9. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Mức độ quan tâm đến sức khỏe sinh sản và tiếp cận thông tin về
chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ khuyết tật
Có thể nói rằng khi bàn đến sức khỏe sinh sản của PNKT thì vấn đề đầu tiên phải quan tâm đến là mức độ quan tâm của họ đối với CSSKSS. Mức độ quan tâm đến SKSS là yếu tố quan trọng liên quan đến chất lượng CSSKSS . Thực tế khảo sát cho thấy trong số những PNKT đươ ̣c phỏng vấn , 18% rất quan tâm đến sức khỏe sinh sản ; 42% quan tâm; 10% bình thường; 22% ít quan tâm và 8% không quan tâm. Những con số này cho chúng ta nhận xét: Một bộ phận lớn PNKT rất quan tâm, hoặc quan tâm đến SKSS. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ ít quan tâm, hay thậm chí không quan tâm đến SKSS. Thực trạng nhiều PNKT không quan tâm, hay ít quan tâm đến SKSS cũng được minh chứng qua quan sát của cán bộ y tế. Liên quan đến vấn đề này, một bác sĩ cho biết:
“Phụ nữ khuyết tật đến bệnh viện khám ít lắm, thỉnh thoảng có một vài trường hợp thôi. Theo tôi, vấn đề SKSS không nhận được sự quan tâm nhiều của PNKT, nhất là những người bị khuyết tật nặng” (Nữ, bác sỹ, bệnh viện Phụ sản Hà Nội).
Như vậy, có thế nói rằng vấn đề đầu tiên chúng ta cần lưu ý là nói chung một bộ phận không nhỏ PNKT ít quan tâm hoặc không quan tâm đến SKSS. Tuy nhiên, một câu hỏi quan trọng đặt ra ở đây là trong những PNKT, mức độ quan tâm của của các nhóm PNKT có học vấn khác nhau đối với SKSS như thế nào? Bảng số liệu từ kết quả khảo sát dưới đây sẽ chỉ cho chúng ta biết rõ hơn về vấn đề này.
36
Bảng 2.1: Mức độ quan tâm đến SKSS của PNKT theo trình độ học vấn (%)
Các mức độ Trình độ học vấn Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Ít quan tâm Không quan tâm Tổng
Không biết chữ 0,0 20,0 20,0 40,0 20,0 100,0
Tiểu ho ̣c 0,0 66,7 16,7 16,7 0,0 100,0
Trung ho ̣c cơ sở 33,3 50,0 16,7 0,0 0,0 100,0 Trung ho ̣c phổ thông 16,7 50,0 0,0 33,3 0,0 100,0
Trung cấp 0,0 14,3 14,3 71,4 0,0 100,0
Cao đẳng 16,7 50,0 0,0 16,7 16,7 100,0
Đa ̣i ho ̣c 33,3 44,4 11,1 0,0 11,1 100,0
Sau đa ̣i ho ̣c 40,0 40,0 0,0 0,0 20,0 100,0 Bảng số liệu trên cho thấy mức đô ̣ quan tâm của PNKT đến vấn đề SKSS có sự thay đổi theo trình đô ̣ ho ̣c vấn của PNKT . Phần lớn những người có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học cơ sở thể hiện mức độ quan tâm cao đối với SKSS. Nói cách khác, nhiều người trong các nhóm học vấn này cho biết họ rất quan tâm hoặc quan tâm đến SKSS. Tuy nhiên, cũng có những người có học vấn cao, hoặc tương đối cao nhưng vì những lý do cá nhân khác nhau mà họ chưa quan tâm nhiều đến SKSS . Chẳng hạn , có những người học vấn cao nhưng vì điều kiện kinh tế giới hạn , hoặc có những người học vấn cao nhưng họ không lâ ̣p gia đình nên họ thấy rằng không cần thiết phải
CSSKSS. Minh chứng cho điều này, một số người người được phỏng vấn cho biết như sau:
“Thực ra chi ̣ cũng thấy chuyê ̣n đó quan trọng nhưng chi ̣ cũng không đi khám hay tìm hiểu gì đâu vì nói thật là chị không có nhu cầu lập gia đình và chắc cũng không có ý định sinh con.” (Nữ, 32 tuổi, giảng viên, đô ̣c thân, KTVĐ).
“Chi ̣ nghĩ mình còn thiết tha gì mà nghĩ đến mấy chuyện đó (CSSKSS). Chồng không có, con cũng không thì chăm sóc làm gì . Hơn nữa điều kiê ̣n kinh tế
37
của chị như thế này thì em bảo tiền đâu m à khám chữa mấy cái đó” (Nữ, 41 tuổi, nô ̣i trợ, đô ̣c thân, KTVĐ).
Như vâỵ, có thể nói rằng mức độ quan tâm đối với SKSS của PNKT có khác nhau giữa những nhóm học vấn khác nhau. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác như điều kiện kinh tế, tình trạng hôn nhân, vv… cũng ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của PNKT đối với SKSS.
Một trong những khía cạnh cần xem xét là mức độ quan tâm của PNKT đối với SKSS giữa những nhóm phụ nữ khác nhau về dạng khuyết tật. Cụ thể là sự khác nhau về mức độ quan tâm đối vơi SKSS giữa năm nhóm PNKT. Kết quả khảo sát đối với vấn đề này cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Mức độ quan tâm của phụ nữ khuyết tật theo các dạng khuyết tật (%)
Các mức độ Dạng khuyết tật Rất quan tâm Quan tâm Bình thƣờng Ít quan tâm Không quan tâm Tổng Khuyết tật vận động 33,3 25,0 16,7 25,0 0,0 100,0 Khuyết tật nghe, nói 9,1 45,5 18,2 18,2 9,1 100,0 Khuyết tật nhìn 0,0 27,3 9,1 36,4 27,3 100,0 Khuyết tật thần kinh ,
tâm thần
12,5 62,5 0,0 25,0 0,0 100,0 Khuyết tật trí tuệ 37,5 62,5 0,0 0,0 0,0 100,0
Bảng số liệu cho thấy mức đô ̣ quan tâm của PNKT đối với CSSKSS theo từng da ̣ng khuyết tâ ̣t . Theo đó, các nhóm khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật thần kinh/tâm thần và khuyết tật trí tuệ có tỷ lệ rất quan tâm và quan tâm đến SCSKSS nhiều hơn tỷ lệ người rất quan tâm và quan tâm đến CSSKSS ở nhóm khuyết tật nhìn.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy sức khỏe sinh sản luôn là mô ̣t vấn đề tế nhi ̣ , không dễ chia sẻ , viê ̣c tâm sự với ba ̣n bè , gia đình về những điều thầm kín liê n quan đến SKSS không phải lúc nào cũng dễ dàng . Vì vậy, PNKT cũng có những
38
ưu tiên nhất định trong việc lựa chọn các kênh để tiếp câ ̣n các thông tin về chăm sóc SKSS. Liên quan đến khía cạnh này, một người được phỏng vấn cho biết:
“Rất quan tâm, tôi thường xuyên tìm hiểu về SKSS , đặc biê ̣t là khi cảm giác mình có vấn đề gì đó thì phải đi khám hoặc tìm hiểu ngay . Tôi thường tìm hiểu trên các trang mạng hoặc hỏi trực tiếp bác sỹ . Nếu đánh giá hình thức hiê ̣u q uả thì chắc là qua mạng vì nó nhanh và rất đủ các thông tin nhưng quan trọng mình cũng phải biết sàng lọc thông tin nữa”(Nữ, 28 tuổi, giáo viên, KTVĐ).
Thực tế khảo sát cũng cho thấy, một tỷ lệ lớn PNKT tiếp cận thông tin về CSSKSS qua internet (88,6%). Ngoài ra , báo đài và truyền hình cũng là những hình thức được nhiều PNKT khai thác (42,9% và 40%). Có thể nói rằng đài truyền thanh, và truyền hình là những kênh truyền thông quan tro ̣ng giúp PNKT tìm hiểu các thông tin về chăm sóc SKSS.
Biểu 2.1: Kênh thông tin về CSSKSS của PNKT (%)
88.6 42.9 40 25.7 22.9 17.1 5.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Internet Báo đài Tivi Bạn bè Gia đình H i NKT T ch c đ n th
Kết quả khảo sát cũng cho thấy là gia đình, hội người khuyết tật, và nhất là các tổ chức đoàn thể không phải là nguồn cung cấp thông tin về CSSK cho một bộ phận lớn người khuyết tật. Những con số này phần nào cho thấy vai trò hạn
39
chế của gia đình, hội người khuyết tật, và các tổ chức đoàn thể trong việc CSSK sinh sản của PNKT.
2.2.2. Kiến thức của phụ nữ khuyết tật về sức khỏe sinh sản
Kiến thức về SKSS nói chung của PNKT được xác định thông qua thông tin về kiến thức về biê ̣n pháp tránh thai; bê ̣nh lây nhiễm qua đường tình du ̣c; cách phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể kiến thức của PNKT đối với từng lĩnh vực cụ thể này.
2.2.2.1. Kiến thức về biện pháp tránh thai
Khảo sát thực tế cho thấy mức đô ̣ hiểu biết về các biê ̣n pháp tránh thai của PNKT chỉ ở mức đô ̣ trung bình . Mô ̣t số PNKT trong mẫu khảo sá t thậm chí không biết mô ̣t biê ̣n pháp tránh thai nào . Kết quả khảo sát về kiến thức đối với các biện pháp tránh thai của PNKT được thể hiện qua biểu đồ dưới đây.
40
Như vậy, biểu đồ trên cho thấy trong các biện pháp tránh thai thì biê ̣n pháp như dùng bao cao su , đă ̣t vòng hay uống thuốc tránh thai được nhiều PNKT biết đến (90%, 62% và 64%). Tỷ lệ PNKT biết các biện pháp khác như tính vòng kinh, xuất tinh ngoài , triê ̣t sản nam , triê ̣t sản nữ ... không nhiều (tỷ lệ lần lượt là 46%; 40%, 24% và 30%).
Một điều đáng lưu ý nữa là kiến thức về biê ̣n pháp tránh thai của PNKT cũng có sự khác nhau giữa các nhóm PNKT có trình độ học vấn khác nhau . Kết quả khảo sát cho thấy trong số những PNKT trả lời không biết biê ̣n pháp tránh thai nào thì có tới 75% là những người không biết chữ . Trong khi đó , những PNKT có trình đô ̣ ho ̣c vấn từ cao đẳng , đa ̣i ho ̣c trở lên thì biết hầu hết các biện pháp tránh thai.
2.2.2.2. Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bê ̣nh lây truyền qua đường tình dục được chia thành hai nhóm , nhóm có thể chữa khỏi được và nhóm không thể chữa khỏi được . Những bê ̣nh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất có thể chữa được là viêm nhiễm do vi khuẩn bao gồm trùng roi, lâ ̣u, nấm và giang mai. Những bê ̣nh không chữa được do virut gây ra bao gồm HIV/ AIDS, viêm gan B, HPV,...trong đó nguy hiểm nhất là HIV/AIDS – hô ̣i chứng gây suy giảm miễn di ̣ch mắc phải ở người [22, tr 214, 215].
Trong nghiên cứu này, kiến thức của PNKT về lây truyền qua đường tình dục chỉ giới hạn ở việc biết về các bệnh đó mà không tập trung vào t riê ̣u chứng hay cách điều trị bệnh này . Kết quả khảo sát cho thấy rất nhiều PNKT chưa biết hết hoă ̣c chưa biết các lây truyền qua đường tình dục.
41
Biểu 2.3: Kiến thức của PNKT về bê ̣nh lây truyền qua đường tình dục (%)
71.4 44 50 4 50 46 38 14 0 10 20 30 40 50 60 70 80
HIV Lậu Giang mai Viêm gan B Nấm HPV Sùi mào gà Không biết
Biểu đồ trên cho thấy kiến thức về các bê ̣nh lây truyền qua đường tình du ̣c thường được đề cập đến trên truyền thông như HIV , giang mai, nấm đươ ̣c nhiều PNKT biết đến . Trong khi đó , các bệnh HPV , bê ̣nh lâ ̣u , sùi mào g à... thì tỷ lệ phần trăm người biết thấp hơn . Cụ thể là, đối với những loại bệnh này chưa đến 50% số người trả lời biết đến . Một điểm đáng lưu ý là có đến 14% PNKT được hỏi không biết một bệnh nào lây truyền qua đường tình dục. Kiến thức về bê ̣nh lây truyền qua đường tình du ̣c của PNKT cũng có sự khác nhau do trình đô ̣ ho ̣c vấn . Những PNKT có trình đô ̣ ho ̣c vấn từ cao đẳng , đa ̣i ho ̣c và trên đa ̣i ho ̣c biết hầu hết các bê ̣nh lây truyền qua đường tình du ̣c . Hầu hết những PNKT trả lời không biết đều nằm trong nhóm không biết chữ hoă ̣c có trình đô ̣ ho ̣c vấn thấp .
Kiến thức về biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục của PNKT là một trong những điểm đáng lưu ý . Kết quả khảo sát cho thấy 82% người trả lời cho rằng cần phải sử du ̣ng bao cao su đúng cách khi quan hê ̣ tình dục, 60% lựa cho ̣n không q uan hê ̣ tình du ̣c với gái ma ̣i dâm , 58% cho rằng cần
42
chung thủy một vợ một chồng . Tuy nhiên, vẫn còn 18% PNKT không biết đến mô ̣t biê ̣n pháp phòng tránh nào.
Như vâ ̣y, mă ̣c dù quan tâm và có sự tìm hiểu qua các phương tiê ̣n truyền thông về SKSS nhưng nhâ ̣n thức của PNKT về vấn đề này còn khá nhiều ha ̣n chế. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi bản thân ng ười khuyết tật có nhiều khiếm khuyết nên khả năng nhâ ̣n thức chỉ ở mô ̣t mức đô ̣ nhất đi ̣nh mă ̣c dù trong mẫu khảo sát có đến 18% PNKT ở trình đô ̣ đa ̣i ho ̣c . Viê ̣c tiếp nhâ ̣n và cho ̣n lo ̣c thông tin chưa hơ ̣p lý cũng là mô ̣t lý do khiến PNKT chưa có mô ̣t cái nhìn đúng đắn về các kiến thức chăm sóc SKSS.
2.2.3. Việc sử dụng di ̣ch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ khuyết tật khuyết tật
NKT cũng có quyền được bình đẳng như người không khuyết tật trong đó nhu cầu CSSKSS. Một trong những khía cạnh phản ảnh quyền của NKT nói chung, PNKT nói riêng trong chăm sóc SKSS là việc sử dụng dịch vụ CSSKSS. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 42% PNKT được hỏi chưa bao giờ kiểm tra sức khỏe sinh sản, 44% có bệnh mới đi khám và chỉ 14% đi khám định kỳ . Mă ̣c dù tỷ lê ̣ PNKT quan tâm đến SKSS khá cao (số liê ̣u phân tích ở trên ) nhưng chưa đươ ̣c thể hiê ̣n bằng hành vi đi khám thường xuyên . Liên quan đến vấn đề này, một bác sĩ được phỏng vấn cho biết:
“Ngay cả phụ nữ nói chung cũng chưa có thói quen đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên , chứ đừng nói đến khám SKSS . Thường thì chúng ta có thói quen bị bệnh mới đi khám , mà có khám thì cũng chỉ khám đúng bệnh đó thôi. Như thấy ngứa , rát ở bộ ph ận sinh dục thì đi khám và kiểm tra , chứ bảo xét nghiệm ung thư sớm hay xé t nghiê ̣m khác thì không có ” (Nữ, bác sỹ , trạm y tế xã Cổ Nhuế ).
Như vậy, rõ ràng là đối với vấn đề CSSKSS, giữa nhận thức và hành vi vẫn còn một khoảng cách khá rộng. Không chỉ số liệu khảo sát đối với những PNKT
43
cho thấy điều này mà những thông tin từ những người trực tiếp cung cấp dịch vụ như bác sĩ hay cán bộ y tế nói chung cũng có đánh giá người bệnh có thói quen bị bệnh mới đi khám , mà có khám thì c ũng chỉ khám đúng bệnh đó thôi .
Về mức đô ̣ đi khám SKSS của PNKT cũng có sự khác biê ̣t rõ nét giữa các nhóm có trình đô ̣ ho ̣c vấn khác nhau . Đa phần những PNKT đi khám đi ̣nh kỳ đều nằm trong nhóm có trình đô ̣ ho ̣c vấn đa ̣i ho ̣c v à sau đại học . Cụ thể là, trong nhóm PNKT có trình độ học vấn trên đại học có 60% nói họ có đi khám định kỳ, và 40% nói họ đi khám khi có biểu hiện bệnh tật. Không có ai trong nhóm PNKT có trình độ học vấn trên đại học nói họ chưa bao giờ đi khám SKSS. Trong khi đó, ở nhóm mù chữ có đến 40% số người nói rằng họ chưa bao giờ đi kiểm tra SKSS. Ở nhóm có trình độ tiểu học cũng có đến 33,3% số người cho biết họ chưa bao giờ đi kiểm tra SKSS . Điều này có thể thấy viê ̣c CSSKSS của nhóm PNKT có trình độ đại học và sau đại học là rất tốt . Trong khi đó phần lớn PNKT không biết chữ hoă ̣c có trình đô ̣ ho ̣c vấn thấp thì đều không đi khám hoă ̣c bi ̣ bê ̣nh mới đi khám.
Một trong những khía cạnh đáng lưu ý khi bàn về việc đi khám SKSS của PNKT là sự khác nhau về mức độ đi khám SKSS của các nhóm PNKT có các dạng khuyết tật khác nhau. Kết quả khảo sát về mức độ đi khám SKSS ở năm nhóm PNKT trong mẫu khảo sát cho số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Mức độ đi khám SKSS của PNKT theo dạng khuyết tật (%)
Các mức độ Dạng khuyết tật Chưa bao giờ khám Khám đi ̣nh kỳ Bị bệnh mới đi khám Tổng Khuyết tật vận động 25,0 25,0 50,0 100,0
Khuyết tật nghe, nói 45,5 9,1 45,5 100,0
Khuyết tật nhìn 54,5 0,0 45,5 100,0
Khuyết tật thần kinh, tâm thần 50,0 25,0 25,0 100,0
44
Bảng số liệu trên cho chúng ta một số nhận xét đáng lưu ý về mức độ đi khám SKSS ở các nhóm PNKT. Thứ nhất, nhóm phụ nữ khuyết tật vận động và nhóm phụ nữ khuyết tật thần kinh/trí tuệ là những nhóm mà có tỷ lệ người đi khám SKSS định kỳ nhiều nhất (25,0%). Trong khi đó, nhóm phụ nữ khuyết tật nhìn thì không có ai đi khám định kỳ cả. Tỷ lệ đi khám SKSS định kỳ ở nhóm