6. Bố cục của luận văn
1.4.2. Phát triển du lịch bền vững
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
Du lịch bền vững được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo
lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ.
Du lịch bền vững giúp cộng đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từ các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Ngoài ra, du lịch bền vững cân nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu các tác động xấu của du lịch, trong khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt cho cộng đồng địa phượng, cả về kinh tế và xã hội. Những cơ hội và các đe doạ có thể chỉ được điều khiển thông qua du lịch bền vững đã được lập kế hoạch và quản lý cẩn thận.
Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai.[55]
Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương. (World Conservation Union,1996)
Ba trụ cột của du lịch bền vững:
* Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm …) và cố gắng có lợi cho môi trường.
* Gần gũi về xã hội và văn hoá, Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các
bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.
* Có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn.
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.
Mục tiêu của Du lịch bền vững là:
Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.
Không phải đến thời điểm này, tính bền vững trong du lịch mới được đề cập tới, mà mối lo ngại này đã được đề cập từ lâu, nhưng chưa nhận được sự quan tâm của đa số, cũng như chưa có những giải pháp quyết liệt nào đối phó với ô nhiễm môi trường, tiến tới phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin hiện đại, kèm theo đó là ý thức con người cũng dần được nâng cao để nhận thức sâu sắc hơn rằng môi trường sống đang bị đe dọa, ô nhiễm nặng nề hơn, những thảm họa do biến đổi khí hậu gia tăng, và cần có những biện pháp hiệu quả hơn, dứt khoát hơn, nhằm bảo vệ thành quả kinh tế đạt được, phát triển xã
Quan tâm đến yếu tố môi trường còn làm tăng khả năng cạnh trạnh cho dịch vụ du lịch, tăng khả năng thu hút du khách quốc tế. Bởi lẽ mức sống của người dân nước ngoài tăng cao, tiêu chuẩn đối với dịch vụ du lịch tốt cũng ở mức cao dần. Họ đã hình thành những chương trình du lịch xanh, khách sạn thân thiện với môi trường, hàng loạt các hoạt động quảng bá thành phố bền vững về môi trường... Khi các điểm du lịch biển nổi tiếng thế giới như đảo Penang, Langkawi, (Malaysia), đảo Bali (Indonesia), các đảo của Singapore... đã có những hướng dẫn du khách hoạt động thân thiện với môi trường, du lịch nước ta cần học tập và đề ra những phương án hành động cụ thể để bắt kịp tiêu chuẩn thế giới.
Theo đó, ông Francesco Frangialli, nguyên Tổng thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới khẳng định lần nữa tầm quan trọng của phát triển du lịch theo hướng bền vững trong xu thế ngày nay: Đã đến lúc nên biến “tính bền vững” từ lời nói thành hành động cụ thể, và đây là đòi hỏi cấp bách với tất cả những người làm du lịch [15, tr.18].
Từ những phân tích trên đây, có thể nhận thấy rằng du lịch biển Khánh Hòa cần được đầu tư phát triển hơn nữa để xứng đáng với tiềm năng du lịch đặc trưng ven biển mà thiên nhiên đã ban tặng. Đồng thời, cũng không thể bỏ qua vai trò của môi trường trong sự phát triển của du lịch biển, khi mà yếu tố môi trường và du lịch có tác động bổ sung hỗ trợ nhau. Nếu có được sự quan tâm đúng mức, dung hòa giữa phát triển du lịch biển và môi trường biển, tương lai hứa hẹn sẽ đạt được những thành tựu đáng tuyên dương, khích lệ, không chỉ cho du lịch biển Khánh Hòa nói riêng mà còn cho các quốc gia trên thế giới nói chung.
Tiểu kết chƣơng I
Du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại, hữu cơ, tương tác. Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nói chung, của Khánh Hòa nói riêng nếu được bảo vệ và khai thác hợp lý theo hướng bền vững sẽ phục vụ một cách hiệu quả và hữu ích cho việc phát triển du lịch ở đây. Để tìm hiểu sự gắn kết giữa môi trường và du lịch Khánh Hòa, tập trung vào du lịch biển với tư cách là “tài nguyên nước” đặc sắc, chương 1 của luận văn đề cập đến những lý do khách quan cần thiết cho việc bảo vệ môi trường Khánh Hòa theo hướng bền vững. Trong đó nổi bật là tiềm năng của du lịch biển Khánh Hòa trong hoạt động thu hút khách du lịch nói riêng, và cho ngành du lịch Việt Nam nói chung. Đây cũng là xu hướng tất yếu trên thế giới trong vài thập kỷ trở lại đây. Vốn là một quốc gia có cách nhìn “xa rừng, nhạt biển”, Việt Nam được coi là một quốc gia đến chậm với du lịch rừng và du lịch biển. Vì vậy, những bài học kinh nghiệm cho du lịch biển Khánh Hòa cùng những điểm đến để phát triển du lịch biển trong nước và nước ngoài trở thành cơ sở cho một hình thức du lịch hiện đại đã được tác giả tập trung nghiên cứu trong chương 1. Bởi thế chương 1 của luận văn có thể được coi là chương tiền đề, chương “chìa khóa”, mở lối cho việc đưa ra những giải pháp thu hút khách du lịch đến biển Khánh Hòa trong hiện tại và tương lai gần.
Chƣơng 2
HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN TẠI MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH Ở KHÁNH HÒA 2.1 Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có phần đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông, phía bắc giáp Phú Yên, phía nam giáp Ninh Thuận, phía tây nam giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, phía đông được biển Đông bao bọc. Mũi Hồn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa.
Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía đông giáp biển. Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2 Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa.
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Thành phố Nha Trang, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, là đô thị loại I, một trung tâm du lịch lớn trong cả nước.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình tỉnh Khánh Hoà tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông với các dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi; phía tây của tỉnh là sườn Đông dãy Trường Sơn, địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi, thảm thực vật còn khá tốt, có độ dốc lớn và địa hình chia cắt mạnh. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành những đồng bằng nhỏ hẹp thuộc các huyện Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Cam Ranh.
2.1.1.3. Khí hậu
Về khí hậu, trên nền chung của cả nước là tính chất nhiệt đới gió mùa. Khí hậu của Khánh Hòa còn mang sắc thái của khí hậu á xích đạo. Lượng bức xạ lớn hơn các nơi khác, biên độ dao động của nhiệt độ thấp, tổng nhiệt lượng trong năm lớn.
Nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu, Khánh Hòa có chế độ nhiệt cao với tổng nhiệt độ năm khoảng 9.600 - 9.7000
C và ít biến động nên rất thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều vụ sản xuất trong năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 - 270
C, ở vùng núi xuống dưới 24 và trên 280C ở vùng đồng bằng ven biển. Khánh Hòa là tỉnh có nhiều nắng, tổng số giờ nắng 2.400 - 2500 giờ/năm, rất thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch biển.
2.1.1.4. Thủy văn
Dãy Trường Sơn chạy dài ra sát biển đã làm cho hệ thống sông, suối chảy qua tỉnh đều ngắn và dốc; mạng lưới sông trên địa bàn khá phong phú, mật độ trung bình là 0,5 - 1 km/km2 với chiều dài trung bình từ 10 - 15 km. Trên địa bàn có 2 sông lớn chảy qua là sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hoà; sông Cái Nha Trang bắt nguồn từ vùng núi cao ở phía Tây của tỉnh có độ cao 1.500 - 2.000m; có lưu lượng bình quân 55,7 m3/giây, lưu lượng mùa kiệt là 7,32 m3/giây; sông Cái Ninh Hoà có diện tích lưu vực khoảng 830 km2, lưu lượng bình quân 23,9 m3
/giây, lưu lượng mùa kiệt là 0,6 m3/giây.
2.1.1.5. Tài nguyên biển
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có bờ biển đẹp, kéo dài từ xã Đại Lãnh đến vịnh Cam Ranh, có độ dài 385 km với nhiều cửa đầm, lạch, vịnh; có 6 đầm, vịnh lớn đó là Đại Lãnh, Vân Phong, Hòn Khói, Nha Phu, Cù Hân (Nha Trang) và vịnh Cam Ranh. Dọc bờ biển có những bãi triều, bãi cát mịn rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, nuôi trồng thuỷ sản và tiềm năng phát triển du lịch biển như bãi biển Đại Lãnh, Dốc Lết, Đầm Môn, Bãi
Tiên, Bãi Sạn, bãi Thuỷ triều Cam Ranh. Thềm lục địa ở đây rất hẹp, sâu chạy sát bờ biển với địa hình là các nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển tạo thành các mũi Hòn Thị, Khe Gà, Đông Ba… các bãi đá ngầm nhô lên khỏi mặt nước hình thành nên 200 đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô... xen kẽ là vũng trũng.
Trữ lượng hải sản biển khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%); khả năng khai thác cho phép hàng năm khoảng 70 nghìn tấn như cá, mực và các loại ốc; trên các đảo là nơi trú ngụ của loài chim yến, khai thác khoảng 2.000 kg/năm yến sào. Nước biển có nồng độ muối tương đối cao.
2.1.1.6. Tài nguyên rừng
Theo tài liệu thống kê, diện tích đất có rừng là 186,5 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m3, trong đó 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng; rừng sản xuất chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Rừng là một thế mạnh của Khánh Hoà, song việc khai thác bừa bãi những năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, bình quân mỗi năm giảm 740 ha và 0,145 triệu m3
gỗ; cùng với việc mất rừng là sự suy giảm hệ sinh thái.
2.1.2. Các điều kiện kinh tế-xã hội
2.1.2.1. Dân cư-lao động
Dân số của Khánh Hoà năm 2009 là là 1.156.903 người. Mật độ trung bình 222 người/ km2
, tuy nhiên phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang và khu vực ven biển (1.387 người/km2); dân cư thành thị 505,4 nghìn người, chiếm 45% dân số; tỷ lệ tăng dân số chung toàn tỉnh là 12,6%o năm 2005, tăng cơ học của dân số chỉ khoảng 2,4 - 2,5 %. Khánh Hoà là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, trong đó người Kinh chiếm 95,5%; Raglai 3,17%; Hoa 0,58%; Giẻ-Triêng 0,32%; Ê đê 0,25%. Đồng bào dân tộc ít
người sống chủ yếu ở miền núi, nơi có tỷ lệ dân tộc Kinh thấp nhất là huyện Khánh Sơn (18,7%) và Khánh Vĩnh (30,34%).
Về lao động, năm 2009, tổng số dân trong độ tuổi lao động có 680,9 nghìn người, chiếm 60,6% dân số toàn tỉnh. Hàng năm, tỉnh đã giải quyết được việc làm cho 15 - 20 nghìn lao động ; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đến năm 2005 là 4,5% ; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đạt 80%. Lao động trong khu vực nông - lâm nghiệp chiếm 41,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng 25,5%, khu vực dịch vụ 33% tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân.
2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Tổng thu nhâp GDP của tỉnh đạt 12.934 tỷ đồng; mức tăng trưởng năm 2009 là 10,2%/năm. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ - du lịch chiếm 43,32%, công nghiệp - xây dựng 41,71%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm 14,97%. GDP bình quân đầu người là 20,44 triệu đồng tương đương 1.200 USD; thu nhập bình quân đầu người ước tính 9,8 triệu đồng/năm. Nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2007 - 2009 khoảng 11,5%, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng 13,8%, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,9%, dịch vụ tăng 12,2%.
1 2 3 41,71% 14,97% 43,32% Dịch vụ Du lịch Nông nghiệp
Công nghiệp - Xây dựng
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)