Xác định các chi phí dòng thải của Nhà máy

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp hướng tới sản xuất sạch hơn tại nhà máy giấy đế và bột giấy na hang, tuyên quang (Trang 62 - 64)

- QCVN40:2008/BTNMT QCVN 06:2009/BTNMT

G ồm có 6 đội sản xuất mỗi đội sản xuất có cán bộ kỹ thuật và công nhân sản xuất Trình độ của công nhân trong Nhà máy chủ yếu là tốt nghiệp phổ thông, có thâm

3.2.4. Xác định các chi phí dòng thải của Nhà máy

Chi phí dòng thải gồm có chi phí bên trong và chi phí bên ngoài. Chi phí bên trong là chi phí sản xuất mất đi theo dòng thải (chi phí nguyên vật liệu, hoá chất bị

thất thoát, chi phí cho sản phẩm bị mất đi trong quá trình sản xuất...). Chi phí bên ngoài là chi phí xử lý chất thải, thuế và phí xả thải.

3.2.4.1 Chi phí bên trong:

Chi phí bên trong gồm: Nước, hoá chất (xút), bột giấy mất đi theo dòng thải. - Lượng trung bình các nguyên vật liệu bị thất thoát trong quá trình sản xuất: + Nước: 34,61 m3.

+ Xút: 0,18 kg.

+ Bột giấy thất thoát theo dòng thải: 22,55 kg.

- Giá thành của nguyên vật liệu thất thoát theo dòng thải: + Nước cấp: 2.000 đồng/m3.

+ Xút: 12.000 đồng/kg. + Bột giấy: 6.500 đồng/kg.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Bảng 3.8 : Chi phí bên trong của Nhà máy khi sản xuất ra 1 tấn sản phẩm STT Tên chi phí Đơn vị Lượng thải (ĐồĐơng/n giá Đơn vị) Thành ti(Đồng) ền

1 Nước m3 34,61 2.000 69.220

2 Xút Kg 0,18 12.000 2.160

3 Bột giấy Kg 22,55 6.500 146.575

Tng 217.955

Nguồn: Theo kết quả nghiên cứu 2015

Như vậy, chi phí nguyên vật liệu (chi phí bên trong) của Nhà máy mất đi là: 217.955 đồng/ tấn sản phẩm, tương đương 784.638.000đồng /năm

3.2.4.2. Chi phí bên ngoài:

- Lượng chất thải thải ra của Công ty:

+ Nước thải: 31,93 m3. Trong đó, nồng độ của: COD 293 là mg/l; TSS là 98 mg/l. Như vậy, trong m3 nước thải thì lượng lượng COD 0,293 là kg và TSS 0,098 là kg. + Chất thải nguy hại: 1/3 kg. - Phí xử lý và thải bỏ chất thải: + Phí xử lý nước thải: 3000 đồng/m3. + Phí xử lý chất thải nguy hại: 5000 đồng/kg. + Phí xả thải COD: 1500 đồng/m3. + Phí xả thải TSS: 1000 đồng/kg.

Chi phí bên ngoài của Công ty được tính theo bảng sau:

Bảng 3.9: Chi phí bên ngoài của Nhà máy khi sản xuất ra 1 tấn sản phẩm

TT Tên chi phí Đơn vị Lượng thải Đơn giá

(đồng/đơn vị) Thành tiền (đồng) 1 Xử lý chất thải nguy hại kg 1/3 5.000 1.667,5 2 Xử lý nước thải m3 31,93 3.000 95.790 3 Xả thải TSS kg 0,098 1.000 98 4 Xả thải COD kg 0,293 1.500 439,5 Tng 97.995

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Như vậy, tổng chi phí bên ngoài của Công ty là: 97.994 đồng/tấn sp, tương

đương 352.789.200 đồng/năm

3.2.4.3 Tổng chi phí dòng thải:

`Chi phí dòng thải = Chi phí bên trong + Chi phí bên ngoài = 784.638.000 + 352.789.200= 1.137.427.200 đồng/năm.

Như vậy, chi phí dòng thải của Nhà máy sản xuất giấy đế và bột giấy Na Hang, Tuyên Quang là 1.137.427.200 đồng/năm. Trong đó chi phí bên trong chiếm tới 68,9 %, còn chi phí bên ngoài chỉ chiếm 31,1 %. Trong những nguyên vật liệu bị

thất thoát của Công ty chủ yếu là nguyên vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng và trong chất thải thải ra chứa lượng lớn chất thải có thể thu hồi sử dụng cho mục đích khác nhằm làm giảm được lượng thải ra môi trường đồng thời hạn chế được khoản tiền mất đi theo dòng thải. Như:

- Bột giấy: bột giấy thất thoát trong quá trình sản xuất có thể được quay vòng, tận dụng. Phần còn lại có thểđược sấy khô và dùng làm nguyên liệu bổ sung cho lò đốt.

- Xút thải, nước thải: Có thể sử dụng các biện pháp tiết kiệm, thu hồi tái sử

dụng để giảm tới mức tối thiểu việc phát thải chúng.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp hướng tới sản xuất sạch hơn tại nhà máy giấy đế và bột giấy na hang, tuyên quang (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)