- QCVN40:2008/BTNMT QCVN 06:2009/BTNMT
2.3.6. Phương pháp đánh giá các đề xuất sản xuất sạch hơn
Đánh giá tính khả thi của các giải pháp dựa trên tính: khả thi về kĩ thuật, khả
thi về kinh tế và khả thi về môi trường. • Tính khả thi về kĩ thuật
Danh mục các yếu tố kĩ thuật đểđánh giá: - Chất lượng sản phẩm.
- Công suất.
- Yêu cầu về diện tích.
- Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt.
- Tính tương thích với các thiết bịđang dùng. - Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng. - Nhu cầu huấn luyện kĩ thuật.
- Khía cạnh an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Các lợi ích sau cũng được đưa vào như một phần của nghiên cứu khả thi kĩ thuật: - Giảm nước.
- Giảm năng lượng. - Giảm chất thải. • Tính khả thi kinh tế
Các tiêu chí đánh giá:
- Thời gian hoàn vốn (t) = Vốn đầu tư ban đầu / Dòng tiền dòng hàng năm - Công thức chiết khấu: PV = FVt / (1+r)t Trong đó: PV: Giá trị dòng tiền ở thời điểm gốc (bắt đầu dự án) FVt: Giá trị dòng tiền trong năm t r : tỷ lệ triết khấu. t : số năm bắt đầu dự án.
Thời gian hoàn vốn càng ngắn thì biện pháp SXSH càng có tính khả thi cao. - Giá trị hiện tại dòng(NPV):
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Hiệu số giữa lợi ích và chi phí là giá trị hiện tại dòng. NPV > 0 mới có hiệu quả kinh tế. Công thức tính: Trong đó: Bt: Lợi ích năm thứ t ; Ct: Chi phí năm thứ t ; Co : Chi phí đầu tư ban đầu ; t: thời gian tính từ năm gốc ; n: Vòng đời dự án;
r: tỷ suất chiết khấu (hay lãi suất ngân hàng r); - Tỉ số hoàn vốn nội tại (IRR);
IRR = r tại giá trị NPV = 0;
IRR > r thì giải pháp mới được thực hiện ; IRR càng cao giải pháp càng dễ chấp nhận ; Công thức tính
- Tính khả thi về môi trường Các tiêu chí cải thiện MT gồm: - Giảm tổng lượng thải.
- Giảm độc tính.
- Giảm sử dụng các nguyên liệu không tái tạo, độc hại. - Giảm tiêu thụ năng lượng.