Các yếu tố môi trường bị tác động

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh Khánh Hòa (Trang 50 - 55)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2.Các yếu tố môi trường bị tác động

2.3.2.1. Môi trường đất * Các tác động

Hiện tượng san lấp đất, cát tại các khu du lịch ven biển và các khu vực hạ lưu sông tương đối phổ biển ở các khu du lịch, gây sạt lở tại bãi biển Nha Trang, khu du lịch Dốc Lết. Nguyên nhân chủ yếu do cấu tạo bờ biển là nền đất pha cát và cát nên độ bền vững không cao dễ bị sát lở, hay do tác động của ngoại lực do khu vực có giờ nắng cao nên cát, đất dễ bị khô nên dễ bay hoặc dễ bị cuốn trôi khi gặp nước. Đây cũng là những khu vực tồn tại hai vùng hội tụ năng lượng sóng vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam; khu vực thường gặp khi có nhiều sóng lớn lại là lúc triều cường đã đánh

vào bờ gây hiện tượng sạn lở đất; do đối lưu dòng nước trong khu vực theo các cánh cung trên giải Đông Bắc và Tây Nam. Hoạt động của các phương tiện tàu bè, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Các bãi biển cũng là nơi hoạt động và neo đậu của phương tiện giao thông thủy, hoạt động của các phương tiện phục vụ khách du lịch như: vận chuyển khách, các hoạt động vui chơi giải trí. Đồng thời khu vực này tập trung nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm trên cát, nuôi cá lồng làm xáo trộn kết cấu môi trường đất và thay đổi dòng chảy tự nhiên

Hiện tượng bồi đắp các cửa sông và bờ biển gần các cửa sông. Hầu hết các sông trên khu vực đều đổ ra biển Đông, các cửa sông gần các khu du lịch gây hiện tượng lắng đọng dòng chảy tại các cửa biển, bồi lắp phù sa các bãi biển, gây nước biển ven bờ bị nhiễm bẩn. Nguyên nhân là do hoạt động kinh tế ở thượng nguồn như khai thác rừng, khai thác khoảng sản, khai thác cát.

* Các nguồn gây ô nhiễm

Ô nhiễm từ nước thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ven biển và dân cư. Qua khảo sát cho thấy về hoạt động xử lý nước thải thì 100% cơ sở kinh doanh nhà hàng trên các bãi biển và ven biển không có hệ thống xử lý nước thải, 92 – 95% các cơ sở kinh doanh lưu trú không có hoặc có nhưng không hoạt động xử lý thải (tại Khánh Hòa thì có 02 khu du lịch trên đảo là Vinpearl và Hòn Tằm là có cơ sở xử lý nước thải, ven bờ có 2 khu du lịch có cơ sở xử lý).

Ô nhiễm hóa chất, váng dầu: Ô nhiễm này mức độ chưa cao nhưng cần phải cảnh báo do hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên các dòng sông gây lắng đọng. Vấn đề sử dụng hóa chất, thuốc chữa bệnh và dư thừa thức ăn nuôi tôm trên cát. Khu vực ven biển cũng là nơi neo đậu và đi lại của phương tiện tàu thuyền dẫn đến việc một số chủ phương tiện đã xả nước la

2.3.2.2. Môi trường nước biển ven bờ

* Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ

Ô nhiễm các chất hữu cơ do chất thải, nước thải các trang trại nuôi tôm trên cát và nước thải từ cơ sở kinh doanh lưu trú nhà hàng. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ven biển là hiện tượng nuôi trồng thủy sản tràn lan, không có quy hoạch. Trước đây, người dân ven biển chỉ nuôi trồng quảng canh ít sử dụng thức ăn và hóa chất độc hại. Ngày nay, phần lớn các cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô nông nghiệp dẫn tới các nơi cư trý sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị hủy diệt, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều.

Ô nhiễm hóa chất và các chất độc hại từ các KCN và trong xử lý, đóng tàu biển, nhất là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển một lượng chất bồi lắng, hóa chất, kim loại, nhựa, cặn, dầu và cả chất phóng xạ.

Ô nhiễm dầu mỡ từ các phương tiện giao thông hoạt động trên biển như nước thải la canh, chất hữu cơ trong nước thải các cơ sở kinh doanh dịch vụ và ô nhiễm dầu do dầu tràn. Hoạt động vận tải trên biển là một trong hững nguyên nhân quan trọng gây ra ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, lạc hậu tăng nhanh, nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn. Các tàu nhỏ chạy xăng dầu đã thải ra khảong 70% lượng dầu thải vào biển. Ngoài ra, hoạt động của tàu thương mại qua truyến hàng hải quốc tế cũng thải vào biển Khánh Hòa một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay thống kê chưa đầy đủ.

Ô nhiễm do thuỷ triều đỏ. Theo các nhà khoa học, thủy triều đỏ là hiện tượng biến đổi màu sắc nước biển do loại tảo độc màu xanh lam , 1 trong 70

loài tảo độc hiện có tại vùng biển Việt Nam, gây ra khi chúng nở hoa. Quá trình nở hoa của loài tảo này sẽ làm cho lượng ôxy hòa tan trong nước giảm đột ngột, gây nhiễm độc và hủy diệt các sinh vật biển, làm ô nhiễm môi trường biển.

2.3.2.3. Môi trường nước ngầm

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngầm

Nguồn nước ngầm tại các khu du lịch ven biển rất hạn chế cả về khối lượng và trữ lượng đặc biệt vào mùa khô. Nguồn tác động và gây ô nhiễm đến môi trường nước ngầm do nhiều nguồn tác động:

Trữ lượng nước ngầm tại các khu du lịch ven biển ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức và vấn về biến đổi khí hậu mùa khô nhiều, nước biển dâng; theo bào cáo thăm do về trữ lượng khai thác nước ngầm các tỉnh giảm đi so với 5 năm trước ở Khánh Hòa giảm đi 12 triệu m3

/ngày.

Nguồn nước ngầm có xu hướng bị mặt hóa hoặc nước nhạt tức là hàm lượng Nitrat ngày càng cáo vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần do hoạt động nạo vét, san lấp và xây dựng các công trình dẫn đến thay đổi cấu trúc tầng đất mặt; do khai thác quá mức để phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong đó ngành du lịch, giao thông, ngành nông nghiệp, thuỷ sản làm cho trữ lượng nước ngầm ít đi và nước mặt xâm nhập. Vấn đề khai thác khoáng sản Titan đã làm xáo trộn tầng địa chất ven biển thay đổi kết cấu địa tầng cát, đất ven biển ảnh hưởng đến tích tụ và lưu trữ nguồn nước. Cụ thể tại Khánh Hòa là khu vực Dốc Lết, Nha Trang và các đảo.

Nguồn nước ngầm đã và đang bị ô nhiễm, cụ thể nước ngầm tầng nông có hàm lượng vi sinh vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần, xuất hiện hàm lượng kim loại nặng trong nước ngầm. Nguyên nhân chính là ô nhiễm từ nước thải, rác thải từ hoạt động kinh tế xã hội; qua công tác khảo sát cho thấy: nước thải của

nước biển ven bờ chưa qua xử lý trong đó có cơ sở dịch vụ du lịch là nhà hàng khách sạn; các khu vực ven biển chưa có hệ thống thu gom tập trung nên nước tràn và nước thoát công cộng thải ra biển qua cống tập trung có hầu hết các tỉnh trên đất nước ta trong đó có tỉnh Khánh Hòa đang triển khai xây dựng hệ thống thu gom nước ven bờ biển Nha Trang tập trung về xử lý tập trung dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Từ nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm là nước thải và rác thải không được xử lý nên gây mất vệ sinh môi trường tạo nên sự ô nhiễm tại tầng nước mặt, tầng đất mặt, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm.

2.3.2.4. Môi trường không khí

Căn cứ vào quy hoạch kinh tế - xã hội, các ngành thì khu vực ven biển là khu vực sẽ có nhiều dự án thi công và xây dựng các công trình hàng năm không ngừng tăng lên dẫn đến nhiều phương tiện sẽ tham gia đi lại trong khu vực dẫn đến thông số môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần sẽ là nồng độ bụi lơ lửng (TSP) và bụi mịn (PM10). Điểm “nóng” về ô nhiễm bụi trong môi trường không khí tại Khánh Hòa là khu vực Dốc Lết, bãi biển Nha Trang. Một số khu vực biển có các cơ sở chế biến thủy sản như tại khu du lịch Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa), đều có các cơ sở chế biến nước mắm. Hầu hết cơ sở này chưa có cơ sở xử lý nước thải nên vấn đề ô nhiễm từ mùi hôi thối gây mẫn cảm, khó chịu trong khu vực. Hiện tượng ô nhiễm tại các sông ngòi, kênh rạch, rãnh nước nếu quản lý vệ sinh kém, bị vất rác bừa bãi xuống, bị đổ thải nước thải chưa được xử lý thì sẽ gây ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh bởi các khí CH4, NH3, H2S và mùi hôi khó chịu trầm trọng.

2.3.2.5. Đa dạng sinh học.

Căn cứ vào các Quy hoạch KT-XH, các ngành kinh tế của tỉnh các đảo sẽ nhường chỗ cho các dự án phát triển kinh tế xã hội, trong đó quỹ đất dành

cho cơ sở hạ tầng giao thông, các KCN, các khu du lịch và đô thị ven biển dẫn đến diện tích đất, rừng ven biển và rừng ngập mặt sẽ dần thu hẹp và làm cho HST và ĐDSH biến đổi theo hướng mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên, một số loài động vật hoang dã sẽ bị tuyệt chủng đặc biệt hệ sinh thái rừng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh Khánh Hòa (Trang 50 - 55)