Thực trạng huyđộng vốn tại Chi nhánh Tây Hồ

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 47 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng huyđộng vốn tại Chi nhánh Tây Hồ

Đối với các NHTM nói chung và CN Tây Hồ nói riêng thì NVHĐ tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng chủ yếu dựa vào NVHĐ, nguồn vốn tự có tuy rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo uy tín với khách hàng. Do vậy, hoạt động HĐV luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng thì các ngân hàng phải tạo cho mình nguồn vốn dồi dào dựa trên cơ sở đầu ra cũng như tình hình thực tiễn của từng địa bàn để có biện pháp HĐV phù hợp. Nhận biết được vai trò của NVHĐ đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, trong những năm qua công tác HĐV tại CN ngày càng được chú trọng.

Bảng 2.3. Nguồn vốn huy động bình quân

của 01 cán bộ Chi nhánh Tây Hồ và NHNo&PTNT Việt Nam

Đơn vị: Tỷ đồng

NVHĐ bình quân 1 cán bộ 2011 2012 2013

NHNo&PTNT Việt Nam 12,8 13,1 15,9

CN Tây Hồ 16,5 15,6 17,6

Nguồn: website http://www.agribank.com.vn

Năm 2011, 2012, 2013 tổng vốn huy động của NHNo&PTNT Việt Nam lần lượt là 505.792, 540.375 và 634.505 tỷ đồng. Tương ứng với tổng số cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam là 39.515, 41.250 và 40.000 người.

Từng cán bộ tại CN Tây Hồ luôn ý thức được tầm quan trọng của công tác HĐV điều này được thể hiện qua chỉ tiêu NVHĐ bình quân của 1 cán bộ tại CN Tây Hồ luôn cao hơn so với NVHĐ bình quân của 1 cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam. Năm 2011 cao hơn 3,7 tỷ đồng, 2,5 tỷ đồng vào năm 2012 và năm 2013 là 1,7 tỷ đồng.

2.2.1. Các hình thức huy động vốn

Phương châm hoạt động kinh doanh của CN Tây Hồ là tập trung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế, bằng việc phát triển phong phú các hình thức HĐV, đưa ra các biện pháp HĐV năng động, phù hợp để thu hút khách hàng, tăng cường HĐV để từ đó mở rộng đầu tư .

Bảng 2.4. Kết quả huy động vốn theo các hình thức huy động tại CN Tây Hồ

Đơn vị: Giá trị: tỷ đồng; Tỷ trọng: %

Các hình thức huy động vốn

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/ 2011 (tỷ đ) So sánh 2012/ 2011 (tỷ đ) Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng ∑NVHĐ 1.408 2.054 2.377 646 323 1. Nhận tiền gửi 958,9 68,10 1.635,8 79,64 1.983 83,42 676,9 347,2 2. Phát hành kỳ phiếu 3,9 0,28 0 0 0 0 -3,9 0 3. Hình thức đi vay 441 31,32 414,3 20,17 390,8 16,44 -26,7 -23,5 4. Các hình thức khác 4,2 0,30 3,9 0,19 3,2 0,14 -0,3 -0,7

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh CN Tây Hồ

Trên cơ sở định hướng phát triển chung của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, công tác HĐV của CN Tây Hồ cũng hướng tới một tầm cao mới nhằm tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý đảm bảo cho sự phát triển bền vững. CN chủ trương coi vốn là khâu mở đường, tạo ra nguồn vốn vững chắc, ngày càng tăng trưởng. CN có quy mô nguồn vốn còn nhỏ so với các

ngân hàng khác, vì thế chưa đủ tài trợ cho các khoản cho vay và đầu tư. Nhận biết được thực tế đó, CN đã không ngừng tìm mọi biện pháp để thu hút nguồn vốn thông qua nhiều hình thức, tuy nhiên các sản phẩm của CN còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

2.2.1.1. Hình thức nhận tiền gửi

Một trong các hình thức HĐV truyền thống mà CN sử dụng đó là hình thức nhận tiền gửi. Đối tượng mà hình thức huy động này hướng tới đó là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Hình thức HĐV này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hình thức HĐV. Cụ thể năm 2011 chiếm 68,1%, năm 2012 chiếm 77,99%, năm 2013 chiếm 83,42%. Năm 2012 nguồn tiền gửi này tăng 676,9 tỷ đồng so với năm 2011, đến năm 2013 nguồn tiền gửi này lại tiếp tục tăng lên 347,2 tỷ đồng so với năm 2012.

- Khách hàng tổ chức: Với đối tượng khách hàng là tổ chức CN áp dụng HĐV dưới hình thức mở tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.

- Khách hàng cá nhân: Với đối tượng khách hàng là cá nhân CN áp dụng HĐV đồng thời cả hai hình thức là TGTK không kỳ hạn và TGTK có kỳ hạn.

2.2.1.2. Hình thức phát hành giấy tờ có giá

Đây là hình thức được CN sử dụng nhằm HĐV ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu cho vay, đầu tư ngắn hạn của ngân hàng. Giấy tờ có giá của ngân hàng đa dạng về kỳ hạn nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm của khách hàng thể hiện ở tỷ trọng nguồn tiền gửi này chưa cao: Năm 2011 tỷ trọng nguồn tiền gửi này chỉ chiếm 0,28% trên tổng NVHĐ, đến năm 2012 và 2013 chi nhánh đã không còn sử dụng hình thức huy động này. CN cần quan tâm hơn đến việc huy động nguồn tiền gửi này để chủ động trong hoạt động kinh doanh.

2.2.1.3. Hình thức đi vay

Với đặc thù là đơn vị thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam, CN có thể vay vốn từ trụ sở chính thông qua tài khoản điều chuyển vốn nội bộ. Hình thức HĐV này sẽ giúp chi nhánh cân đối được thanh khoản, bổ sung vốn cho hoạt động cho vay nếu chi nhánh gặp khó khăn. Tuy nhiên chi nhánh càng ngày càng giảm tỷ trọng nguồn vốn này để thực sự chủ động trong kinh doanh. Nguồn vốn đi vay của chi nhánh giảm rõ rệt qua các năm. Năm 2011 CN huy động 441 tỷ đồng bằng hình thức đi vay chiếm 31,32% NVHĐ, nhưng đến năm 2012 giảm 26,7 tỷ đồng chỉ còn chiếm 20,17% và tiếp tục giảm 23,5 tỷ đồng chiếm 16,44%. Những con số này cho thấy sự cố gắng của chi nhánh trong công tác HĐV để giảm thiểu nguồn vốn đi vay giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và khẳng định năng lực HĐV của chi nhánh.

2.2.1.4.Các hình thức khác

NVHĐ này của CN chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp: Năm 2011 chiếm 0,3%, năm 2012 chiếm 0,19% và năm 2013 chiếm 0,14%. Nguồn vốn này chủ yếu được huy động thông qua việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng như nghiệp vụ bảo lãnh, phát hành L/C, ... để thu hút được nguồn vốn ký quỹ của các tổ chức hoặc nguồn vốn chuyển về tạm ứng cho việc thực hiện hợp đồng ...

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)