Mô hình hồi quy Binary Logistic để đự báo khả năng trả nợ
Các biến giải thích được sử dụng trong mô hình hồi quy Binary Logistic
Khả năng trả nợ đúng hạn của người vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mỗi yếu tố lại có tác động khác nhau đến khả năng thanh toán của người vay.
Biến phụ thuộc Y
Yi = 1: khách hàng có khả năng trả nợ
Yi = 0: khách hàng không có khả năng trả nợ
Các biến độc lập
- Giới tính: tuy hiện nay nam nữ đều bình đẳng và mỗi người đều có thể tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, nhưng do tập quán của người Việt Nam, phụ nữ thường là người sẽ đảm nhiệm những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình và người đàn ông là trụ cột, mang lại nguồn kinh tế chính cho gia đình và sẽ quyết định những công việc mang tầm quan trọng cao như đầu tư, vay vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng, xây sửa nhà cho gia đình…Ngoài ra, nữ giới thường tìm đến các chương trình hỗ trợ vốn trong hội phụ nữ hơn vì thủ tục đơn giản, không cần tài sản thế chấp hoặc các ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi. Điều đó dẫn đến số lượng phụ nữ đi vay đối với ngân hàng cao hơn nam giới.
- Tuổi của chủ hộ: tuổi của chủ hộ càng cao cho thấy kinh nghiệm sản xuất, uy tín, tài xoay sở và trách nhiệm đối với gia đình càng cao. Hơn nữa, những người trẻ tuổi có khuynh hướng chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm, ngược lại những người cao tuổi thì nhu cầu tiết kiệm cao hơn. Do đó, khả năng thanh toán của những người đi vay cao tuổi đảm bảo an toàn hơn.
- Trình độ học vấn: đó là số năm đến trường của người vay. Những chủ hộ có trình độ học vấn cao có nhiều lợi thế hơn những chủ hộ có học vấn thấp. Học vấn cao một phần cho thấy có khả năng tính toán và đầu tư hiệu quả, và năng lực tìm được việc làm cao hơn tạo nên thu nhập cao (Nguyễn Quốc Nghi, 2011).
- Thời gian lưu trú: thời gian lưu trú càng dài cho thấy thông tin của người vay được chính quyền địa phương cũng như ngân hàng nắm rõ. Ngoài ra, địa vị và uy tín của người vay cũng được củng cố, có nhiều người quen biết và biết đến. Như vậy, có thể suy ra là đối với những người vay đã cư trú tại một địa bàn càng lâu thì khả năng thanh toán của họ cao hơn.
- Lãi suất: đây chính là yếu tố đầu tiên khách hàng sẽ quan tâm khi vay vốn. Tuy nhiên, Quyết định số 157/2007QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
15
27/9/2007 là chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng mức lãi suất cho vay tính như sau:
+ Các khoản giải ngân cho vay từ 1/10/2007 đến 31/7/2011 áp dụng lãi suất cho vay 0,5%/tháng.
+ Riêng các món vay giải ngân được hỗ trợ lãi suất từ ngày 1/5/2009 đến ngày 31/12/2009 trong thời gian 24 tháng kể từ ngày phát tiền vay của số tiền vay đó chỉ phải trả lãi suất 0,17%/ tháng.
+ Các khoản giải ngân cho vay từ 1/8/2011 trở đi sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay 0,65%/tháng.
- Chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu: chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu cao cho thấy thu nhập của gia đình sau khi trừ các khoản chi tiêu vẫn còn dư để dự phòng cho các tình huống ngoài mong đợi. Khoản chênh lệch nhiều chứng tỏ gia đình sau khi đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn khả năng trang trải tiền gốc lãi của khoản vay.
- Lịch sử tín dụng: hiện giờ gia đình có đang phải trả nợ một khoản vay nào nữa hay không. Khi người đi vay có nhiều hơn 1 món vay đồng nghĩa với việc áp lực trả nợ hàng kỳ của họ gia tăng, do đó, khả năng trả nợ của người đi vay có thể giảm.
16
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TP.CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIÊU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CSXH TP. CẦN THƠ
3.1.1 Lịch sử hình thành và bộ máy hoạt động
NHCSXH Thành phố Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số 72/QĐ- HĐQT của Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngày 14/01/2003. Từ khi thành lập, NHCSXH TP. Cần Thơ có 8 phòng giao dịch trực thuộc và Chi nhánh Hội sở trực tiếp quản lý địa bàn Quận Ninh Kiều tại số 156 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều. Toàn thành phố hiện có 78/85 xã, phường, thị trấn có điểm giao dịch và đang hoạt động theo văn bản số 2064A/NHCS-TD ban hành ngày 22/04/2007.
NHCSXH Thành phố Cần Thơ là Chi nhánh cấp I trực thuộc NHCSXH Việt Nam. Tổng số cán bộ viên chức của Chi nhánh là 106 cán bộ vào ngày 30/09/2013. Định biên tại Hội sở Chi nhánh có 31 cán bộ, 9 phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện có 75 cán bộ.
Bộ máy điều hành bao gồm 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc phụ trách Kế toán – Ngân quỹ, 01 Phó Giám đốc phụ trách Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng và Tin học.
Một bộ phận khác không trực tiếp chịu sự quản lý và điều hành của ngân hàng nhưng là thành phần không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng.
3.1.2 Tình hình hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Cần Thơ TP. Cần Thơ
Từ bảng số liệu 3.1, ta thấy hoạt động của ngân hàng trong 3 năm qua có chiều hướng phát triển tốt. Cụ thể là, năm 2012 thu nhập đạt được 68.052 triệu đồng, tăng 15.784 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 27,9%. Trong năm 2013 thu nhập có chiều hướng tăng nhẹ hơn ở mức 69.048 triệu đồng so với năm 2012 đạt tỷ lệ 16,24%, giảm 4.734 triệu đồng so với năm 2011/2012. Thu nhập trong năm 2012/2013 giảm nguyên nhân là do các khoản thu của ngân hàng bị giảm. Tuy nhiên, nhìn chung cả 3 khoản thu mang lại thu nhập cho ngân hàng trong năm 2013 đều tăng so với các năm trước, đặc biệt là thu lãi. Điều này cho thấy tình hình thu lãi của ngân hàng có chiều hướng tốt. Đạt được kết quả trên một phần cũng nhờ sự phối hợp có hiệu quả giữa chính quyền địa phương và ngân hàng trong công tác đôn đốc và hướng dẫn người dân tìm cách trả nợ.
17
Bảng 3.1: Thu nhập - chi phí của ngân hàng giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2012 2012/2013 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 52.996 68.904 79.036 15.908 30,01 10.132 14,70 Thu lãi 52.268 67.254 77.399 14.986 28,67 10.145 15,08 Thu dịch vụ 678 1.494 1.526 816 120,35 32 2,14 Thu khác 50 156 111 106 212 -45 -28,85 Chi phí 34.165 35.608 40.019 1.443 4,22 4.411 12,39 Chí phí NV 16.288 15.715 15.842 -1.113 -3,52 127 0,81 CP CCDC 11.874 13.697 16.845 1.823 15,35 3.148 22,98 CP ủy thác 5.996 6.180 7.299 184 4,60 1.119 26,77 Chi khác 7 16 33 9 28,57 17 6,25 Chênh lệch thu nhập - chi phí 18.831 33.296 39.017 14.465 76,81 5.721 17,18
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCSXH Cần Thơ
Thu lãi từ hoạt động tín dụng là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các khoản thu nhập của ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với bản chất ngân hàng của NHCSXH. Với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức Hội và sự nhiệt tình giúp đỡ của UBND các phường trong việc bố trí các đợt giao dịch lưu động nên chỉ tiêu thu nhập lãi trong 3 năm qua tăng lên đáng kể. Cụ thể, lãi thu về năm 2012 tăng 14.986 triệu đồng đạt tỷ lệ 28,67%, đến năm 2013 tăng ít hơn đạt 10.132 triệu đồng với tỷ lệ 15,08%.
Tuy nhiên, có một sự tương quan rõ rệt trong tỷ trọng giữa các khoản thu nhập. Ta thấy, thu nhập từ dịch vụ so với thu nhập từ hoạt động tín dụng thấp hơn rất nhiều. Điều này cũng tương đối dễ hiểu bởi vì NHCSXH không thực sự chú trọng phát triển mảng lĩnh vực này như các NHTM, mục tiêu tiên quyết của NHCSXH vẫn là hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng nghèo và đối tượng chính sách.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ và thu khác có sự biến động mạnh trong 3 năm qua, cụ thể năm 2012 các khoản thu này có tăng mạnh so với năm 2011. Thu nhập này đạt giá trị lần lượt là 1.492 triệu đồng và 156 triệu đồng, tăng 816 triệu đồng và 106 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 120,35% và 212%. Đến năm 2013, thu
18
dịch vụ chỉ tăng 32 triệu đồng, tỷ lệ 2,14% và thu khác lại giảm 45 triệu, tỷ lệ 28,85%.
Trong cơ cấu chi phí thì chi phí quản lý công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng cao bởi vì mạng lưới hoạt động của ngân hàng rộng khắp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Ngân hàng phải trang bị các máy móc thiết bị cho các điểm giao dịch, tiền công tác phí phục vụ cho mỗi lần đi giao dịch lưu động. Hàng tháng, ngân hàng phải tổ chức giao dịch lưu động tại trụ sở của UBND. Ngoài ra chi phí tăng còn do đầu tư vào xây dựng cơ bản, mua sắm thêm tài sản và công cụ để hoạt động nên tăng khấu hao và phân bổ công cụ, chi phí vật liệu ấn chỉ trước đây được cấp thành phố chịu. Chi phí quản lý công cụ, dụng cụ tăng qua hàng năm. Năm 2012 tăng 1.823 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 15,35%; năm 2013 tăng 3.148 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 22,98%.
Chi phí hoa hồng giai đoạn 2011-2013 có sự biến động đáng kể, nổi bật là tăng mạnh ở năm 2013 với mức 7.299 triệu đồng, so với năm 2011 tỷ lệ tăng 21,73% và năm 2012 là 18,1%.
Hình 3.1: Biểu đồ thu nhập – chi phí 3 năm 2011 – 2013
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHSCXH Cần Thơ
Kết quả của thu nhập và chi phí tuy có thay đổi nhưng tình hình chung chênh lệch thu nhập – chi phí dương qua hàng năm cho thấy hoạt động của Chi nhánh NHCSXH Cần Thơ tốt, điều đó làm giảm bớt phần nào được gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, cho thấy ngân hàng đã tự mình có thể bù đắp đủ chi phí. 52.996 68.904 79.036 32.165 33.608 38.019 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2011 2012 2013 tr iệ u đ ồ n g năm Thu nhập Chi phí
19
3.2 THỰC TRẠNG CHO VAY HSSV TẠI NGÂN HÀNG CSXH TP. CẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2011-2013 THƠ TRONG 3 NĂM 2011-2013
3.2.1 Chính sách cho vay học sinh sinh viên
3.2.1.1 Đối tượng được vay vốn
Theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg đối tượng cho vay được mở rộng hơn trước đây. Những HSSV có hoàn cảnh gia đình sau được vay vốn:
HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại không có khả năng lao động.
HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: - Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
- HSSV mà hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật. - HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh có giấy xác nhận của UBND xã là đối tượng được trợ cấp đột xuất hoặc được hỗ trợ lương thực cứu đói trong thời gian theo học.
Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg do Thủ tướng phê duyệt.
Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần học học nghề tại các trường: cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, các cơ sở đào tạo nghề khác theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3.2.1.2 Điều kiện được vay vốn
HSSV đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay, có đủ tiêu chuẩn quy định về đối tượng được vay vốn.
Sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận nhập học của nhà trường.
Đối với sinh viên năm thứ 2 trở đi phải có giấy xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, buôn lậu.
20
3.2.1.3 Quy trình thủ tục cho vay
Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được ban hành ngày 27 tháng 09 năm 2007 thì quy trình cho vay HSSV được hoàn thiện hơn, bao quát được tất cả hoàn cảnh của các đối tượng.
Hồ sơ xin vay bao gồm:
Giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng).
Danh sách HGĐ có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH. (không có nếu HSSV vay trực tiếp).
Biên bản họp Tổ TK&V (không có nếu HSSV vay trực tiếp) Thông báo kết quả phê duyệt cho vay.
Đối với HSSV vay thông qua hộ gia đình:
Bước 1: Hộ gia đình phải là thành viên của Tổ TK&VV thuộc 1 trong 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh hoặc Đoàn Thanh niên) nhận ủy thác vốn vay ưu đãi của NHCSXH; nếu chưa là thành viên thì hộ gia đình làm Đơn xin gia nhập Tổ TK&VV gửi Tổ TK&VV, tổ họp kết nạp hộ gia đình là thành viên của tổ.
Bước 2: Đại diện hộ gia đình viết đơn xin vay vốn học sinh, sinh viên (theo mẫu của NHCSXH) nộp cho Ban quản lý Tổ TK&VV; kèm giấy trúng tuyển, hoặc Giấy xác nhận của trường được nhập học (đối với năm thứ nhất), từ năm thứ hai trở đi có xác nhận của nhà trường đang theo học tại trường và không vi phạm những điều pháp luật cấm.
Bước 3: Ban quản lý Tổ TK&VV tổ chức họp tổ, bình xét các hộ có đơn xin vay vốn. Tổ TK&VV kiểm tra các điều kiện theo quy định, lập danh sách hộ gia đình đủ điều kiện vay vốn trình UBND cấp xã xin xác nhận và gửi NHCSXH làm thủ tục phê duyệt cho vay.
Bước 4: NHCSXH xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của từng hồ sơ vay vốn, nếu không có sai sót thì thông báo phê duyệt gửi UBND cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội xã; tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV; Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết.
Bước 5: Hộ gia đình HSSV chỉ cần đến Điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại trụ sở UBND xã nhận tiền vay theo lịch giải ngân do NHCSXH huyện thông báo.
Đối với HSSV vay trực tiếp:
Để được vay vốn, HSSV viết giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu in sẵn do ngân hàng cấp) có xác nhận của nhà trường được vào trường học kèm giấy báo
21
nhập học (đối với năm thứ nhất) và từ năm thứ hai trở đi có xác nhận của nhà trường không vi phạm các điều pháp luật cấm gửi NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở để được xem xét cho vay. Nhận được Đơn xin vay vốn của người vay, NHCSXH kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ vay vốn, nếu không có thiếu sót thì phê duyệt. Đồng thời thông báo cho HSSV đến nhận tiền vay tại trụ sở ngân hàng.
Đối với HGĐ và HSSV đã được vay vốn nhưng đang theo học và đang
thực hiện các khế ước nhận nợ dở dang, nếu có nhu cầu xin vay theo mức vay mới, thì kể từ ngày 01/10/2007 được điều chỉnh theo mức cho vay mới và lãi suất