Khuyết tật, người khuyết tật, phân loại khuyết tật và phụ nữ khuyết tật

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật tiếp cận công tác xã hội (Trang 25)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.1.2.Khuyết tật, người khuyết tật, phân loại khuyết tật và phụ nữ khuyết tật

1.1.2.1. Khuyết tật

Trong hê ̣ thống phân loa ̣i Quốc tế ICF, WHO đi ̣nh nghĩa khuyết tâ ̣t như sau: “Khuyết tật là thuật ngữ chung ch ỉ tình trạng khiếm khuyết , hạn chế vận động và tham gia , thể hiê ̣n những mặt tiêu cực trong quan hê ̣ tương tác giữa cá nhân một người (về mặt tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân khác)” [50, tr213].

Khuyết tật” là bất kỳ giới hạn hoặc mất chức năng bắt nguồn từ sự khiếm khuyết làm ngăn cản viê ̣c thực hiê ̣n một hoạt động trong khoảng thời gian được coi là bình thường đối với một con người [38, tr49].

Trong pha ̣m vi của luâ ̣n văn tác giả quan niệm khuyết tâ ̣t là sự khiếm khuyết khiến cho phu ̣ nữ gă ̣p khó khăn khi CSSKSS của bản thân và chính vì vâ ̣y mà ho ̣ mất đi những cơ hô ̣i trong SKSS.

1.1.2.2. Phân loại khuyết tật

Theo Luâ ̣t Người khuyết tâ ̣t Viê ̣t Nam , khuyết tâ ̣t được phân loa ̣i thành các dạng sau:

Khuyết tật vận động : Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu , cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến ha ̣n chế trong vâ ̣n đô ̣ng, di chuyển.

Khuyết tật nghe, nói: Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe , nói hoặc cả nghe và nói , phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

Khuyết tật nhìn: Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vâ ̣t trong điều kiê ̣n ánh sáng và môi trường bình thường.

Khuyết tật thần kinh , tâm thần: Là tình trạng rối loạn tri giác , trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi , suy nghĩ và có những biểu hiê ̣n với những lời nói , hành đô ̣ng bất thường.

Khuyết tật trí tuê ̣: Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức , tư duy biểu hiê ̣n bằng viê ̣c châ ̣m hoă ̣c khôn g thể suy nghĩ , phân tích về sự vâ ̣t , hiê ̣n tươ ̣ng, giải quyết sự việc.

17

Khuyết tật khác: Là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoa ̣t đô ̣ng lao đô ̣ng , sinh hoa ̣t , học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy đi ̣nh ta ̣i các da ̣ng trên [23, tr2].

Trong pha ̣m vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tâ ̣p trung tìm hiểu viê ̣c CSSKSS của PNKT ở các dạng tật như khuyết tật vận động ; khuyết tâ ̣t nghe nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ. Với những người có khuyết tâ ̣t trí tuệ, khuyết tâ ̣t thần kinh, tâm thần trong quá trình thu thập thông tin, chúng tôi phải nhờ đến người thân của họ hỗ trợ trả lời các phiếu điều tra.

1.1.2.3. Người khuyết tật

Theo công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tâ ̣t năm 2006, “Người khuyết tật bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất , trí tuê ̣, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội” [21, tr2]. Theo Luâ ̣t Người khuyết tâ ̣t Viê ̣t Nam năm 2010: “Người khuyết tật là người bi ̣ kh iếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bi ̣ suy giảm chức năng được biểu hiê ̣n dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”[23, tr1].

Trong pha ̣m vi nghiên cứu của đề tài , tác giả sử du ̣ng khái niê ̣m người khuyết tâ ̣t theo Luâ ̣t Người khuyết tâ ̣t Viê ̣t Nam năm 2010.

1.1.2.4. Phụ nữ khuyết tật

Từ khái niê ̣m khuyết tâ ̣t và người khuyết tâ ̣t , trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi đưa ra khái niê ̣m phu ̣ nữ khuyết tâ ̣t như sau : Phụ nữ khuyết tật là những phụ nữ bi ̣ khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bi ̣ suy giảm chức năng được biểu hiê ̣n dưới dạng tật khiến cho lao động , sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Do đề tài này tập trung nghiên cứu CSSKSS của PNKT, nên pha ̣m vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở nhóm phu ̣ nữ khuyết tâ ̣t trong đô ̣ tuổi từ 15 đến 49 tuổi bị các dạng tật như khuyết tật vận động , khuyết tâ ̣t nghe nói , khuyết tâ ̣t nhìn và mô ̣t số da ̣ng khuyết tâ ̣t khác.

18

1.1.3. Sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe sinh sản

Theo chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (Hội nghị Cairo) thì "sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó. Do đó, sức khỏe sinh sản hàm ý là con người có thể có một cuộc sống tình dục thỏa mãn, an toàn, có khả năng sinh sản và được tự do quyết định khi nào và thường xuyên thế nào trong việc này” [33, tr11].

Có thể nói rằng với quan niệm của Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển: “sức khỏe sinh sản hàm ý là con người có thể có một cuộc sống tình dục thỏa mãn, an toàn, có khả năng sinh sản và được tự do quyết định khi nào và thường xuyên thế nào trong việc này” chúng ta thấy SKSS phản ánh “quyền của phụ nữ và nam giới được thông tin và tiếp cận các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp tùy theo sự lựa chọn của họ cũng như được lựa chọn những phương pháp thích hợp nhằm điều hòa việc sinh đẻ không trái với pháp luật, quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp cho người phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ an toàn, và tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có đứa con khỏe mạnh” [33, tr12].

Theo Bộ Y tế (năm 2000) sức khỏe sinh sản được định nghĩa như sau: “SKSS là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản. Điều này cũng hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ, đều có quyền được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ CSSK, các biện pháp KHHGĐ an toàn, có hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình, bảo đảm cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh” (ICPD, 1994) [60].

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): “CSSKSS là các phương pháp, kỹ thuật, và dịch vụ đóng góp vào sức khỏe sinh sản và hạnh phúc bằng cách ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề sức khỏe sinh sản. Nó cũng bao gồm sức khoẻ tình dục,

19

mục đích trong đó là nâng cao đời sống và quan hệ cá nhân, và không chỉ đơn thuần là tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và lây nhiễm qua đường tình dục” [60].

Chương trình hành đô ̣ng của Hô ̣i nghi ̣ Cai -rô cũng đã đề câ ̣p đến nô ̣i dung cơ bản của CSSKSS bao gồm:

(1)Tư vấn, giáo dục, truyền thông và di ̣ch vu ̣ KHHGĐ an toàn , hiê ̣u quả và chấp nhâ ̣n tự do lựa cho ̣n của khách hàng, kể cả nam giới.

(2)Chú trọng sức khỏe vị thành niên ngay từ lúc bước vào tuổi hoạt động tình dục và sinh sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3)Giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bà mẹ , trẻ sơ sinh bao gồm cả chăm sóc trong lúc có thai, khi đẻ và sau khi đẻ.

(4)Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh dục và các bệnh lây truyền qua đường tình du ̣c.

(5)Điều tri ̣ vô sinh

(6)Xử trí các vấn đề sức khỏe phu ̣ nữ như các bê ̣nh phu ̣ khoa , giáo dục tình dục học cho cả nam và nữ, huy đô ̣ng nam giới có trách nhiê ̣m trong mỗi hành vi tình dục và sinh sản [30, tr17].

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này , tác giả luận văn đi sâu vào tìm hiểu thực tra ̣ng các hoa ̣t đô ̣ng CSSKSS của PNKT như : Nhâ ̣n thức của PNKT về SKSS và tầm quan tro ̣ng của viê ̣c CSSKSS ; khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSKSS hiê ̣n nay của PNKT; chất lượng các di ̣ch vu ̣ CSSKSS.

1.2. Cơ sở lý thuyết

1.2.1. Lý thuyết về giới

Bản chất của lý thuyết giới là hệ thống lý luận xoay quanh một số câu hỏi cơ bản: Nguồn gốc nào tạo nên những khác biệt giới? Cơ chế nào đang duy trì những khác biệt giới đó? Cũng như làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giới, hay xóa bỏ những bất bình đẳng giới đang tồn tại?

Lý thuyết nữ quyền tự do (Libral Feminism): Theo lý thuyết này, sự phụ thuộc của phụ nữ có nguồn gốc trong tập quán và hạn chế của luật pháp. Trước mắt cần tập trung vào thay đổi tư tưởng và thực tiễn văn hóa.

20

Bởi vì xã hô ̣i tin tưởng mô ̣t cách sai lầm rằng do bản chất của mình , phụ nữ kém năng lực hơn nam giới về trí tuệ hoặc thể chất , xã hội đã gạt bỏ phụ nữ ra khỏi hàn lầm viện , các diễn đàn và thương trường . Phụ nữ ít có cơ hội để phát huy trí tuê ̣ của mình và vì vâ ̣y trí tuê ̣ của ho ̣ lu ôn bi ̣ thấp hơn nam giới [31, tr67 - tr107].

Phụ nữ không có quyền trong tình dục khi vấn đề tình dục của họ do nam giới quyết đi ̣nh và khi ho ̣ không tự quyết đi ̣nh vấn đề sinh sản . Phụ nữ không đươ ̣c bình đẳng khi trách nhiê ̣m gia đì nh trút lên ho ̣, khi nam giới được coi là “trí tuê ̣” còn phu ̣ nữ là “lao đô ̣ng chân tay” [31, tr67 - tr107].

Lý thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa (Socialist Feminism): Thuyết này xuất hiện vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tại Pháp và Anh. Trong thời kỳ này, các lý luận gia nữ quyền xã hội chủ nghĩa tập trung phân tích về vấn đề bình đẳng, quyền công dân, những vấn đề loại trừ phụ nữ ra khỏi trật tự chính trị, những vấn đề thay đổi xã hội từ khía cạnh đạo đức. Lý thuyết này cho rằng sự áp bức đối với phụ nữ là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản và nó được củng cố bởi luật pháp bất bình đẳng [31, tr67 - tr107].

Lý thuyết nữ quyền Mác xit (Maxist Feminism): Lý thuyết này cho rằng sự áp bức phụ nữ bắt nguồn trong việc nảy sinh chế độ tư hữu , giải phóng phụ nữ phụ thuộc vào việc phụ nữ tham gia vào nền sản xuất . Trong xã hô ̣i, bên ca ̣nh sự áp bức của giai cấp , chủng tộc, phụ nữ còn chịu thêm sự áp bức về giới [31, tr67 - tr107].

Lý thuyết nữ quyền triệt để (Radical Feminism): Xuất hiện vào cuối năm 1960, bắt đầu từ Mỹ sau đó lan rộng ra các nước Châu Âu và Nhật Bản, thuyết này cho rằng cơ sở của áp bức là từ cách nhìn không đúng đắn của nam giới về khả năng tái sinh sản và quan hệ tình dục, thuyết này tập trung phân tích lý do sự lệ thuộc của phụ nữ vào đàn ông và bằng phương thức nào sự lệ thuộc đó được củng cố cũng như hậu quả mà nó gây ra [31, tr67 - tr107].

Từ tiếp cận phụ nữ trong phát triển (WID) đến tiếp cận Giới và phát triển (GAD). Có một vài điểm nghi ngờ được đặt ra: Liệu phụ nữ có được bình đẳng

21

khi họ được tạo cơ hội tham gia vào các công việc tạo thu nhập mà không được giảm nhẹ các công việc nội trợ? Liệu tiến trình tiến tới sự bình đẳng và phát triển có đạt tới được nếu chỉ có sự tham gia của phụ nữ mà nam giới thì thờ ơ với việc đó? Rõ ràng đây là những câu hỏi đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết sâu sắc các lý thuyết về giới và mục tiêu bình đẳng giới. Việc xem xét, phân tích các lý thuyết giới sẽ cho ta những lý giải quan trọng và một mô hình tiếp cận phù hợp với bối cảnh Việt Nam [31, tr67 - tr107].

Các tiếp cận dựa trên lý thuyết về giới cho phép chúng ta nhìn nhận vấn đề CSSKSS của PNKT đang là vấn đề cá nhân của họ, chưa có sự chia sẻ của nam giới và các thành viên trong gia đình. Việc nhìn nhận vấn đề tình dục, kết hôn, mang thai, làm mẹ của người phụ nữ vốn đơn thuần chỉ là chức năng duy trì nòi giống, tuy nhiên với PNKT những chức năng cơ bản đó cũng chưa được thừa nhận và hỗ trợ.

Lý thuyết về giới cho chúng ta xem xét một cách hài hòa và đầy đủ nhất về vấn đề giới , phụ nữ hay nam giới đều phải được nhìn nhận như nhau trong mọi vấn đề, trong đó bao hàm cả viê ̣c CSSKSS.

1.2.2. Lý thuyết tiếp cận dựa trên quyền con người

Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứa đựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong quá trình lập kế hoạch và tiến trình lập kế hoạch và tiến trình thực hiện các hoạt động công tác xã hội [25, tr106].

Cách tiếp cận dựa trên quyền lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con người đã được pháp luật quốc tế bảo vệ. Với cách tiếp cận theo quyền, nhân viên xã hội cần dựa trên hệ thống quyền con người để xây dựng các phương pháp và hoạt động của những mô hình phát triển xã hội [25, tr107].

Cách tiếp cận theo quyền con người cho phép chúng ta nhìn nhận vấn đề CSSKSS cho PNKT như là quyền cơ bản của họ. Theo cách tiếp cận này, vấn đề phân biệt, kỳ thị, yếu thế, thiệt thòi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất bình đẳng trong CSSKSS mà NKT phải chịu. Theo cách tiếp cận quyền con

22

người, vấn đề mà những người PNKT gặp phải khi tiếp cận các dịch vụ CSSKSS không đảm bảo hoặc không phù hợp không phải là lỗi của một cá nhân, cũng không phải đổi lỗi cho một khái niệm chung chung như xã hội. Cách tiếp cận theo quyền con người luôn đưa ra đối tượng tác động cụ thể, đó chính là con người và quyền của mình. Theo cách tiếp cận này, nhân viên xã hội thực hiện việc trao quyền cho con người, đồng thời đảm bảo những bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình. [25, tr112].

Trên phương diện vĩ mô, cách tiếp cận dựa trên quyền có bàn đến tầm quan trọng của nhà nước và chính phủ trong mối quan hệ tương quan với công dân của họ về mặt quyền và nghĩa vụ. Cách tiếp cận theo quyền lôi kéo sự chú ý của nhà nước về mặt chăm lo đời sống của những người dân dễ bị tổn thương, kể cả những người dân không thể tự mình đứng lên đòi quyền cho mình. [25, tr115].

Tiếp cận dựa trên quyền giúp nhân viên xã hội hướng đến những giải pháp mang tính bền vững. Vấn đề CSSKSS cho PNKT không đơn giản chỉ là thiếu các dịch vụ hoặc chất lượng các dịch vụ chưa đảm bảo mà bởi vì ngay cả khi có các dịch vụ chăm sóc, PNKT vẫn khó khăn trong việc tiếp cận với những lý do: Vị trí xã hội thấp kém, sự thiếu quan tâm của xã hội. Cách tiếp cận dựa trên quyền dựa trên quan niệm, những NKTcần phải được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử, sự bất công và sự thờ ơ của xã hội.

1.2.3. Lý thuyết tiếp cận dựa trên nhu cầu con người

Là con người xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người là một thực thể sinh lý - tâm lý xã hội. Do đó, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống và nhu cầu xã hội . Theo ông, ông chia nhu cầu thành 5 bậc thang từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh ho ̣c, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hô ̣i, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiê ̣n [25,

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật tiếp cận công tác xã hội (Trang 25)