Kết quả thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 50 - 55)

2.2.2.1 Đầu tƣ trong nƣớc

Hàng năm, nhu cầu vốn của các tỉnh/thành khoảng từ 2.500-3.200 tỷ năm song kế hoạch hàng năm bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch của

45

Chính phủ chỉ đảm bảo từ 20-25% tổng số nhu cầu. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng hàng năm ngân sách các tỉnh/thành cũng bổ sung vào nguồn đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch khoảng gần 200-250 tỷ đồng chiếm khoảng 26-30% tổng vốn hỗ trợ từ ngân sách trong trong giai đoạn 2006-2010. Nguồn vốn của địa phƣơng chủ yếu bố trí cho công tác chuẩn bị đầu tƣ và giải phóng mặt bằng. Riêng phần vốn thực hiện dự án, hầu hết các địa phƣơng đều bố trí thấp hơn 50% tổng số vốn đầu tƣ của toàn dự án, thấp hơn mức quy định theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg.

Tình hình đầu tƣ của tỉnh Quảng Ninh cho xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng đƣợc thể hiện qua bảng 2.3 nhƣ sau:

Bảng 2.3: Chi ngân sách địa phƣơng cho đầu tƣ xây dựng cơ bản (XDCB) giai đoạn 2005 - 2011

ĐVT 2005 2009 2010 2011

Chi đầu tƣ XDCB Triệu đồng 977.791 2.882.056 3.908.970 5.786.455

Cơ cấu chi % 28,5 32,2 29,5 30,0

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh – Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2012)

Công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản giai đoạn 2005 – 2011 có sự chuyển biến tích cực. Ngân sách địa phƣơng đầu tƣ xây dựng cơ bản năm 2005 là 977.791 triệu đồng (chiếm 28,5% tổng chi ngân sách) và năm 2011 là 5.786.455 triệu đồng (chiếm 30% tổng chi ngân sách), tăng gần 6 lần trong vòng 7 năm. Với nguồn kinh phí tăng cao đã tập trung thực hiện đầu tƣ công trình trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành nhiều dự án quan trọng đƣa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả đầu tƣ đáp ứng yêu cầu (Trƣờng THPT chuyên Hạ Long, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Cầu vƣợt đƣờng sắt ở Uông Bí và Cẩm Phả, Đƣờng Ao Cá - Cái Dăm, Tuyến tránh thị trấn Đông Triều, Đƣờng Tỉnh lộ 334 Vân Đồn, Quốc lộ 18 đoạn Mông Dƣơng - Móng Cái,…). Triển khai mới một loạt dự án

46

giao thông lớn nhƣ: Cải tạo nâng cấp QL18C Tiên Yên-Hoành Mô (TMĐT: 785 tỷ); Tuyến đƣờng vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai-Quang Hanh (TMĐT 497 tỷ), Cải tạo nâng cấp Đƣờng tỉnh 340 huyện Hải Hà (286 tỷ), Cải tạo nâng cấp Đƣờng tỉnh 329 đoạn Mông Dƣơng - Ba Chẽ (284 tỷ), Dự án Đƣờng vào Khu công nghiệp Hải Hà và chuẩn bị điều kiện và thủ tục đầu tƣ một số dự án quan trọng mới nhƣ: Trung tâm Thể thao vùng Đông Bắc, Trung tâm Văn hóa, Thể thao, bảo tàng, thƣ viện, triển lãm tỉnh tại khu vực Cột 3, thành phố Hạ Long; Tuyến đƣờng vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Cái Mắm - Đồng Đăng, Cầu Bắc Luân II, Quốc lộ 4B kéo dài qua Vân Đồn, Đƣờng nối TP Hạ Long với đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Đƣờng Chợ Rộc - Đò Lá - Tiền Phong….)

Tính đến hết năm 2011 tổng nguồn vốn đầu tƣ cho du lịch Quảng Ninh đạt gần 19.000 tỷ đồng, cụ thể có 8 dự án đầu tƣ hạ tầng khu du lịch với tổng mức đầu tƣ đƣợc phê duyệt từ nguồn vốn ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra thu hút đƣợc các thành phần kinh tế khác đầu tƣ kinh doanh dịch vụ cơ sở lƣu trú và vui chơi giải trí du lịch khoảng 4.600 tỷ đồng. Điển hình nhƣ khách sạn Majestic tại TP Móng Cái do Công ty CP Thƣơng mại Dịch vụ và Du lịch Cao Su thực hiện với tổng số vốn đầu tƣ 645 tỷ đồng; khách sạn Mƣờng Thanh (TP Hạ Long) 320 tỷ đồng; khách sạn Lutus gần 300 tỷ đồng; khu du lịch sinh thái, resort hồ Yên Trung (TP Uông Bí) 1.300 tỷ đồng; quần thể sân golf, khách sạn, khu nghỉ dƣỡng cao cấp khu vực Ao Tiên (Vân Đồn) gần 1.800 tỷ đồng… Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 852 cơ sở lƣu trú du lịch. Trong đó, có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao với gần 500 buồng; 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, với 1.884 buồng; 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, với 1.102 buồng… Tổng số tàu vận chuyển và lƣu trú khách du lịch gần 500 chiếc, với tổng vốn đầu tƣ 650 tỷ đồng...

2.2.2.2 Đầu tƣ nƣớc ngoài

Trong những năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam; đóng góp khoảng 20% GDP của cả nƣớc, trên 50% kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô), 26% vốn đầu tƣ

47

toàn xã hội và 45% giá trị sản xuất công nghiệp; nộp ngân sách năm 2011 là 3,5 tỷ USD; tạo việc làm trực tiếp cho trên 1,5 triệu lao động và hàng triệu lao động gián tiếp khác.

Khối doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đã có những đóng góp quan trọng trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhƣ: nộp ngân sách đƣợc 691,3 tỷ đồng, vốn đầu tƣ thực hiện đạt 861,6 triệu USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 628,6 triệu USD… Nhiều dự án đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phƣơng. Bảng 2.4 sẽ thống kê tình hình vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của tỉnh Quảng Ninh thời gian qua phân theo 3 thành phần kinh tế chính:

Bảng 2.4: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế chính Số dự án đƣợc cấp phép Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) Vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ) Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tƣ (%) Tỷ trọng so với tổng số dự án (%) Tổng số 89,0 4.160,1 861,6 100 100

Nông, lâm, thủy sản 8,0 64,4 30,6 1,5 9,0

Công nghiệp, xây

dựng 48,0 3.043,5 545,6 73,2 53,9

Dịch vụ, du lịch 33,0 1.052,2 285,4 25,3 37,1

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh – Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2012)

Theo thống kê của các ngành chức năng, trong giai đoạn 1988 – 2012, vốn FDI cho phát triển du lịch, dịch vụ thu hút đƣợc hơn 1 tỷ USD (chiếm 25,3% tổng số vốn đầu tƣ) với 33 dự án các loại (chiếm 37,1% tổng số dự án). Trong đó có đến

48

30 dự án thuộc phân ngành dịch vụ lƣu trú và ăn uống với tổng vốn đăng ký là 1.008,2 triệu USD.

Với sự linh động, quyết đoán trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các thế hệ lãnh đạo tỉnh, đến nay thu hút FDI của tỉnh đã đạt những thành tựu lớn. Năm 2000, khu vực FDI chỉ chiếm 5% tổng số vốn đầu tƣ toàn xã hội (đạt 225 tỷ đồng) thì giai đoạn 2011 chiếm khoảng 8% tổng vốn đầu tƣ (đạt 3.318 tỷ đồng). Từ tháng 3-2012 đến tháng 4-2013, tỉnh đã cấp 57 giấy chứng nhận đầu tƣ cho các dự án trong nƣớc với tổng mức đầu tƣ hơn 23.900 tỷ đồng; cấp 6 giấy chứng nhận đầu tƣ cho các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với tổng mức đầu tƣ 66,872 triệu USD... Một số dự án quan trọng có tổng mức đầu tƣ lớn đang khẩn trƣơng triển khai công tác chuẩn bị, nhƣ: Dự án đƣờng nối TP Hạ Long với đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đƣờng cao tốc Hạ Long - Móng Cái; Dự án đƣờng dẫn và cầu Bắc Luân II; Dự án xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn; Dự án bảo vệ môi trƣờng TP Hạ Long; Trung tâm thƣơng mại và siêu thị Big C... bằng các hình thức đầu tƣ FDI, BOT, ODA...

Thực tế cũng cho thấy, FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Không những vậy, việc thu hút FDI còn giúp Quảng Ninh hội nhập sâu hơn với kinh tế quốc tế, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn đạt hơn 1.800 triệu USD). Với hệ thống nhà hàng, khách sạn do FDI đầu tƣ đã góp phần giúp Quảng Ninh thu hút đông đảo khách du lịch đến với mình. Điều này đã thực sự tạo đƣợc ấn tƣợng khi năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013, khách du lịch đến với Quảng Ninh đạt gần 8,6 triệu lƣợt. Đặc biệt, FDI góp phần tạo việc làm, cải thiện nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, hiện nay khu vực này đã tạo việc làm cho trên 10.000 lao động. Một bộ phận lao động địa phƣơng nhờ đó đƣợc tiếp cận vào làm việc trong các doanh nghiệp FDI, đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo nghề, ngoại ngữ…

Sau 25 năm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã giúp tỉnh mở rộng và tăng nguồn vốn đầu tƣ phát triển, tăng năng lực sản xuất, góp phần

49

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm mới cho ngƣời lao động, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới thiết bị, công nghệ... Đây cũng là một trong mũi nhọn góp phần

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)