Đối với cộng đồng địa phương và khách du lịch

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh Khánh Hòa (Trang 85 - 95)

6. Bố cục của luận văn

3.4.4.Đối với cộng đồng địa phương và khách du lịch

Tôn trọng và thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại điểm du lịch, khu du lịch. Tránh gây lãng phí tài nguyên và xâm phạm đến tài nguyên tự nhiên.

Sử dụng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ, có ý thức tốt trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Sử dụng các dịch vụ công cộng như thùng rác, nhà vệ sinh, tránh không vứt rác đúng nơi quy định.

Tiểu kết chƣơng 3

Những kết quả khả quan về việc thu hút khách du lịch trong thời gian qua đã hứa hẹn du lịch biển Khánh Hòa tiếp tục tạo dấu ấn và trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Theo đó, những quan điểm, mục tiêu đúng đắn nhằm phát triển du lịch Khánh Hòa giai đoạn tiếp theo mang ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng, và đề ra những giải pháp tích cực tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thu hút khách du lịch đến biển Khánh Hòa.

Trên cơ sở đó, phát triển du lịch theo hướng bền vững bao gồm những giải pháp chú trọng tám vấn đề chính. Đó là lĩnh vực không thể thiếu cho phát triển du lịch theo hướng bền vững là công tác bảo vệ môi trường biển và đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang nói riêng và du lịch biển Tỉnh Khánh Hòa nói chung. Giải pháp về cơ chế chính sách; về quy hoạch, kế hoạch; tổ chức quản lý; liên kết với cộng đồng địa phương; tuyên truyền quảng cáo và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Nếu các giải pháp này được quan tâm thực hiện đồng bộ và có chiến lược hành động thích đáng sẽ tạo nên “cú hích” chính xác, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần khắc họa dấu ấn đặc trưng của du lịch biển Khánh Hòa trong lòng du khách.

KẾT LUẬN

1. Từ du lịch biển, qua khảo sát môi trường Khánh Hoà theo tinh thần phát triển bền vững vốn là chiến lược chung của phát triển du lịch toàn cầu và lấy một phần kiến thức thực tế của môi trường du lịch biển ở đây làm chất liệu, chúng tôi cố gắng xây dựng nên đề tài nghiên cứu của luận văn này. Ở đây môi trường du lịch biển không được tiếp cận chỉ thuần túy lý thuyết mà các khảo cứu thực tế phải được dùng như những “công cụ” hữu hiệu để tiếp cận một vấn đề cụ thể là biển Khánh Hoà, từ góc nhìn du lịch. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn cố gắng tiếp cận đề tài theo phương pháp liên ngành, từ các ngả đường văn hóa học, môi trường học, xã hội học, dân tộc học, du lịch học…

2. Du lịch biển là dạng hoạt động của dân cư vào những thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi, ở các vùng biển, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe. Du lịch biển bao gồm hoạt động du lịch trên bãi biển hoặc tại các đảo ngoài biển, do đó còn có thể gọi là du lịch biển-đảo. Nó là loại hình du lịch ra đời sớm và là một trong hai trào lưu du lịch nổi bật ở thế kỷ XVIII. Ngày nay, hoạt động du lịch biển đã và đang được đa dạng hóa, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Từ du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, nghiên cứu, tiềm hiểu tài nguyên biển cho đến những loại hình thể thao biển như kayking, canoing, scuba driving…

3. Du lịch biển thường tồn tại với nhiều hình thức kết hợp. Trên thực tế, tất cả các dự án phát triển kinh tế, kể cả các dự án phát triển du lịch tại vùng ven biển đều tác động sâu sắc đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần quy hoạch kỹ lưỡng để hạn chế hoặc loại trừ những tác động tiêu cực. Du lịch biển là thế mạnh phát triển của nhiều quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam. Nó đem đến một số tác động tích cực như: Bảo tồn thiên nhiên, tăng

cường hiểu biết về môi trường… Phát triển du lịch biển Khánh Hoà cần theo hướng sinh thái kết hợp văn hoá, trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái biển để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh. Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá, phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa truyền thống, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có, đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình du lịch. Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển.

4. Khánh Hoà phải hướng tới vai trò là trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, là đầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với tài nguyên du lịch phong phú và nổi trội, có vị trí thuận lợi, có hai khu du lịch Quốc gia, do vậy đây là một trong những quan điểm thiết thực để phát huy lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà. Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác. Đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Tại Khánh Hoà, du lịch biển được phát triển theo hướng bền vững bao gồm những giải pháp chú trọng tám vấn đề chính. Đó là lĩnh vực không thể thiếu cho phát triển du lịch theo hướng bền vững là công tác bảo vệ môi trường biển và đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang nói riêng và du lịch biển Tỉnh Khánh Hòa nói chung. Giải pháp về cơ chế

chính sách; về quy hoạch, kế hoạch; tổ chức quản lý; liên kết với cộng đồng địa phương; tuyên truyền quảng cáo và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Điều này phải được thực hiện với sức mạnh tổng lực sẽ đem đến sức hấp dẫn và thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Khánh Hòa.

5. Dẫu được kế thừa một lịch sử vấn đề dày dặn, một nền tảng cơ sở lý luận khá vững chắc, nhưng để theo đuổi và thực hiện đề tài này, chúng tôi phải tự mình góp nhặt và chắt lọc ở mọi nẻo đường, theo dấu chân của những nhà khoa học đi trước. Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là đóng góp, dù khiêm tốn, vào sự nghiệp phát triển du lịch của một địa phương nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung trong thế kỷ XXI – thế kỷ mà con người mơ ước : nhân loại là một MÁI NHÀ CHUNG.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Ban quản lý Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang (2009), Đề án phát triển du lịch sinh thái tại đảo Bích Đầm.

3. Ban quản lý khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang (2008), Bài giới thiệu về Vịnh Nha Trang.

4. Vũ Thế Bình (2005), Du lịch và công tác bảo vệ môi trường, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 7, tr.11-12.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005, Phần Tổng quan.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09 : 2008.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08 : 2008.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ QCVN 10 : 2008.

10. Lê Thạc Cán (1994), Cơ sở khoa học môi trường, nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

11. Trương Thanh Cảnh, Trần Công Tấn, Nguyễn Quỳnh Nga, Nguyễn Khoa Việt Trường (2006), “Nghiên cứu xử lý nước thải đô thị bằng công nghệ sinh học kết hợp lọc dòng ngược USBF”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 9 (7), tr 65 -71.

12. Nguyễn Thế Chinh (2006), Sử dụng công cụ kinh tế bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 4, tr.32-51.

13. Bùi Văn Dũng (1999), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền lâu, Luận án tiến sỹ triết học, Hà Nội.

14. Lê Đức (2004), Một số phương pháp phân tích môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

15. Lê Mộng Điệp, Lê Thị Thu Hồng (2007), Sự biến đổi môi trường vịnh Nha Trang, dự báo và giải pháp phòng ngừa, Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa.

16. Vũ Thu Hằng (2009), Du lịch-cái nhìn tổng quan, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Nguyễn Đình Hòe (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Đỗ Thanh Hoa (2005), Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 12, tr.17-42.

19. Quang Hồng (2005), Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 9, tr.18-19.

20. Lê Văn Khoa (2005), Sinh thái và môi trường đất, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Đức Khiển (2002), Luật và các tiêu chuẩn chất lượng môi trường, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

22. Phạm Trung Lương (1997), Đánh giá tác động môi trường trong phát triển du lịch ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo lần thức nhất về Đánh giá tác động môi trường, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

24. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Phạm Trung Lương (2003), Quản lý phát triển du lịch biển, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Phú (2007), Vị trí của du lịch biển trong chiến lược biển Việt Nam, Tuyển tập Hội thảo Quản lý và phát triển du lịch biển Việt Nam, Tổng cục du lịch Việt Nam, Bình Thuận.

27. Vũ Ngọc Phương (2004), Khánh Hòa-Nha Trang, một tiềm năng, một hiện thực, NXB Chính trị Quốc gia.

28. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005) Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc, Hà Nội.

29. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2009), Thông tin công tác du lịch, tháng....

31. Đặng Như Toàn, Nguyễn Quang Thái (dịch) (1985), Bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội của nó, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

32. Tổng cục Du lịch Việt Nam, (2000), Số tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch, Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường ở Việt Nam” được Ủy ban châu Âu tài trợ.

33. Tổng cục Du lịch Việt Nam, (2009), Số tay hướng dẫn bảo vệ môi trường du lịch, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

34. Trần Đức Thanh, (2003), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

35. Nguyễn Anh Tuấn, (2007), Sự phát triển của ngành du lịch tàu biển và đặc điểm định hướng thu hút khách du lịch tàu biển vào Việt Nam, Tuyển tập

Hội thảo Quản lý và phát triển du lịch biển Việt Nam, Tổng cục du lịch Việt Nam, Bình Thuận.

36. Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Khánh Hòa (2010) Báo cáo kết quả kinh doanh du lịch tỉnh năm 2009.

Tiếng Anh:

37. Gotter, H L. và Clym, R.S, Các phương pháp phân tích lí, hóa học nước ngọt, International Biological Programme, Hand book, 8 (xuất bản lần thứ 2), Basil Blackwell, Oxford (1978).

38. APH/WCF/AWA, (1975) Các phương pháp tiêu chuẩn kiểm tra nước và nước thải, (xuất bản lần thứ 14), Hiệp hội sức khỏe quần chúng, New York

Internet:

39. Vinpearl Land tăng trưởng nhờ các chương trình kích cầu, 2010, http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=0501;&itemid=589

http://scubadivevietnam.com/pos/left_category/call/main_content/do/showcon teshowshow/catid/17

40. http://en.wikipedia.org/wiki/Snorkeling 41. Diving and dive courses (2010)

http://sailingclubvietnam.com/databank/new/scuba/index.asp?wesec=103264 1711awertcdgghuytunmioerrewjh1032641711awertcdg567kjjhjhukly1032641 7111032641711awertyuyttcdg1032641711awertyuyttcdg1032641711&id=div ing

42. Hotel Nhatrang map, 2009

http://www.vietnamstay.com/map/hotelnhatrangmap.htm 43. Thông tin chương trình tour du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://www.chudu24.com/tour/tour-trong-nuoc/NHA/tour-di-nha-trang.html 44. Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu, (2009),

45. Tiềm năng du lịch biển-đảo, (04/09/2009),

http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=010301

46. Khánh Hòa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa

(2010),

http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=131&article=171594 47. Khánh Hòa, tiềm năng và triểnvọng,(29/09/2009)

http://www.nhatrangtravel.com/index.php?cat=0101;&itemid=21

48. Khánh Hòa đón 62.150 khách trong dịp Festival biển 2009, 16/06/2009, http://www.dulichvn.org.vn/index.php?category=20&itemid=5598

49. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến 2020, (2009)

http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=3002&itemid=334

50. Thu hẹp phạm vi thu phí tham quan vịnh Nha Trang, 20/12/2009, http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=0501;&itemid=526

51. Bảo vệ môi trường biển, (09/06/2009)

http://www.chudu24.com/tin-du-lich/tin-du-lich/chau-a/viet-nam/bao-ve-moi- truong-bien.html

52. Công viên giải trí Vinpearl,

http://vinpearlland.com/vi-N/NhaTrang/congviengiatri/2008/11/79.aspx 53. Mô hình du lịch lý tưởng cho các địa phương ven biển, 22/12/2009, http://www.moitruongdulich.vn/index.php?itemid=2899

54. Nha Trang chính thức lên đô thị loại I, (18/05/2009),

http://vovnews.vn/Home/Nha-Trang-chinh-thuc-len-do-thi-loai-

55. Phát triển môi trường bền vững bảo vệ môi trường sinh thái, (2010), http://www.vtr.org.vn/?pid=1890

56. Phát triển du lịch bền vững, (2008),

http://mfo.mquiz.net/News/?Function=NEF&tab=Du-lich&file=13518 57. Khu bảo tồn biển Hòn Mun,

http://www.tourdulichnhatrang.com/BienHonMun.htm 58. Khu nghỉ Sofitel Vinpearl Nha Trang,

http://www.luhanhviet.com/?lang=0&mn1=12&mn2=10&id=226 59. Kinh tế Khánh Hòa, thế và lực mới, (2005),

http://www.baokhanhhoa.com.vn/Kinhte-Dulich/2005/12/116105/

60. Du lịch sinh thái cộng đồng-hướng đi mới cho phát triển bền vững, 2009, http://www.mcdvietnam.org/viVN/News/media/mcdtrenbaochi/baoviet/2009/ 09/Du-lich-sinh-thai-cong-dong-Huong-di-moi-cho-phat-trien-ben-

vung/401.aspx

61. Du lịch với tàu đáy kính ở Nha Trang, 2001, http://vietbao.vn/Du- lich/Du-lich-voi-tau-day-kinh-o-Nha-Trang/10736760/254/

62. Du lịch Hòn Tằm, 2005, http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Du-lich-Hon- Tam/50728067/419/

63. Carnaval Hạ Long: lễ hội của du khách, của nhân dân, 26/03/2010, http://www.quangninh.gov.vn/Trangchu/Tin_hoat_dong_UBND/003ff9.aspx 64. Cần một tầm nhìn mới về môi trường biển, 17/04/2007,

http://vietbao.vn/Kinh-te/Can-mot-tam-nhin-moi-ve-moi-truong- bien/20684748/174/.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh Khánh Hòa (Trang 85 - 95)