6. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
3.3.2.1. Điều chỉnh lãi suất điều chuyển vốn trong hệ thống
Hiện nay, tại CN NHNo&PTNT Tây Hồ luôn ở trong tình trạng thừa vốn nội tệ và thiếu vốn ngoại tệ nên thường phải điều chuyển vốn, vay vốn của NHNo&PTNT Việt Nam. Nhưng lãi suất điều chuyển vốn hiện nay không phù hợp với lãi suất cho vay của CN. Vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam nên có chính sách lãi suất điều chuyển linh hoạt, phù hợp hơn.
- Với các khoản thừa vốn: Căn cứ trên thực tế nguồn vốn toàn hệ thống để có chính sách về lãi suất đảm bảo quyền lợi cho đơn vị thừa vốn. Khi tính toán lãi suất thừa vốn, NHNo&PTNT Việt Nam cần căn cứ trên lãi suất huy động - cho vay hiện tại của hệ thống cũng như của NHTM khác, chi phí thực
tế của khoản vốn huy động (bao gồm chi phí trả lãi, chi phí dịch vụ, các khoản dự trữ, bảo hiểm, ...).
- Với các khoản thiếu vốn: Hỗ trợ các CN thiếu vốn trong việc cân đối nguồn vốn để cho vay trên cơ sở thẩm định kỹ dự án, đối tượng khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển quan hệ với khách hàng cho vay tiềm năng. Trên cơ sở cân đối lãi suất huy động, lãi điều chuyển vốn để đưa ra mức lãi suất cho vay phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo hỗ trợ tối đa CN.
- Áp dụng linh hoạt các mức lãi suất: Nên đưa ra các mức lãi suất khác nhau đối với các khoản tiền điều chuyển có thời hạn khác nhau, điều này sẽ giúp CN tăng cường huy động các nguồn vốn trung, dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của cả hệ thống cũng như của nền kinh tế.
3.3.2.2. Một số kiến nghị khác
- Điều chỉnh phương thức giao chỉ tiêu kế hoạch: Hoạt động điều hành trong toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thường được thực hiện trên cơ sở giao chỉ tiêu kế hoạch. Mỗi CN căn cứ vào thực tế kinh doanh sẽ được phân bổ các chỉ tiêu về nguồn vốn, dư nợ cho vay, tài chính, ... NHNo&PTNT Việt Nam cần đưa ra phương thức tính toán hợp lý để đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch được giao phù hợp với tình hình thực tế của CN, khả năng phát triển trong tương lai và đảm bảo kinh doanh có lãi cho CN.
- Hoàn thiện công nghệ ngân hàng, hệ thống văn bản: Hoàn thiện các phần mềm kế toán, tài chính, báo cáo và cung cấp thông tin giúp cập nhật thông tin nhanh nhạy, chính xác trong quá trình hoạt động. Vì CN Tây Hồ trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nên thường nhận sự chỉ đạo thông qua đường công văn. Tuy nhiên có những công văn khẩn nhưng lại được chuyển tới CN không kịp thời nên gây khó khăn cho CN trong việc thực hiện. Vì vậy nên thiết lập đường công văn điện tử đảm bảo tính bảo mật lưu hành nội bộ, đảm bảo tính thời sự của các chỉ đạo.
Nhìn chung, các giải pháp và kiến nghị trên xuất phát từ thực trạng hoạt động HĐV tại CN Tây Hồ. Để các giải pháp thực sự phát huy hiệu quả trong thực tế, còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh tế - xã hội, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như sự cố gắng, đoàn kết thực hiện của tập thể cán bộ nhân viên toàn CN.
KẾT LUẬN
*****
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, vốn luôn đóng vai trò quan trọng, nó quy định quy mô, kết cấu tài sản sinh lời của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tài sản, mục tiêu phát triển và an toàn.
Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế năng động nơi các doanh nghiệp hoạt động chịu áp lực lớn của các quy luật như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá cả... đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng phải phấn đấu nỗ lực để tăng doanh thu, giảm chi phí, không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín.
Là một CN trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, trong những năm qua CN Tây Hồ đã từng bước làm tốt công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế, điều tiết vốn giữa các khu vực trong nền kinh tế. Thành công đó bước đầu khẳng định sự đúng đắn trong các chính sách chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam và của Ban lãnh đạo CN Tây Hồ.
Trong thời gian tới, để tiếp tục đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên toàn quốc nói chung, thì ngoài những nỗ lực, tìm tòi và phát triển các hình thức HĐV mới có hiệu quả, CN Tây Hồ cũng rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi để CN thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cung ứng vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Trong luận văn em đã nghiên cứu về vấn đề HĐV của CN Tây Hồ. Trong năm năm qua, CN luôn cố gắng duy trì nguồn vốn ổn định, cơ cấu nguồn vốn được điều chỉnh theo chiến lược kinh doanh từng thời kỳ, hoạt động cho vay được chú trọng phát triển cả về lượng và chất, các hoạt động khác cũng luôn được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số
hạn chế như quy mô và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động còn thấp, chi phí huy động còn cao so với các ngân hàng khác, cơ cấu các loại nguồn vốn và hệ số sử dụng vốn chưa thật sự hợp lý.
Để có những kết quả trên cũng như nhằm thực hiện mục tiêu và định hướng kinh doanh trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, CN luôn nhất quán trong phương hướng nâng cao hiệu quả vốn huy động như đa dạng hoá các hình thức HĐV, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định, có mức lãi suất đầu vào hợp lý, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm soát.
Với những kiến thức đã học được, luận văn đã cố gắng tổng hợp giữa lý luận và thực tiễn, trên cơ sở phân tích thực tế tình hình tại CN rút ra nguyên nhân tồn tại và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng hiệu quả HĐV, thực hiện mục tiêu kinh doanh, tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội và đất nước.
Bằng các phương pháp khoa học và những kiến thức đã tích lũy được qua quá trình học tập cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn em đã hoàn thành luận văn thạc sỹ về đề tài “Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Tây Hồ”. Tuy
nhiên, do giới hạn về thời gian và kiến thức nên trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ để luận văn trở nên đầy đủ và mang tính ứng dụng cao hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Agribank Cầu Giấy (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2. Agribank Hoàng Quốc Việt ( 2011 - 2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
3. Agribank Láng Hạ (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 4. Agribank Tam Trinh (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 5. Agribank Tây Hồ (2011 - 2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 6. Agribank Việt Nam (2011), Hệ thống các văn bản về huy động vốn áp
dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam, lưu hành nội bộ.
7. HDBank Cầu Giấy (2011 – 2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 8. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao
động Xã hội.
9. Nguyễn Văn Ngọc (2008), Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ, NXB Đại học KTQD.
10. Peter S. Rose (2004),Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 11. Nguyễn Thị Phượng (2012), “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại
ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quy Nhơn” Luận văn thạc sỹ trường Đại học Đà Nẵng.
12. Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng 2010 luật số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
13. SeABank Tây Hồ (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
14. Đinh Văn Thiện (2012), Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng liên doanh Shinham Vina, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Đỗ Thị Ngọc Trang (2011), Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội- Habubank, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Website 16. http://agribank.com.vn 17. http://anz.com/vietnam 18. http://hsbc.com.vn 19. www.citibank.com.vn 20. www.dongabank.com.vn 21 www.seabank.com.vn 22. www.viecombank.com.vn