Tình hình cho vay học sinh sinh viên

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của học sinh sinh viên khi vay tại ngân hàng chính sách xã hội tp cần thơ (Trang 34 - 38)

Nhìn chung, số lượng HSSV vay vốn tại ngân hàng giai đoạn 2011-2013 không có biến động lớn, tuy số lượng có tăng giảm nhưng vẫn nằm trong khoảng 24.000 HSSV.

Xét theo đối tượng thụ hưởng trong 3 năm vừa qua ngân hàng cho vay HSSV bộ đội xuất ngũ, lao động học nghề nông thôn thấp nhất so với những đối tượng HSSV khác. Trong năm 2011, chỉ có 3 người đi vay thuộc đối tượng HSSV bộ đội xuất ngũ, nhưng tình hình được cải thiện dần qua năm 2012 và năm 2013, tỷ trọng tăng dần nhưng vẫn rất thấp. Năm 2012 có 0,02% sinh viên vay vốn nằm trong diện là bộ đội xuất ngũ, tương đương với 5 sinh viên trong tổng số 23.762 sinh viên, năm 2013 tăng lên đạt 0,025%, tương đương với 6 sinh viên trong tổng số 23.829 sinh viên. Ngoài ra, trong năm 2012 và 2013 còn có lao động học nghề nông thôn đến vay vốn, chiếm 0,016% trong toàn bộ tổng số HSSV đang vay vốn. Đối tượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn có số lượng người đi vay nhiều nhất, và có xu hướng gia tăng trong 3 năm qua. Năm 2011 có

23

17.379 HSSV vay vốn là con em của các HGĐ có hoàn cảnh khó khăn, chiếm 71,91%, năm 2012 con số này đạt 17.198 HSSV chiếm 73,38%, năm 2013 số lượng HSSV hộ khó khăn tăng lên 17.669 chiếm 74,15%.

Bảng 3.2: Tổng hợp số lượng học sinh sinh viên vay vốn giai đoạn 2011-2013

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ Tín dụng

Xét theo hình thức cho vay số lượng HSSV đăng kí vay trực tiếp giảm mạnh. Năm 2011, có 1.915 HSSV xin vay trực tiếp, chiếm 7,93% trong tổng số HSSV vay vốn tại ngân hàng; đến 2012, con số này giảm 24 HSSV còn 1.891 HSSV, chiếm 7,96%. Sang năm 2013, số lượng HSSV vay trực tiếp giảm mạnh mẽ, chỉ có 437 HSSV chiếm 1,84% trong tổng số HSSV đang vay vốn tại ngân hàng. Số lượng HSSV biến động theo chiều hướng giảm số lượng HSSV vay vốn trực tiếp tại ngân hàng và gia tăng số HSSV vay vốn thông qua HGĐ. Thực hiện theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, cho vay HSSV sẽ thông qua hộ gia đình, cho vay trực tiếp chỉ trong trường hợp HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại không có khả năng lao động. Sau nhiều năm triển khai và hướng dẫn thực hiện thì số lượng HSSV đến vay trực tiếp giảm rất nhiều.

Chỉ tiêu Tổng số HSSV đang vay vốn

Theo đối tượng thụ hưởng

2011 2012 2013 HSSV Tỷ trọng (%) HSSV Tỷ trọng (%) HSSV Tỷ trọng (%)

Cho vay HSSV mồ côi 60 0,25 67 0,28 70 0,29

Cho vay HSSV hộ nghèo 3.022 12,51 2.888 12,15 2.616 11,01 Cho vay HSSV hộ cận nghèo 3.700 15,32 3.600 15,15 3.392 14,28 Cho vay HSSV hộ khó khăn 17.370 71,91 17.198 73,38 17.669 74,37

Cho vay HSSV bộ đội xuất ngũ 3 0,01 5 0,02 6 0,025

Cho vay HSSV LĐHNNT 0 0 4 0,016 4 0,016

Theo hình thức cho vay Cho vay thông qua hộ gia đình

(qua Tổ TK&VV) 22.240 92,07 21.871 92,04 23.320 98,16

Cho vay trực tiếp 1.915 7,93 1.891 7,96 437 1, 84

24

Bảng 3.3: Dư nợ cho vay HSSV tại NHCSXH Cần Thơ 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Dư nợ HSSV 324.610 352.453 376.752

Tổng dư nợ 962.848 1.031.306 1.075.147

Dư nợ HSSV/ Tổng dư nợ 33,71% 34,18% 35,04%

Mức tăng giảm dư nợ HSSV 27.843 24.299

% tăng giảm dư nợ HSSV 8,58% 6,89%

Nguồn: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ - Tín dụng

Hình 3.2: Dư nợ cho vay học sinh sinh viên 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ - Tín dụng

Bảng 3.3 và hình 3.2 cho thấy dư nợ cho vay HSSV giai đoạn 2011-2013 có gia tăng hàng năm. Thế nhưng quy mô tăng và tốc độ trưởng giảm dần qua từng năm. Mức tăng dư nợ năm 2012 so với năm 2011 tăng 27.843 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 8,58%. Năm 2013, dư nợ chỉ tăng 24.299 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 6,89% so với năm 2012.

Cơ cấu dư nợ cho vay HSSV so với tổng dư nợ của ngân hàng tăng từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể năm 2011 chiếm 33,71%, năm 2012 chiếm 34,18%, năm 2013 chiếm 35,04%. Kết quả trên cho thấy ngân hàng ngày càng chú trọng phát triển hoạt động tín dụng học sinh sinh viên.

290000. 300000. 310000. 320000. 330000. 340000. 350000. 360000. 370000. 380000. 324.610 352.453 376.752 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

25

Bảng 3.4: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ cho vay HSSV 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 Doanh số cho vay 77.858 65.837 70.793

Mức tăng giảm DSCV -12.021 4.956

% tăng giảm DSCV -15,44% 7,53%

Doanh số thu nợ 15.620 33.530 54.264

Mức tăng giảm DSTN 17.910 23.734

% tăng giảm DSTN 114,7% 70,78%

Nguồn: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ - Tín dụng

Hình 3.3: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ - Tín dụng

Nhìn vào bảng 3.4 ta thấy rằng doanh số cho vay giảm dần trong 3 năm qua, cho thấy quy mô cho vay HSSV bị thu hẹp dần. Doanh số cho vay năm 2012 giảm 12.021 triệu đồng, tỷ lệ giảm 15,44% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số cho vay có tăng nhẹ so năm 2012 nhưng vẫn giảm so với năm 2011 lần lượt là 65.837 triệu đồng và 70.793 triệu đồng.

Trong khi đó, việc thu nợ được thực hiện ngày một hiệu quả hơn, doanh số thu nợ tăng qua từng năm. Theo kết quả báo cáo của ngân hàng, doanh số thu nợ năm 2012 tăng 114,7% so với năm 2011, và năm 2013 tăng 70,78% so với năm 2012. Nguyên nhân là do bắt đầu từ năm 2012 trở về sau, ngân hàng bắt đầu quá

. 10000. 20000. 30000. 40000. 50000. 60000. 70000. 80000. 77.858 65.837 70.793 15.620 33.350 54.264

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

26

trình chuyển giao các khoản vay, cụ thể hơn là ngân hàng thực hiện bàn giao và nhận bàn giao nợ từ các địa phương khác. Nói cụ thể hơn, những món vay của sinh viên các tỉnh khác nhưng đang theo học tại các trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ trước đây sẽ được bàn giao lại cho địa phương nơi sinh viên đang cư trú để quản lý; và nhận bàn giao các sinh viên có hộ khẩu tại Cần Thơ nhưng theo học tại các tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Sự thay đổi này đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng. Ngân hàng đã kiểm soát các khoản tín dụng dễ dàng và có hiệu quả hơn qua đó tăng đáng kể doanh số thu hồi nợ. Ngoài lý do trên, việc gia tăng số lượng học sinh sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình nên vai trò của gia đình học sinh sinh viên được tăng cường.

Giai đoạn 2011-2013 chứng kiến sự sụt giảm của doanh số cho vay và sự cải thiện đáng kể của doanh số thu nợ. Tuy nhiên, dư nợ trong 3 năm qua theo xu hướng tăng nhẹ. Như vậy, doanh số thu nợ dù có tăng và doanh số cho vay giảm nhưng chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này dương, tức là doanh số cho vay dù có giảm nhưng vẫn lớn hơn doanh số thu nợ khi tăng nên làm cho dư nợ tăng dần qua từng năm.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của học sinh sinh viên khi vay tại ngân hàng chính sách xã hội tp cần thơ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)