Khái niệm quyền dân sự

Một phần của tài liệu tổng hợp các vấn đề cần lưu ý của dự thảo bộ luật dân sự (Trang 26 - 27)

- Về căn cứ chấm dứt quyền bề mặt: Điều 295 Dự thảo BLDS (sửa đổi) quy định:“Quyền bề mặt chấm dứt trong những trường hợp sau đây: 1 Hợp đồng hoặc cam

1. Khái niệm quyền dân sự

Để xây dựng cơ chế tự bảo tự vệ quyền dân sự thì trước tiên cần phải trả lời câu hỏi: Quyền dân sự là gì? Quyền dân sự được quy định như thế nào theo pháp luật Việt Nam?

Ở Việt Nam, quyền dân sự là một khái niệm được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp lý, trong đó, quan trọng nhất là trong Hiến pháp. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1.Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

BLDS năm 2005 cũng như Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã sử dụng rất nhiều lần thuật ngữ “quyền dân sự”. Tuy nhiên, khái niệm “quyền dân sự” là một khái niệm chưa được định nghĩa một cách chính thức tại các văn bản này. Mặc dù vậy, chúng ta có thể hiểu được nội dung của quyền năng này từ các quy định chung của BLDS năm 2005, cụ thể:

- Điều 1 BLDS năm 2005 quy định về nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của BLDS: “BLDS quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”. Theo đó, có thể hiểu rằng, quyền dân sự bao gồm tất cả các quyền về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

- Điều 15 BLDS năm 2005 quy định về nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, theo đó: “ Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây:

1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; 2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;

3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó”.

Theo quy định này, quyền dân sự của cá nhân bao gồm tất cả các quyền về nhân thân, quyền về tài sản và quyền tham gia vào quan hệ dân sự.

Từ những quy định trên, có thể thấy rằng, quyền dân sự là một khái niệm rất rộng, để xây dựng được một cơ chế cho các chủ thể có thể tự bảo vệ được quyền dân sự của mình không phải đơn giản.

Theo chúng tôi, để các chủ thể có cơ sở bảo vệ quyền dân sự của mình, BLDS cần có một định nghĩa chính thức về quyền dân sự để các chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự có thể nhận biết được đâu là quyền của mình và đâu là giới hạn của quyền này và có thể tự bảo vệ nó. Đồng thời, nên có những quy định cụ thể về những quyền dân sự

nào mà khi bị xâm phạm, các chủ thể có thể tự bảo vệ trước khi nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, việc giới hạn phạm vi tự bảo vệ quyền dân sự cũng là một điều cần thiết, theo đó, quyền nào được các chủ thể tự bảo vệ, quyền nào không được, để đảm bảo việc tự bảo vệ quyền dân sự không xâm phạm đến trật tự công cộng, lợi ích quốc gia.

Một phần của tài liệu tổng hợp các vấn đề cần lưu ý của dự thảo bộ luật dân sự (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w