Mức độ chuyên nghiê ̣p của viê ̣c hỗ trợ chăm sóc sƣ́c khỏe sinh sản

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật tiếp cận công tác xã hội (Trang 67)

9. Phương pháp nghiên cứu

3.2.Mức độ chuyên nghiê ̣p của viê ̣c hỗ trợ chăm sóc sƣ́c khỏe sinh sản

3.2.1 Mức độ chuyên nghiệp của hoạt động kết nối nguồn lực

Dưới góc nhìn của công tác xã hội, một trong những yếu tổ quan trọng để nâng cao hiệu quả của việc CSSKSS cho PNKT là vấn đề kết nối nguồn lực. Trên thực tế, PNKT có nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau trong lĩnh vực CSSKSS như hỗ trợ về mặt tâm lý, pháp lý, CSSKSS, kiến thức về sức khỏe sinh sản… Vấn đề đặt ra là nhân viên công tác xã hội tìm hiểu xem các tổ chức, cơ sở nào có thể hỗ trợ PNKT nhiều nhất trong việc CSSKSS cho PNKT để từ đó có thể kết nối PNKT với các tổ chức, cơ sở này.

Vai trò kết nối nguồn lực của nhân viên/hoạt động công tác xã hội giúp PNKT có thể bỏ qua rào cản tâm lý cũng như nâng cao cơ hội tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS. Kết nối nguồn lực là một vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội với tư cách là một người trung gian kết nối nạn nhân với các nguồn lực cần thiết. Các nguồn lực có thể đến từ các cá nhân, tổ chức, ban ngành, đoàn thể có liên quan, hoặc cũng có thể là các dịch vụ sẵn có trong cộng đồng. Dưới một góc nhìn nhất định, PNKT có thể có nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau trong lĩnh vực CSSKSS như hỗ trợ về mặt tâm lý, pháp lý, CSSKSS, kiến thức về sức khỏe sinh sản…

Có thể nói rằng nguồn lực ở đây gồm có nguồn lực bên trong và bên ngoài. Nguồn lực bên trong là toàn bộ các thế mạnh của đối tượng cũng như nhóm của đối tượng như tiềm lực cá nhân, vật chất, tinh thần nhóm, sự tương tác nhóm. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng nhân viên công tác xã hội, hoặc là người có những hoạt động mang tính chất công tác xã hội đã phần nào thể hiện vai trò kết nối nguồn lực bên trong. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả hay tính chuyên nghiệp của những hoạt động này vẫn còn giới hạn. Nguồn lực bên ngoài gồm có gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, tổ chức xã hội, các chính sách xã hội, vv…Như vậy nguồn lực bên ngoài có thể trợ giúp PNKT là rất phong phú. Mỗi nguồn lực có đặc điểm riêng, có những thế mạnh. Vấn đề đặt ra đối với hoạt động công tác

59

xã hội chuyên nghiệp là sau khi phát hiện nguồn lực, nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội cần đánh giá, lên kế hoạch, liên kết các nguồn lực để trợ giúp PNKT một cách có hiệu quả.

Điều quan trọng là nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội cần phân biệt rõ từng dạng khuyết tật để thực hiện vai trò kết nối hiệu quả. Chẳng hạn, đối với PNKT về vận động, nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội có thể đến tận nơi gia đình để khuyến khích người thân trong gia đình đưa PNKT đến các cơ sở y tế hoặc các trung tâm hỗ trợ kiến thức về CSSKSS hoặc kết hợp phát tài liệu cho NKT để họ tìm hiểu thêm. Đối với PNKT nghe, nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội cần sử dụng như các phương pháp trợ thính, hoặc là ghi ra giấy cho NKT hiểu được nội dung kiến thức về CSSKSS. Đối với PNKT nhìn, nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội trong quá trình thực hiện vai trò kết nối phải truyền đạt hết những thông tin, phải truyền đạt một cách dễ nghe, dễ hiểu. Đối với PNKT về trí tuệ, khuyết tật thần kinh, tâm thần, để cho họ hiểu những kiến thức cơ bản về CSSKSS cũng rất khó, vì trí tuệ của họ hạn chế, vì vậy trong quá trình kết nối họ đến với các cơ sở y tế, các tổ chức đoàn thể thì nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội nên cần sử dụng phương pháp dùng hình ảnh mang tính chất tượng trưng. Nói tóm lại, tính chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội khi đóng vai trò là người kết nối được phản ánh qua việc phân loại khuyết tật để có cách thức tương tác/kết nối phù hợp. Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy, tính chuyên nghiệp của hoạt động công tác xã hội được phản ánh qua khía cạnh này vẫn còn nhiều hạn chế.

Một điều kiện khách quan làm giới hạn tính chuyên nghiệp của hoạt động công tác xã hội trong việc kết nối nguồn lực là sự không có sẵn nguồn lực, chẳng hạn như cơ sở y tế dành riêng cho việc khám chữa dành cho người khuyết tật. Thực tế khảo sát cho thấy, nhiều PNKT và người nhà của họ, cũng như cán bộ y tế mong muốn có những cơ sở y tế như thế này. Một số trích đoạn phỏng vấn sâu sau đây minh chứng điều đó:

60

“Cần có những cơ sở khám chữa riêng cho người khuyết tật, ở đó họ được sử dụng các dịch vụ, trang thiết bị phù hợp như giường bệnh, phòng, nhà vệ sinh,...” (Nữ, bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội).

“Tôi chưa biết đến các cơ sở khám chữa dành riêng cho NKT. Theo tôi, rất cần những nơi khám riêng như vậy và nó phải đảm bảo được các điều kiện như phù hợp với NKT về đi lại, chi phí kinh tế, thái độ phục vụ của nhân viên,..”(Nữ, 38 tuổi, Phiên dịch viên, khuyết tật vận động).

Nói tóm lại, hoạt động công tác xã hội nhằm thực hiện vai trò kết nối các nguồn lực là vô cùng quan trọng. Qua việc thực hiện những hoạt động này, nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội sẽ giúp PNKT có được cơ hội tiếp cận dịch vụ để giải quyết vấn đề của bản thân, phát huy được những khả năng của mình, vượt qua khó khăn đó, vươn lên tự lập trong cuộc sống. Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy tính chuyên nghiệp, tính công tác xã hội của những hoạt động này chưa cao.

3.2.2 Mức độ chuyên nghiệp của hoạt động tham vấn

Về mặt khái niệm, tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình nhằm giúp giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, nắm bắt, và thấu hiểu những ý nghĩ, cảm giác, và hành vi của họ [12, tr11]. Nói một cách cụ thể hơn, tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý trong đó người thực hiện tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng để thiết lập mối quan hệ, tương tác tích cực với người được tham vấn nhằm giúp họ nhận thức được bản thân, vấn đề và nguồn lực. Qua đó hai bên cùng xác định giải pháp để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Về mặt kỹ năng, tham vấn là việc áp dụng các kỹ năng truyền thông giao tiếp liên cá nhân mà chúng dựa trên cơ sở kiến thức chuyên môn cũng như giá trị nghề nghiệp nhằm mang lại sự thay đổi trong quá trình can thiệp đối với thân chủ [12, tr29].

Mục đích chung của tham vấn là giúp thân chủ giải quyết những khó khăn đang gặp phải, tăng cường khả năng ứng phó của thân chủ cũng như phòng ngừa những vấn đề có thể xảy ra đối với thân chủ. Ngoài ra, việc tham vấn còn giúp

61

nhân viên xã hội xác định xem lối sống của thân chủ hoặc những người xung quanh thân chủ có đặt thân chủ vào những tình huống mang tính rủi ro cao hoặc có nguy cơ bị tổn hại về mặt thể chất hoặc tâm lý không [12, tr32].

Đối với PNKT trong việc CSSKSS, thông qua tham vấn, nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội tạo lòng tin đối với PNKT, xác định những vấn đề khó khăn mà PNKT gặp phải trong việc CSSKSS để tìm ra cách giúp PNKT giải quyết những vấn đề đó. Có thể nói thân chủ chính là trung tâm của quá trình tham vấn.Việc tham vấn được tiến hành dựa trên việc xem xét quan điểm hay cách nhìn của thân chủ và mối quan hệ của thân chủ với chính bản thân mình cũng như mối quan hệ của thân chủ đối với những người khác.

Những NKT ai cũng đều có nhu cầu tình dục và hoạt động tình dục như những người bình thường khác mặc dù một số người cần sự trợ giúp để khắc phục những khó khăn về thể chất hoặc tâm lý xã hội. Do vậy, họ cũng có nhu cầu được học hỏi các kiến thức về sức khoẻ tình dục và SKSS cũng như những trách nhiệm trong việc khám phá và trải nghiệm về tình dục của bản thân. Họ cần phải biết làm thế nào để tự bảo vệ khỏi nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, HIV/AIDS và các lây nhiễm qua đường tình dục khác cũng như bạo lực tình dục và bạo lực giới. Những thông tin và dịch vụ này cần phải sẵn có và dưới các hình thức có thể tiếp cận được bao gồm các dạng truyền thông khác nhau để khắc phục những khó khăn về trí tuệ và học thức của người khuyết tật. Thái độ tiêu cực trong xã hội cùng với sự thiếu vắng các trợ giúp liên quan tới NKT thường dẫn tới tình trạng NKT tự kỷ và tạo ra rào cản tâm lý về tình dục.

Về mặt chủ quan, PNKT luôn tự mặc cảm với những dị tật mà mình mang trên người nên tự bản thân họ sống khép kín ngại tiếp xúc với cộng động. Thực tế khảo sát cho thấy rõ sự tự ti của PNKT. Một số trích đoạn phỏng vấn sâu dưới đây minh chứng điều này.

“Vì chi ̣ ngh ĩ mình còn thiết tha gì mà nghĩ đến mấy chuyện đó . Chồng không có, con cũng không thì chăm sóc làm gì” (Nữ, 41 tuổi, KTVĐ, độc thân, nội trợ).

62

“Thực ra bây giờ bản thân mình thì coi như bỏ đi rồi, nghĩ gì đến mấy chuyện lấy chồng, đẻ con nữa…Chị không đi khám về SKSS bao giờ đâu vì rất ngại gặp bác sỹ, kiểm tra mấy thứ đó” (Nữ, 39 tuổi, khuyết tật nhìn, độc thân, công nhân may).

Như vậy, đối với những vấn đề liên quan đến CSSKSS, PNKT thường có tâm lý mặc cảm. Vì vậy, nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội cần tham vấn để PNKT vượt qua rào cản là tâm lý tự ti, mặc cảm đối với chính bản thân mình. Cách thức thực hiện tham vấn hiệu quả là nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội tổ chức những buổi tham vấn trực tiếp hay là liên kết với hội phụ nữ, giúp PNKT tham gia hội phụ nữ hay là các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Khi tham gia hòa nhập với cộng đồng rồi bản thân mỗi người PNKT sẽ tự bỏ qua được tâm lý mặc cảm tự ti. Thực tế khảo sát cho thấy, những hoạt động tham vấn do nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội đối với PNKT chưa nhiều. Thêm nữa, tính chuyên nghiệp và mức độ hiệu quả cũng còn những giới hạn nhất định.

Về mặt khách quan, gia đình cần hỗ trợ tích cực trong việc quan tâm chia sẻ với người khuyết tật và cộng đồng xung quanh không được phân biệt kỳ thị đối xử với NKT. Chỉ có như vậy thì PNKT mới có thể tham gia các hoạt động xã hội một cách tự tin và mạnh dạn nói lên những suy nghĩ cũng như nhu cầu mong muốn của họ về vấn đề sức khỏe sinh sản. Trên thực tế, việc nhìn nhận không đúng đối với PNKT, nhất là những vấn đề liên quan đến SKSS của người khuyết tật vẫn tồn tại. Trích đoạn phỏng vấn sâu dưới đây cho thấy rõ điều này.

“Bố mẹ chồng tôi không bao giờ nói đến chuyện lập gia đình cho chị ấy đâu. Ngay cả khi có người xin cưới chị chồng tôi cho con trai họ bố mẹ tôi vẫn không đồng ý…Lúc nào bố mẹ tôi cũng nói chị ấy đã bị như vậy là coi như “bỏ đi” rồi, chỉ mong sống đến ngày nào hay ngày đó” (Nữ, em dâu của PNKT).

63

Như vậy, nhân viên công tác xã hội/người thực hiện hoạt động công tác xã hội phải đặc biệt coi trọng vấn đề tham vấn. Việc thực hiện tham vấn không chỉ cần thiết đối với PNKT mà còn cần thiết đối với người thân của họ. Bởi vì, như thông tin từ phỏng vấn sâu ở trên đã chỉ rõ người thân của PNKT nhiều khi cũng nhìn nhận không đúng đối với vấn đề SKSS của PNKT. Trên thực tế, khảo sát tại thành phố Hà Nội cho thấy: Trong những nhu cầu của PNKT liên quan đến CSSKSS có nhu cầu được tham vấn tâm lý. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Mong muốn của PNKT liên quan đến CSSKSS cho bản thân (%)

Nội dung Tỷ lệ %

1. Được cung cấp đầy đủ các kiến thức về chăm sóc SKSS 40.9 2. Được bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sóc SKSS

36.4 3. Được hỗ trợ để tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc

SKSS

47.7 4. Được miễn phí khi sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS 63.6 5. Được tư vấn tâm lý cho người khuyết tật 61.4

Bảng số liệu trên cho thấy, trong 5 nhu cầu/mong muốn của PNKT thì nhu cầu được tư vấn tâm lý là một nhu cầu rất phổ biến (61,4%). Mức độ phổ biến của nhu cầu này trong nhóm PNKT chỉ đứng sau mức độ phổ biến của nhu cầu được miễn phí khi sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS (63,6%). Điều này cho thấy việc tham vấn/tư vấn tâm lý cho PNKT về CSSKSS là một hoạt động thực sự cần thiết. Sự cần thiết của hoạt động này cũng bắt nguồn từ thực tế là nhận thức về SKSS của PNKT còn hạn chế. Và do nhận thức đối với việc CSSKSS còn hạn chế nên trên thực tế ít khi PNKT đi đến cơ sở y tế để được khám/kiểm tra riêng về SKSS. Liên quan đến vấn đề này, một PNKT cho biết:

64

“Mình không đi kiểm tra riêng về SKSS bao giờ, cách đây 1 năm có khám sức khỏe chung chứ không kiểm tra riêng. Mình đi khám ở bệnh viện huyện”

(Nữ, 21 tuổi, sinh viên, khiếm thi ̣).

Có thể nói rằng, để thay đổi được thực tế này, tham vấn tâm lý đối với PNKT về vấn đề CSSKSS là việc cần được chú trọng. Việc tham vấn tâm lý đối với PNKT về vấn đề CSSKSS cần thực hiện qua hình thức tham vấn trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với từng hoàn cảnh của PNKT. Trong hoạt động tham vấn điều cần lưu ý là chú ý tham vấn cho người thân, người trực tiếp chăm sóc cho PNKT. Bởi vì những người thân này rất cần được tham vấn tâm lý để giải tỏa và chia sẻ những áp lực khi chăm sóc NKT. Đặc biệt, việc tham vấn còn giúp họ vượt qua được những quan niệm không đúng, hay quan niệm không phù hợp về vấn đề khuyết tật của phụ nữ và cả việc CSSKSS cho PNKT. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng những hoạt động tham vấn cho PNKT về SKSS, nhất là tham vấn cho người thân của PNKT chưa đáp ứng nhu cầu của PNKT và người thân của họ. Điều này phần nào được phản ánh qua số liệu khảo sát ở trên là một bộ phận lớn PNKT mong muốn được tư vấn tâm lý. Thêm nữa, qua nghiên cứu thực tế chúng tôi cũng cho rằng tính chuyên nghiệp của hoạt động tham vấn đối với PNKT và người thân của họ cần được cải thiện.

3.2.3. Mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động hỗ trợ

Công tác xã hội hướng tới mục đích là giúp các cá nhân thoả mãn nhu cầu, cảm nhận được sự an toàn, được chia sẻ, được cảm thông, được yêu thương gắn bó, được khẳng định. Hoạt động hỗ trợ ra những điều kiện, những cơ hội cho cá nhân được chia sẻ, học hỏi và giải quyết các vấn đề gặp phải. Kết quả khảo sát tại Hà Nội cho thấy PNKT mong muốn nhận được sự hỗ trợ về nhiều loại kiến thức khác nhau liên quan đến CSSKSS. Kết quả khảo sát về vấn đề này cụ thể như sau:

65

Bảng 3.4: Các loại kiến thức về CSSKSS mà PNKT mong muốn được hỗ trợ (%)

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật tiếp cận công tác xã hội (Trang 67)