6. Bố cục của luận văn
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có phần đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông, phía bắc giáp Phú Yên, phía nam giáp Ninh Thuận, phía tây nam giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, phía đông được biển Đông bao bọc. Mũi Hồn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa.
Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía đông giáp biển. Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2 Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa.
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Thành phố Nha Trang, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, là đô thị loại I, một trung tâm du lịch lớn trong cả nước.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình tỉnh Khánh Hoà tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông với các dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi; phía tây của tỉnh là sườn Đông dãy Trường Sơn, địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi, thảm thực vật còn khá tốt, có độ dốc lớn và địa hình chia cắt mạnh. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành những đồng bằng nhỏ hẹp thuộc các huyện Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Cam Ranh.
2.1.1.3. Khí hậu
Về khí hậu, trên nền chung của cả nước là tính chất nhiệt đới gió mùa. Khí hậu của Khánh Hòa còn mang sắc thái của khí hậu á xích đạo. Lượng bức xạ lớn hơn các nơi khác, biên độ dao động của nhiệt độ thấp, tổng nhiệt lượng trong năm lớn.
Nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu, Khánh Hòa có chế độ nhiệt cao với tổng nhiệt độ năm khoảng 9.600 - 9.7000
C và ít biến động nên rất thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều vụ sản xuất trong năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 - 270
C, ở vùng núi xuống dưới 24 và trên 280C ở vùng đồng bằng ven biển. Khánh Hòa là tỉnh có nhiều nắng, tổng số giờ nắng 2.400 - 2500 giờ/năm, rất thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch biển.
2.1.1.4. Thủy văn
Dãy Trường Sơn chạy dài ra sát biển đã làm cho hệ thống sông, suối chảy qua tỉnh đều ngắn và dốc; mạng lưới sông trên địa bàn khá phong phú, mật độ trung bình là 0,5 - 1 km/km2 với chiều dài trung bình từ 10 - 15 km. Trên địa bàn có 2 sông lớn chảy qua là sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hoà; sông Cái Nha Trang bắt nguồn từ vùng núi cao ở phía Tây của tỉnh có độ cao 1.500 - 2.000m; có lưu lượng bình quân 55,7 m3/giây, lưu lượng mùa kiệt là 7,32 m3/giây; sông Cái Ninh Hoà có diện tích lưu vực khoảng 830 km2, lưu lượng bình quân 23,9 m3
/giây, lưu lượng mùa kiệt là 0,6 m3/giây.
2.1.1.5. Tài nguyên biển
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có bờ biển đẹp, kéo dài từ xã Đại Lãnh đến vịnh Cam Ranh, có độ dài 385 km với nhiều cửa đầm, lạch, vịnh; có 6 đầm, vịnh lớn đó là Đại Lãnh, Vân Phong, Hòn Khói, Nha Phu, Cù Hân (Nha Trang) và vịnh Cam Ranh. Dọc bờ biển có những bãi triều, bãi cát mịn rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, nuôi trồng thuỷ sản và tiềm năng phát triển du lịch biển như bãi biển Đại Lãnh, Dốc Lết, Đầm Môn, Bãi
Tiên, Bãi Sạn, bãi Thuỷ triều Cam Ranh. Thềm lục địa ở đây rất hẹp, sâu chạy sát bờ biển với địa hình là các nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển tạo thành các mũi Hòn Thị, Khe Gà, Đông Ba… các bãi đá ngầm nhô lên khỏi mặt nước hình thành nên 200 đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô... xen kẽ là vũng trũng.
Trữ lượng hải sản biển khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%); khả năng khai thác cho phép hàng năm khoảng 70 nghìn tấn như cá, mực và các loại ốc; trên các đảo là nơi trú ngụ của loài chim yến, khai thác khoảng 2.000 kg/năm yến sào. Nước biển có nồng độ muối tương đối cao.
2.1.1.6. Tài nguyên rừng
Theo tài liệu thống kê, diện tích đất có rừng là 186,5 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m3, trong đó 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng; rừng sản xuất chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Rừng là một thế mạnh của Khánh Hoà, song việc khai thác bừa bãi những năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, bình quân mỗi năm giảm 740 ha và 0,145 triệu m3
gỗ; cùng với việc mất rừng là sự suy giảm hệ sinh thái.