Căn cứ phát sinh quyền sở hữu và hình thức sở hữu

Một phần của tài liệu tổng hợp các vấn đề cần lưu ý của dự thảo bộ luật dân sự (Trang 55 - 56)

- Về căn cứ chấm dứt quyền bề mặt: Điều 295 Dự thảo BLDS (sửa đổi) quy định:“Quyền bề mặt chấm dứt trong những trường hợp sau đây: 1 Hợp đồng hoặc cam

4.Căn cứ phát sinh quyền sở hữu và hình thức sở hữu

Điều 211 và Điều 248 của Dự thảo có khuynh hướng kinh tế chính trị nhiều hơn là khuynh hướng pháp lý trong việc đưa lao động, sản xuất, kinh doanh trở thành một căn cứ phát sinh quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, sản xuất, kinh doanh mà có. Điều 248 viết: “Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do

hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó”. Đối với sản xuất, kinh doanh, vấn đề pháp lý đã được làm rõ trong mối quan hệ giữa tài sản với hoa lợi và lợi tức. Tuy nhiên, Dự thảo chưa quan tâm tới mối quan hệ giữa vốn và lợi nhuận có được từ việc khai thác vốn mà chỉ quan tâm tới câu chuyện dường như quá nhỏ nhoi dừng lại ở định nghĩa hoa lợi và lợi tức (nhưng thiếu tính bao quát). Còn đối với người lao động, quyền sở hữu đối với tài sản (là thành quả lao động) có căn cứ phát sinh là hợp đồng hoặc pháp luật, có nghĩa là người lao động được hưởng lương hoặc thu nhập theo hợp đồng hoặc pháp luật. Các quy định tại Điều 248 của Dự thảo có thể khiến cho người lao động đòi người sử dụng lao động “giá trị thặng dư”? Nếu vậy Dự thảo đã không hoàn thành được chức năng duy trì hòa bình của pháp luật và không góp phần cho việc xây dựng kinh tế thị trường. Học thuyết lao động về tài sản có ý nghĩa chính trị nhiều hơn ý nghĩa pháp lý. Nó có thể giúp cho sự chống trả việc chính quyền tước đoạt tài sản của người dân, nhưng có lẽ nó cần được quy định trong luật công, chẳng hạn như Điều 32 của Hiến pháp năm 2013.

Dự thảo có những mâu thuẫn giữa các Điều 201, Điều 211 và Điều 179 với nhau trong việc quy định về vấn đề thủ đắc quyền sở hữu do thời hiệu.

Pháp điển hóa theo mô hình Đức cho thấy, quyển nói về vật quyền chỉ chứa đựng các kỹ thuật pháp lý, có nghĩa là nói về các quyền được thiết lập trên vật với giả định rằng với một vật thông thường có thể có các quyền gì được thiết lập trên đó và sự tác động của từng quyền đó tới vật như thế nào, và mối quan hệ của các quyền đó ra sao. Thế nhưng Dự thảo lại quy định cả cái gọi là “các hình thức sở hữu” được xây dựng trên căn bản chủ sở hữu và đối tượng khác nhau của quyền sở hữu (Điều 213 và các Điều từ 224 tới 233). Nhẽ ra tại phần nói về vật quyền chỉ quy định vấn đề “đồng sở hữu” (mà Dự thảo gọi thiếu chính xác là sở hữu chung) bởi trong đó chứa đựng các vấn đề kỹ thuật pháp lý không thể bỏ qua.

Nếu muốn quy định về các loại tài sản như: tài sản chung, tài sản công và tài sản tư, thì có lẽ Dự thảo phải đi theo mô hình khác.

Một phần của tài liệu tổng hợp các vấn đề cần lưu ý của dự thảo bộ luật dân sự (Trang 55 - 56)