Những thành công trong công tác thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 59)

lịch Quảng Ninh

- Đóng góp đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh: Tổng sản phẩm đƣợc tạo ra trong ngành du lịch giai đoạn 2009 – 2012 tăng hàng năm, chiếm bình quân 6,3%.GDP toàn tỉnh. Năm 2010 và 2011 tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh cao nhất cũng đạt 6,7% và năm 2009 tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh thấp nhất là 5,7%. Điều này đƣợc thể hiện trong bảng 2.5 nhƣ sau:

Bảng 2.5: Tác động của thu hút đầu tƣ vào du lịch đối với hoạt động kinh tế của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 – 2011

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2009 2010 2011 2012*

Tổng sản phẩm du lịch Tỷ đồng 1.883 2.824 3.915 4.046

Tổng sản phẩm toàn tỉnh Tỷ đồng 32.811 41.841 58.761 65.616

Tỷ trọng GDP du lịch/tỉnh % 5,7 6,7 6,7 6,1

50

Từ bảng số liệu trên cho thấy việc đóng góp của tổng sản phẩm ngành du lịch vào sự tăng trƣởng GDP chung của toàn tỉnh trong những năm qua là chƣa cao, chƣa tƣơng xứng với lợi thế du lịch ở địa phƣơng. Do đó, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ để tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tƣ vào ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Công tác thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch trong những năm qua khá tốt, đặc biệt trong thời gian gần đây đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch địa phƣơng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng tiến bộ. Trong giai đoạn 2007 – 2011, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh là công nghiệp, xây dựng – dịch vụ – nông, lâm, thủy sản thể hiện qua bảng 2.6 nhƣ sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh (2007 – 2011)

Đơn vị: %

2007 2008 2009 2010 2011

Nông, lâm, thủy sản 7,2 6,6 6,1 5,5 5,1

Công nghiệp – Xây dựng 53,1 53,3 53,6 53,4 53,8

Dịch vụ 39,7 40,1 40,3 41,1 41,1

( Nguồn: Số liệu thống kê – Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh)

Từ bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng của ngành nông, lâm, thủy sản giảm đáng kể, từ 7,2% năm 2007 xuống còn 5,1% năm 2011. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng bình quân là 0,4%/năm, chiếm 41% cơ cấu ngành kinh tế năm 2011.

- Đóng góp cho ngân sách: Cùng với sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch thì mức độ đóng góp của khu vực này vào ngân sách ngày càng tăng. Bằng việc đóng góp các loại thuế bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên…Vốn đầu tƣ cho du lịch đã tăng thu ngân

51

sách cho tỉnh và có xu hƣớng ngày càng tăng do hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng đi vào ổn định.

- Góp phần giải quyết việc làm: Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến hết năm 2011, Quảng Ninh có khoảng 25.000 lao động trực tiếp và 55.000 lao động gián tiếp phục vụ trong ngành du lịch, chiếm khoảng 12% tổng số lao động của tỉnh. Hiện tại, cơ cấu lao động nhóm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp: 41,88%, công nghiệp - xây dựng: 28,07%, thƣơng mại - dịch vụ: 30,02%. Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với cơ cấu lao động trong nhóm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp là 37%, công nghiệp - xây dựng: 27% và dịch vụ - thƣơng mại: 36%; đến năm 2020 phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ công nghiệp theo hƣớng hiện đại, cơ cấu lao động trong các nhóm ngành kinh tế sẽ tƣơng ứng là 25%, 25% và 50%. Nhƣ vậy, nhóm ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng sẽ có đóng góp quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm mới cho nhiều lao động tại địa phƣơng trong tƣơng lai.

- Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính: Để đạt đƣợc những kết quả thu hút vốn đầu tƣ vào phát triển ngành du lịch nhƣ đã phân tích, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để tăng tính hấp dẫn của ngành du lịch bằng một loạt các biện pháp đã góp phẩn đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính của địa phƣơng: 1 - Thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ (đi vào hoạt động từ tháng 3-2012), nhằm hỗ trợ công tác tƣ vấn, đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ trong thời gian sớm nhất, từ đó tạo động lực thu hút doanh nghiệp mới đến với Quảng Ninh. 2 - Tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến Quảng Ninh năm 2012 mang tầm cỡ quốc gia với chủ đề “Hội tụ và lan toả”. Từ thành công của hội nghị này, đã có rất nhiều nhà đầu tƣ ở các quốc gia khác nhau thƣờng xuyên đến để tìm hiểu, nghiên cứu đầu tƣ. 3- Hoàn thiện kế hoạch Hành động và triển khai thực hiện Chƣơng trình hành động quốc gia về Du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2020 vào tháng 5 – 2013 vừa qua để làm định hƣớng cho việc kêu gọi đầu tƣ vào ngành du lịch tỉnh.

52

2.3.2 Những hạn chế trong công tác thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch Quảng Ninh

- Số lượng, chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư chưa cao: Lƣợng vốn đầu tƣ cho ngành du lịch trong thời gian qua có tăng nhƣng chƣa đều qua các năm, nguồn vốn gia tăng chủ yếu là khu vực doanh nghiệp tƣ nhân trong và ngoài tỉnh, chƣa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của ngành du lịch. Số lƣợng các dự án FDI chƣa nhiều, chủ yếu là các dự án có vốn đầu tƣ thấp, quy mô nhỏ, hàm lƣợng công nghệ chƣa cao, chƣa thực sự khai thác đƣợc hết các lợi thế, tiềm năng, thiếu các dự án có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, Theo thống kê của các ngành chức năng, trong giai đoạn 1988 – 2012, vốn FDI cho phát triển du lịch, dịch vụ thu hút đƣợc hơn 1 tỷ USD (chiếm 25,3% tổng số vốn đầu tƣ) với 33 dự án các loại (chiếm 37,1% tổng số dự án). Vốn thực hiện trên 1 dự án chỉ chiếm 27,1% vốn đăng ký. Điều này phản ánh tình trạng triển khai hoạt động của các dự án có vốn FDI còn chậm.

- Công tác quy hoạch kém: Tầm nhìn trong quy hoạch phát triển du lịch kém dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch thƣờng xuyên. Tuy có rất nhiều lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ nhƣng do nhận thức về thu hút vốn của Quảng Ninh còn nhiều nóng vội, chạy theo số lƣợng và lợi ích trƣớc mắt mà chƣa tính đến chiến lƣợc lâu dài cũng nhƣ định hƣớng cụ thể để thu hút nguồn FDI chất lƣợng cao. Trong suốt thời gian dài tỉnh chƣa có các quy hoạch quan trọng để nhà đầu tƣ nhìn thấy rõ bƣớc hoạch định phát triển của địa phƣơng để tin tƣởng bỏ vốn đầu tƣ dài lâu.

- Hệ thống hạ tầng du lịch còn yếu: Hệ thống về cơ sở hạ tầng của tỉnh còn nhiều bất cập, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nƣớc, đƣờng giao thông; hệ thống hạ tầng dịch vụ bổ trợ cho hoạt động đầu tƣ kém lợi thế so với các địa phƣơng lân cận Hà Nội. Hiện nay việc di chuyển từ Hà Nội đi Quảng Ninh vẫn còn gặp khó khăn, mất nhiều thời gian (trên 3 giờ đến Hạ Long), quốc lộ 18A hiện đang quá tải vì lƣu lƣợng xe thông hành lớn, ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế nói chung và thu hút đầu tƣ du lịch tại Quảng Ninh nói riêng. Hệ thống đƣờng sắt mới đƣợc triển khai, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Sân bay quốc tế Vân Đồn đang chuẩn bị triển khai đầu

53

tƣ xây dựng. Trên địa bàn toàn tỉnh còn thiếu các dự án cao cấp để thu hút khách quốc tế có mức chi tiêu cao, thiếu các dịch vụ nhà hàng, khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí, khu thể thao…

- Công tác xúc tiến đầu tư kém hiệu quả: Mặc dù thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tuy nhiên, đến nay các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch của địa phƣơng ra thị trƣờng thế giới vẫn chƣa có tính chuyên nghiệp, cụ thể, hoạt động còn manh mún, chƣa có chƣơng trình cụ thể theo từng thời điểm, từng đợt, chƣa tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp để cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Các sản phẩm du lịch còn quá đơn điệu, tƣơng đối giống nhau và dịch vụ phục vụ du lịch còn thiếu cùng với tình trạng môi trƣờng du lịch chƣa đƣợc chú trọng dẫn tới thiếu tính bền vững trong phát triển du lịch.

- Nguồn nhân lực du lịch có trình độ còn thiếu: Hiện nay ngành du lịch Quảng Ninh có gần 60 ngàn lao động, trong đó chỉ có trên 20% lao động đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch, lao động có trình độ đại học chuyên ngành du lịch trở lên chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số. Hầu hết các trung tâm du lịch đang phát triển nhƣ: TP Hạ Long, Uông Bí, Vân Đồn, Móng Cái, đa số ngƣời dân chƣa có kiến thức về du lịch. Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vừa và nhỏ, nhân viên phục vụ đƣợc tuyển dụng từ các vùng quê, chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ du lịch hoặc đã đƣợc đào tạo nhƣng ở mức thấp cả về số lƣợng và chất lƣợng. Điều đáng nói, nguồn nhân lực du lịch không chỉ yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng, lực lƣợng lao động du lịch còn bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chƣa theo kịp những đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)