng cao cho hơn 300 lƣợt hƣớng dẫn viên du lịch; tổ chức đào tạo bổ sung, nâng cao cho gần 400 lƣợt nhân viên trong các nhà hàng; phối hợp với cơ quan chuyên ngành của Tổng cục Du lịch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao cho hàng trăm lƣợt ngƣời làm trong các khách sạn về tiêu chuẩn chung của dự án EU; tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý cho 68 ngƣời là lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch. Qua báo cáo và thống kê của ngành du lịch, hiện nay lực lƣợng lao động trực tiếp tại các khách sạn, nhà hàng, phƣơng tiện vận chuyển…trong ngành du lịch có gần 25.000 ngƣời, trong đó có 10% có trình độ từ cao đẳng trở lên; 52 % đƣợc đào tạo nghề từ 6 tháng – 2,5 năm; số còn lại là lao động phổ thông và lao động chƣa qua đào tạo.
Nhìn chung, số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch vẫn còn hạn chế, vì vậy tỉnh Quảng Ninh đang quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo cơ bản và công tác hƣớng dẫn quản lý hoạt động hƣớng dẫn viên du lịch trên địa bàn. Đặc biệt, UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 1316/UBND-DL2 chỉ đạo về việc đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh năm 2013. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với dự án EU – Tổng cục Du lịch, các cơ sở đào tạo, các trƣờng đại học trong và ngoài tỉnh có uy tín, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh năm 2013. Hoạt động này nhằm mục đích góp phần đƣa ngành du lịch của tỉnh ngày càng phát triển, xứng tầm với tiềm năng và mang đẳng cấp quốc tế.
2.1.2.5 Xây dựng, khai thác các tuyến, các điểm du lịch
Đến nay, Du lịch Quảng Ninh đã hình thành 4 khu du lịch trọng điểm là Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn và Đông Triều - Uông Bí - Yên Hƣng. Trong Chƣơng trình phát triển du lịch giai đoạn 2005 - 2010 và định hƣớng đến năm 2015, Quảng
38
Ninh rất chú trọng đến công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật và các cơ sở dịch vụ, phát triển các sản phẩm du lịch mới, mở rộng không gian du lịch tới các trung tâm du lịch trọng điểm để hình thành các tuyến, điểm du lịch: Hạ Long - khu du lịch biển, tham quan di sản, du lịch hội nghị và vui chơi giải trí; Đông Triều - Uông Bí - Yên Hƣng - khu du lịch văn hoá, lễ hội, tâm linh; Vân Đồn - khu du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và nghỉ dƣỡng; Móng Cái - khu du lịch thƣơng mại, du lịch biển và du lịch văn hoá.
Ngành Du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung đầu tƣ xây dựng các khu, điểm du lịch chất lƣợng cao; ƣu tiên dành quỹ đất có vị trí phù hợp và áp dụng cơ chế ƣu đãi đặc biệt để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ hình thành các khu vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực, khách sạn cao cấp, trung tâm hội nghị, hội thảo quy mô lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với trung tâm du lịch vịnh Hạ Long, các khu du lịch trọng điểm nói trên sẽ tạo nên một loạt các tuyến, điểm du lịch mới. Trong đó, điển hình là quần thể di tích, danh thắng Yên Tử, khu du lịch Bãi Dài, Quan Lạn - Minh Châu, Ngọc Vừng, Vƣờn quốc gia Bái Tử Long, quần thể di tích Bạch Đằng…
Để thực hiện mục tiêu này, các địa phƣơng có liên quan cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh và ngành du lịch đang khẩn trƣơng triển khai quy hoạch chi tiết, đầu tƣ xây dựng một số hạng mục công trình cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ tổ chức khai thác. Mặc dù còn nhiều hạn chế về quy mô đầu tƣ và chất lƣợng dịch vụ, nhƣng các tuyến, điểm du lịch mới của Quảng Ninh đã bắt đầu hấp dẫn khách du lịch trong nƣớc và quốc tế.