Phát triển sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 93 - 96)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Phát triển sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa đối tượng khách hàng

3.2.3.1. Phát triển sản phẩm dịch vụ

Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức HĐV là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp ngân hàng khơi tăng NVHĐ. Một ngân hàng có nhiều sản phẩm huy động sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng đến giao dịch. Nắm bắt điều đó, những năm gần đây CN đã có nhiều đổi mới trong công tác HĐV, từng bước phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của khách hàng gửi tiền.

Tuy nhiên, để tạo sự mới mẻ, hấp dẫn hơn nữa đối với khách hàng thì CN cần phải đa dạng hoá hình thức huy động theo hướng:

- Đa dạng hóa hình thức huy động đối với TGTK dân cư: ngoài một số loại TGTK CN cung cấp hiện nay như: TK không kỳ hạn, TK có kỳ hạn, TK gửi góp, TK dự thưởng, CN có thể phát triển thêm một số loại TK sau:

+ TGTK rút gốc từng phần lãi suất bậc thang: phần vốn rút trước hạn sẽ được hưởng lãi suất của kỳ hạn thấp hơn liền kề, phần còn lại vẫn được hưởng lãi suất như bình thường.

+ Tiết kiệm dành cho người cao tuổi: tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm tích luỹ (tiết kiệm nhân thọ) với các tiện ích như: người gửi có toàn quyền quyết định số tiền gửi mỗi lần, khi có sự cố bất thường xảy ra họ có thể rút tiền trước hạn hoặc vay vốn tại ngân hàng với lãi suất ưu đãi cộng thêm một khoản trợ cấp.

+ TGTK có mục đích: tiết kiệm tích luỹ an sinh, tiết kiệm tích luỹ giáo dục, tiết kiệm tích luỹ tiêu dùng (mua nhà, ô tô, ...), tiết kiệm tích luỹ phương tiện vận chuyển, tích luỹ thành đạt, tích luỹ nhà đất, ... Với việc cung ứng các sản phẩm trên chắc chắn sẽ giúp CN mở rộng thị trường HĐV từ dân cư.

- Thực hiện tốt công tác phát hành giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, tín phiếu vốn...nhằm tăng cường nguồn vốn trung, dài hạn. Để tăng cường được nguồn vốn này, CN cần triển khai tốt các bước sau:

+ Tuyên truyền sâu rộng trong dân trước khi phát hành

+ Áp dụng chính sách linh hoạt lãi suất và phương thức hoàn trả

3.2.3.2. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng

Khách hàng dân cư và các TCKT, tài chính đều là đối tượng khách hàng cần được CN quan tâm, chú trọng. Nếu giữ một tỷ trọng quá cao lượng vốn của một đối tượng khách hàng có thể dẫn tới rủi ro cho CN khi họ đồng loạt rút vốn khỏi ngân hàng. Hơn nữa, nếu chỉ chú trọng vào một đối tượng khách hàng, sẽ làm cơ cấu nguồn vốn của CN trở nên cứng nhắc, không linh

hoạt. Vì vậy, CN cần cân đối cơ cấu NVHĐ theo hướng tăng dần tỷ trọng lượng tiền gửi của dân cư, giảm dần tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức trong khi vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng NVHĐ, giúp CN phân tán rủi ro, nâng cao uy tín, thương hiệu.

Bên cạnh việc đa dạng hóa hình thức huy động, CN cần thực hiện đa dạng hóa đối tượng khách hàng. Cụ thể:

- Duy trì và mở rộng đối tượng khách hàng tổ chức: Trong những năm vừa qua, NVHĐ từ các TCKT của CN luôn là nguồn vốn chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng NVHĐ. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp giúp CN có thể cạnh tranh tốt trên địa bàn, nhất là cạnh tranh về lãi suất đầu ra. Nguồn tiền gửi của các TCKT tại CN là lớn nhất song lại tập trung vào một số khách hàng lớn nên tính ổn định và bền vững của NVHĐ chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới CN nên tăng cường huy động nguồn vốn này bằng việc áp dụng một số biện pháp sau:

+ Có chính sách thu hút khách hàng hiệu quả: Tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: làm tốt công tác thanh toán, dịch vụ thu, chi hộ, nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích cho các tổ chức, doanh nghiệp;

+ Hợp tác toàn diện: Tìm kiếm khách hàng và tiến hành ký thỏa thuận hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp… triển khai quan hệ giữa hai bên về cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng.

- Chăm sóc duy trì và thu hút khách hàng dân cư: HĐV từ dân cư là đối tượng huy động truyền thống, đóng vai trò quan trọng hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nó không chỉ giúp các ngân hàng có được các nguồn vốn ổn định đáp ứng tốt nhu cầu đầu tư, cho vay, mà còn giúp các ngân hàng mở rộng thị phần, nâng cao uy tín trên thương trường. Do vậy, thời gian tới

CN cần chú trọng đưa ra các giải pháp để huy động nhiều hơn nữa nguồn vốn này. Cụ thể:

+ Xác định số lượng, quy mô, địa điểm, để mở thêm các phòng giao dịch cũng như các quầy tiết kiệm để thuận tiện cho khách hàng gửi tiền.

+ Tiếp tục mở rộng và phát triển các hình thức TGTK đa dạng về kỳ hạn, phương thức trả lãi, trả gốc, về loại đồng tiền sử dụng, các tiện ích của từng loại, đặc biệt là TK bằng ngoại tệ để thu hút thêm lượng vốn ngoại tệ.

Giải pháp này mang lại cho chi nhánh điều kiện tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí thấp, giúp giảm chỉ tiêu huy động vốn bình quân của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)