- Về căn cứ chấm dứt quyền bề mặt: Điều 295 Dự thảo BLDS (sửa đổi) quy định:“Quyền bề mặt chấm dứt trong những trường hợp sau đây: 1 Hợp đồng hoặc cam
5. Thay cho lời kết
Các phân tích ở trên cho thấy, Dự thảo có khá nhiều khiếm khuyết lớn mà trong một phạm vi hẹp khó có thể nói hết. Vì vậy, chúng tôi có các kiến nghị sau:
Thứ nhất, xuất phát từ lịch sử của luật dân sự, từ trình độ pháp điển hóa, từ nhu cầu đưa các ý đồ chính trị vào bộ pháp điển hóa, nên xây dựng lại Dự thảo theo mô hình Pháp.
Thứ hai, dù xây dựng theo mô hình Pháp, Dự thảo cần xé nhỏ các chế định thành những quyển khác nhau để dễ xây dựng và thông qua, đồng thời cũng dễ sửa đổi.
một thời điểm mà có thể xây dựng và thông qua trong vòng nhiều năm với các quyển về các chế định nhỏ khác nhau.
Thứ tư, mỗi điều luật của Dự thảo cần có lý giải về lý luận, về thực tiễn thi hành, về tính logic, hệ thống, và tính định hướng, dự báo …
Cuối cùng, không nên làm luật chạy theo thành tích, hay để lấy tiền ngân sách, lấy tiền tài trợ hoặc vì lợi ích nhóm hay lợi ích cục bộ./.
[1] Tuy nhiên có sự thay đổi lớn trong điều luật này liên quan tới việc thay thuật ngữ “pháp luật” bằng thuật ngữ “luật” mà sẽ được nghiên cứu sau.
[2] Theo Nghị quyết của Quốc hội, Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài bắt đầu từ ngày 5/1/2015. Xem toàn văn Dự thảo tại: http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Toan-van-Du-thao-Bo-luat-Dan-
su/217494.vgp.
[3] Vật là một phạm trù của luật dân sự dùng để chỉ các mảnh khác nhau của
thế giới vật chất mà có khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của con người, và đã được quan hệ xã hội hóa.
[4] A. N. Yiannopoulos, Civil Law Property Coursebook, Eighth Edition, Claitor’s Publishing Division, Louisiana, USA, p. 3.
[5] Nguyên văn “Article 181 (Possession by Agents). Possessory rights may be acquyred by an agent”.
7. Khắc phục triệt để những bất hợp lý trong các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về thời hiệu và thời hiệu thừa kế
Từ các vụ giải quyết yêu cầu về thừa kế
Ông S ở Trà Vinh chết năm 1970, để lại một miếng đất cho hai người con là chị H và anh N. Miếng đất được anh N trực tiếp quản lý, khai thác; đến năm 2006, anh N mất và miếng đất tiếp tục được con gái của anh là chị A sử dụng. Ít lâu sau khi anh N mất, chị H yêu cầu chia miếng đất vốn là tài sản thừa kế do ông S để lại cho mình và N. Toà án không chấp nhận với lý do đã hết thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản. Không chia được di sản cũng có nghĩa là chị H không có quyền sở hữu đối với phần tài sản được hưởng thừa kế của cha mình, dù chẳng ai nói rằng chị không phải là người thừa kế của ông S.
Đó là một trong rất nhiều bản án được tuyên trong những trường hợp tương tự trong khuôn khổ áp dụng các quy định hiện hành về thời hiệu, thời hiệu thừa kế. Có hai điều rất đặc thù được ghi nhận từ bản án này, đặc thù được hiểu là có ở Việt Nam nhưng không có ở các nước: một là quyền sở hữu tài sản có được do thừa kế có thể bị mất luôn, nếu người thừa kế không yêu cầu chia thừa kế trong thời gian thích hợp; hai là chính toà án, chứ không phải bên này hay bên kia trong vụ tranh chấp, chủ động viện dẫn thời hiệu để bác bỏ yêu cầu của một bên. Hai điều này có nguồn gốc gắn với hai khuyết tật trong hệ thống quy tắc về thời hiệu trong Bộ luật Dân sự (BLDS) hiện hành, cần được khắc phục.