6. Bố cục của luận văn
3.2.5. Các giải pháp đối với đa dạng sinh học
Cần phải tổ chức rà soát lại Quy hoạch đặc biệt các ngành có mức độ ô nhiễm cao như đóng tàu, KCN mà chưa có công nghệ xử lý ra khỏi khu vực ven biển và đảo.
Giám sát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có liên quan đến nước thải và chất thải ra môi trường; cương quyết di chuyển hoặc dừng hoạt động kinh doanh các cơ sở không có xử lý nước thải và không tổ chức thu gom chất thải tại các khu vực biển, đảo.
Kiểm tra, kiếm soát thường xuyên để ngăn chặn kịp thời các vụ khai thác, sử dụng các phương tiện khai thác có tính chất hủy diệt đến môi trường
Quy hoạch các bãi tắm và các khu du lịch, khách sạn không xâm phạm đến đất rừng Tràm. Cấm các nhà hàng, khách sạn không được chế biến các món ăn từ động vật hoang dã. Khuyến khích các món ăn đa dạng từ các loài cá biển hoặc cá nuôi.
Tuyên truyền vận động ngư dân, khách du lịch, khách vãng lai có nếp sống, hoạt động thân thiện với môi trường biển. Các cụm dân cư sống sát biển nên vận động và có chính sách hợp lý để dân cư có các giải pháp bảo vệ và thân thiện với môi trường tại các bãi du lịch.
Có chế tài, hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường biển và vùng ven bờ. Tăng cường tổ chức tổ tuần tra kiểm soát vệ sinh môi trường ở các cảng cá, cảng tàu khách, các bãi tắm biển vui chơi dọc các bãi biển, có thể hợp đồng với cộng đồng sở tại (làng, xã) làm nhiệm vụ này, có chế độ tạo công ăn việc làm cho họ.
Chính sách hỗ trợ ngư dân có nguồn vốn vay để mua sắm các phương tiện, thiết bị đánh bắt xa bờ để tránh việc khai thác quá ngưỡng, thường xuyên vùng gần bờ làm ảnh hưởng đến nguồn lợi. Quy hoạch các vùng nuôi hợp lý các loài hải sản có giá trị kinh tế.
Phải quy hoạch rõ ràng khoanh trên bản đồ các vùng có rạn san hô, hướng dẫn cách thức lặn quan sát san hô, tránh phá vỡ cảnh quan, quy định số lượng người của từng tốp lặn từ 5 - 10 người/một tốp lặn, trong tháng nên có khoảng từ 7 - 10 ngày giữ yên lặng đối với HST san hô.
Quy hoạch trên bản đồ quy định các bãi neo đậu tàu thuyền của ngư dân, của các chủ phương tiện giao thông trên biển, có sự kiểm soát chặt chẽ.
Cần có chế độ giám sát đối với việc khai thác các thuỷ hải sản xung quanh rạn san hô. Kiểm soát ngăn chặn các chất thải rắn, thải nước có chứa thuốc bảo vệ thực vật trôi chảy vào vùng có rạn san hô, áp dụng TCVN 6986; 6986-2001.
Phải có chế độ chăm sóc, bảo dưỡng, phục hồi lại rạn san hô khi có sự cố xảy ra. Tránh các hoạt động gây đục nước xung quanh HST rạn san hô vì HST rạn san hô là rất nhạy cảm với độ đục của môi trường nước. Cấm tuyệt đối các hình thức khai thác phá huỷ rạn san hô cũng như môi trường sống của các loài cá rạn san hô.