Đánh giá các nguồn thải phát sinh tại Nhà máy giấy đế và bột giấy Na Hang

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp hướng tới sản xuất sạch hơn tại nhà máy giấy đế và bột giấy na hang, tuyên quang (Trang 56 - 62)

- QCVN40:2008/BTNMT QCVN 06:2009/BTNMT

G ồm có 6 đội sản xuất mỗi đội sản xuất có cán bộ kỹ thuật và công nhân sản xuất Trình độ của công nhân trong Nhà máy chủ yếu là tốt nghiệp phổ thông, có thâm

3.2.3. Đánh giá các nguồn thải phát sinh tại Nhà máy giấy đế và bột giấy Na Hang

Hang

3.2.3.1. Khí thải:

Khí thải của Nhà máy chủ yếu phát sinh do quá trình quá trình đốt cháy củi và

đốt lưu huỳnh trong công đoạn sấy giấy. Mùi hoá chất sử dụng (mùi dung dịch NaOH), mùi sinh ra trong công đoạn ngâm ủ và của nước dịch đen, bột giấy bị mất đi theo dòng nước thải,… hiện nay Nhà máy đang áp dụng biện pháp dùng chế phẩm vi sinh BFL 5300PP được nhập từ Irael thả vào các bể chứa nước thải từ hoạt động sản xuất của Nhà máy để khử mùi. Chế phẩm vi sinh này có tác dụng phân hủy xenlulozo, hemixenluloza, tinh bột và các các chất hữu cơ khác có tác dụng giảm mùi hôi thối từ

quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải .

Bảng 3.3: Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh Nhà máy

TT quan trChỉ tiêu ắc Đơvịn Kết quả quan trắc chuQuy ẩn

so sánh KK5 KK6 KK7 KK8 KK9 KK10 1 Nhiệt độ 0C 16,5 16,3 16,4 16,6 16,5 16,4 - 2 Độẩm % 54 55 55 54 53 55 - 3 Tốc độ gió m/s 0,3 0,3 0,4 0,6 0,6 0,8 - QCVN 05:2013/BTNMT 4 Bụi lơ lửng mg/m3 0,041 0,081 0,052 0,069 0,078 0,092 0,3 5 CO mg/m3 7 5,7 6 6,7 6,7 5,8 30 6 SO2 mg/m3 KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,35 7 NO2 mg/m3 KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,2 8 CO2 mg/m3 2,01 2,11 2,12 2,13 2,12 2,11 - QCVN 06:2009/BTNMT 9 H2S mg/m3 KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,042 QCVN 26:2010/BTNMT 10 Tiếng ồn dBA 57 61 58 62 64 61 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Bảng 3.4: Kết quả phân tích môi trường không khí trong Nhà máy

STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn so sánh KK1 KK2 KK3 KK4 3733:2002/QĐ -BYT 1 Nhiệt độ 0C 16,7 16,1 16,4 16,5 32 2 Độ ẩm % 52 54 52 53 75-85 3 Tốc độ gió m/s 0,3 0,2 0,2 0,4 2 4 Bụi lơ lửng mg/m3 0,42 0,28 0,28 0,09 4 5 CO mg/m3 7,3 7,8 7,8 7,7 40 6 SO2 mg/m3 KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 10 7 NO2 mg/m3 KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 10 8 CO2 mg/m3 35 43 41 46 1,800 9 H2S mg/m3 0,2 0,7 1,16 0,4 15 10 Tiếng ồn dBA 81 77 55 58 85

Nguồn: Báo cáo quan trắc định kì lần 2 của Nhà máy, 2014

Ghi chú:

- QCVN 05:2013/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn. - TCVN 3733:2002/QĐ-BYT - Tiêu chuẩn của Bộ y tế

- “-“: Không quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Bảng 3.5: Địa điểm tiến hành quan trắc môi trường không khí

STT Địa điểm Thời gian

quan trắc Ký hiệu mẫu

1 Khu vực nghiền nguyên liệu thô 18/12/2014 KV1 2 Tại đâu ra của hệ thống Xiclon 18/12/2014 KV2 `3 Tại khu vực xử lý nước thải 18/12/2014 KV3 4 Tại khu vực sân phơi bùn 18/12/2014 KV4 5 Tại khu vực văn phòng 18/12/2014 KV5 6 Tại khu nhà tập thể của CBCNV 18/12/2014 KV6 7 Tại nhà ông Phạm Văn Ca 18/12/2014 KV7 8 Tại nhà ông Phạm văn Kiên 18/12/2014 KV8 9 Tại nhà ông Trần văn Điện 18/12/2014 KV9 10 Tại nhà bà Nguyễn thị Hương 18/12/2014 KV10 * Nhận xét: - Các thành phần hơi khí độc ( SO2 , CO2,, NO2…):

Đây là các khí đặc trưng cho khu vực có sự tham gia của máy móc và các phương tiện giao thông vận chuyển vật liệu. Khi các thành phần của các hơi khí này có nồng độ lớn trong không khí sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và hệ

sinh thái quanh khu vực. Tại thời điểm quan trắc, các điểm khảo sát từ KK1 đến KK10 trong và xung quanh Nhà máy có hàm lượng các khí đều nằm trong giới hạn của Quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06: 2009/BTNMT QĐ 3733/QĐ-BYT.

- Bụi Lơ lửng:

Hiện nay, trong không khí có rất nhiều thành phần bụi như bụi hô hấp, bụi lơ

lửng…Trong đó, bụi lơ lửng là những phần tử có kích thước từ 10 micromet trở lên nhưng tồn tại trong không trung và bị khuếch tán đi nhờ gió, thường ởđộ cao 1,5- 2m so với mặt đất. Do vậy đây là yếu tố rất dễ có tác động xấu đến sức khỏe con người. Tuy nhiên kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng bụi đo được tại các vị trí quan trắc từ điểm KK1 đến KK10 nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT và tiêu chuẩn của Bộ Y tế QĐ 3733/QĐ-BYT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

- Tiếng ồn:

Tiếng ồn do máy cắt và quạt gió là chủ yếu. Đây là yếu tố có giá trị phụ

thuộc vào từng thời điểm đo và vị trí đo và thời điểm đo trong ngày quan trắc. Tại thời điểm quan trắc tiếng ồn vẫn nằm trong giới hạn cho phép ( thấp hơn 70dBA) theo QCVN 26/2010.

3.2.3.2. Chất thải rắn:

- Than và tro:

Sinh ra do quá trình đốt củi tạo nhiệt trong công đoạn sấy. Theo kết quả

nghiên cứu tại Nhà máy, để sản xuất ra 1 tấn sản phẩm giấy đế cần đốt 3 m3 củi tương đương 1.800 kg củi và lượng than và tro còn lại sau khi đốt là 40 kg.

- Giấy rách:

Là chất thải rắn phát sinh ở giai đoạn cuối của quy trình sản xuất. Lượng thải nhiều hay ít ở giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào thao tác của người công nhân trên máy. Tuy lượng giấy rách được tuần hoàn lại, nhưng lượng giấy rách nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của Nhà máy. Theo kết quả nghiên cứu, lượng giấy rách khi làm ra 1 tấn sản phẩm giấy là 55 kg.

- Giẻ lau dầu, gang tay dính dầu, vỏ chứa hóa chất

Là chất thải rắn nguy hại, phát sinh trong quá trình bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị máy móc trong quy trình sản xuất của Nhà máy. Theo kết quả nghiên cứu, làm ra 1 tấn sản phẩm giấy đế sẽ phát sinh khoảng 0,33 kg loại chất thải này.

- Bùn thải:

Là lượng cặn dưới đáy bể xử lý nước thải của Nhà máy. Thành phần chủ yếu là lượng bột giấy bị mất đi trong công đoạn xeo giấy. Theo đánh giá cảm quan, bùn thải có màu đen và mùi khó chịu. Nhờ sử dụng chế phẩm vi sinh trong hệ thống xử

lý nước thải nên lượng bùn thải của Nhà máy rất ít không đáng kể.

3.2.3.3. Nước thải:

Qúa trình nghiên cứu tại Nhà máy, Tôi đã tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu nước thải từ công đoạn ngâm ủ, nghiền đĩa nhỏ, xeo giấy. Cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Bảng 3.6: Kết quả phân tích các mẫu nước thải từ các công đoạn sản xuất của Nhà máy STT Mẫu nước thải pH TS(mg/l) COD(mg/l) 1 Nước dịch đen 12,82 81.773 12.320 2 Nước thải rửa lần 1 12,37 21.325 8.646 3 Nước thải rửa lần 2 11,87 5.803 5.982 4 Nước thải rơi vãi 9,31 2.577 4.439 5 Nước thải xeo giấy 7,5 3.320 3.203

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2015

Qua bảng trên ta thấy, giá trị các thông số pH, TSS, COD giảm dần từ mẫu nước thải dịch đen đến mẫu nước thải xeo giấy. Đặc biệt, các mẫu nước của công

đoạn ngâm ủ có giá trị 3 thông số trên rất cao do lượng kiềm dư, lignin bị tách ra, chứa nhiều tạp chất. Cần có biện pháp tận thu lượng kiếm trong loại nước này. 2 mẫu còn lại, chủ yếu chứa các bột giấy.

- Nước dịch đen từ công đoạn ngâm, ủ tre nứa.

Dịch đen (nước thải) có chứa kiềm dư và lignin cùng các sản phẩm phân hủy hydratcacbon – axit hữu cơ. Lignin là những hợp chất cao phân tử, Lignin không hoà tan trong nước, trong dung môi thông thường cũng như các axit đậm đặc. Chỉ

có tác dụng với kiềm, bisunfit natri hoặc axit sunfurơ, lignin mới bị phân giải từng phần và chuyển vào dung dịch. Lignin rất bền đối với tác động của enzym, trong cây lignin chỉđược tạo ra mà không tham gia vào quá trình trao đổi chất.

Sự ô nhiễm do dịch đen dẫn đến giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ các chất hữu cơ. Oxy hoà tan giảm sẽ gây tác hại đến hệ sinh thái thủy sinh. Lignin sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nước.

Đây là đối tượng cần đặc biệt quan tâm vì nó liên quan tới các công trình xử lý phía sau và các hậu quả môi trường nghiêm trọng nếu bị rò rỉ ra ngoài môi trường.

Theo kết quả nghiên cứu tại Nhà máy, để làm ra 1 tấn sản phẩm giấy đế sẽ

thải ra khoảng 0,702 m3 trong khi nước xút cần là 1,125 m3. Nước dịch đen có mùi rất khó chịu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

- Nước rửa liệu sau khi ngâm nguyên liệu bằng nước xút.

Qua quá trình nghiên cứu, lượng nước này cho vào gần bằng lượng nước thải ra do liệu đã ngấm no nước xút. Thành phần của nước rửa liệu giống với nước dịch

đen nhưng nồng độđã ít đi.

- Nước thải rơi vãi từ công đoạn nghiền đĩa

Chưá sợi xơ mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng… Tuy nhiên lượng nước thải trong công đoạn này không đáng kể 0,08 m3 / tấn sản phẩm.

- Nước thải trong công đoạn xeo giấy

Nước thải từ công đoạn xeo giấy chứa chủ yếu bột giấy. Nước này được tách ra từ các bộ phận của máy xeo giấy như khử nước, ép giấy.

- Hơi nước thải do quá trình sấy làm khô giấy.

Sau khi tính toán cân bằng vật chất cho lượng nước của quy trình sản xuất giấy đế, lượng nước chênh lệch là 2,673 m3. Lượng nước này chính là lượng nước mất đi trong công đoạn sấy và một phần nhỏ nước bị rơi vãi không đáng kể trong các công đoạn khá.

Các thông số nước thải của Nhà máy được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.7: Các thông số nước thải của Nhà máy giấy đế và bột giấy Na Hang

TT Chỉ tiêu Đơn vị NT1 NT2 QCVN12:2008/BTNMT cột B2 giá trị C 1 pH 6,3 7,14 5,5-9 2 BOD5 (200C) mg/l 650 96 100 3 COD mg/l 1280 293 300 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 1200 98 100 5 Độ màu Pt-Co 423 148 150 QCVN40:2008/BTNMT 6 Tổng N mg/l 62 43 52,8 7 Tổng P mg/l 10,6 3,2 7,92 8 Linhin mg/l 3400 650 - 9 H2S mg/l 0,72 0,25 0,66 10 Tổng Coliforms MPN/100ml 11200 3200 6600

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

* Nhận xét:

Các thông số quan trắc của mẫu nước thải sản xuất của Nhà máy có nồng độ

như sau:

- Chỉ tiêu BOD5: trước xử lý vượt 6,5 lần, sau xử lý đạt QCCP

- Chỉ tiêu COD: Trước xử lý vượt 4,7 lần, sau xử lý đạt ngưỡng QCCP

- Tổng chất rắn lơ lửng ( TSS): Trước xử lý vượt 12 lần, sau xử lý đạt ngưỡng TCCP

- Độ màu: trước xử lý vượt 2,82 lần, sau xử lý đạt QCCP

- Chỉ tiêu N tổng số: trước xử lý vượt 1,2 lần, sau xử lý đạt QCCP - Chỉ tiêu P tổng số: trước xử lý vượt 1,33 lần, sau xử lý đạt QCCP - Hàm lượng H2S: trước xử lý vượt 1,09 lần, sau xử lý đạt TCCP - Tổng Coliform: trước xử lý vượt 1,69 lần, sau xử lý đạt QCCP

Đánh giá cảm quan: nước thải của Nhà máy có màu đen, có mùi và bọt.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp hướng tới sản xuất sạch hơn tại nhà máy giấy đế và bột giấy na hang, tuyên quang (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)