9. Phương pháp nghiên cứu
1.2.3. Lý thuyết tiếp cận dựa trên nhu cầu con người
Là con người xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ.
Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người là một thực thể sinh lý - tâm lý xã hội. Do đó, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống và nhu cầu xã hội . Theo ông, ông chia nhu cầu thành 5 bậc thang từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh ho ̣c, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hô ̣i, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiê ̣n [25, tr111].
23
Biểu 1.1: Tháp nhu cầu của Abraham Maslow [25, tr109]
Nhu cầu cấp thấp gồm hai nhu cầu về sinh ho ̣c (1) và an toàn (2). Nhu cầu về sinh ho ̣c là nhu cầu tối thiểu nhưng cần thiết nhất đảm bảo cho con người tồn tại bao gồm các hành vi: ăn, uống, mặc, ở, ngủ nghỉ, đi lại… Nhu cầu về an toàn không bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công việc, gia đình. Nhu cầu này thể hiện trong cả thể chất và tinh thần [25, tr112].
Nhu cầu cấp cao gồm ba nhu cầu xã hô ̣i (3), tôn trọng (4) và tự thể hiê ̣n (5). Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thương, được chấp nhận và được tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội. Khi thỏa mãn được nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con người có xu hướng được tôn trọng và ghi nhận những giá trị cá nhân như quyền lực , địa vị, uy tín… Cao nhất trong thang nhu cầu của con người là nhu cầu thực hiê ̣n hóa bản thân [25, tr114 - tr116].
Thuyết nhu cầu làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con người nói chung. Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng cụ thể và nhất là đối với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau, vì họ là những cá thể độc lập với những đặc điểm riêng, nằm trong những bối cảnh không giống nhau. Tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp nhân viên xã hội tránh được việc "đánh đồng" và chủ quan khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Thay vào đó nhân viên xã hội cần tìm kiếm những nhu cầu thực mà đối tượng đang mong muốn được thỏa mãn. Đối tượng và vấn đề của họ
24
được đặt vào vị trí trung tâm, chứ không phải ý muốn chủ quan của cơ quan hỗ trợ hay của nhân viên xã hội. Cung cấp đúng các dịch vụ mà đối tượng mong muốn cũng như các hỗ trợ cần thiết để giải quyết đúng và hiệu quả vấn đề của đối tượng [25, tr117 -120].
Có thể nói rằng, với cách tiếp cận nhu cầu, chúng ta thấy CSSKSS cho PNKT chú ý nhu cầu thực sự của PNKT chứ không phải nhu cầu của nhà cung cấp dịch vụ hay của các tổ chức. Việc cung cấp các dịch vụ cho đối tượng là NKT cần xem xét những yếu tố riêng biệt về cơ thể, sức khỏe, khả năng tiếp cận của họ. Bên cạnh đó, nhìn nhận đúng về nhu cầu của NKT, có nghĩa là NKT cũng có nhu cầu như những người bình thường khác về tâm lý, tình cảm, về đời sống cá nhân như mọi người là thực sự cần thiết.
Tóm lại, lý thuyết về giới , lý thuyết tiếp câ ̣n dựa trên quyền con người, lý thuyết nhu cầu là nền tảng lý luận cho phép tác giả luận văn phân tích , lý giải những khó khăn , thuâ ̣n lợi và những nhu cầu của PNKT trong vấn đề CSSKSS. Dựa trên góc nhìn c ông tác xã hội, tác giả luận văn cũng sẽ đánh giá dịch vụ CSSKSS cho PNKT từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hơn tính chuyên nghiệp của dịch vụ CSSKSS dành cho PNKT.
1.2.4. Luật pháp, chính sách liên quan đến người khuyết tật và chăm sóc sức khỏe sinh sản
Sau khi đã trình bày các quan điểm lý thuyết sẽ được vận dụng trong nghiên cứu vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người khuyết tật ở phần trên, đến đây chúng ta sẽ điểm lại những quy định của luật pháp và chính sách liên quan đến hai chủ đề quan trọng của luận văn là người khuyết tật và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trước hết, nói về các quy định của pháp luật và chính sách liên quan đến người khuyết tật, có hai loại văn bản quan trọng cần được đề cập đến là Hiến pháp và Luật Người khuyết tật. Hiến pháp là văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất của Nhà nước đã cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về người khuyết tật. Các bản Hiến Pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 đều khẳng định sự bình đẳng của
25
mọi công dân, trong đó có người khuyết tật. Liên quan đến người khuyết tật và vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước đối với người khuyết tậ và vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung, trong đó có SKSS. Chẳng hạn, liên quan đến chăm sóc sức khỏe, Điều 58 của Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình”[63]
Liên quan đến người khuyết tật, khoản 2 Điều 59 ghi rõ:
“Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân hưởng thụ phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.”[63]
Cùng với Hiến pháp, Luật Người Khuyết tật được năm 2010 cũng đã nêu rõ Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật (Điều 4), chính sách của Nhà nước về người khuyết tật (Điều 5), trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với người khuyết tật (Điều 7), trách nhiệm của gia đình đối với người khuyết tật (Điều 8). Liên quan đến Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật , khoản 1d của Điều 4 ghi rõ: Người khuyết tật “Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật”[23, tr5]
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, vấn đề quan tâm chính là chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. Đối với việc chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật, Điều 21, Điều 22, và Điều 23 của Luật Người Khuyết tật quy định cụ thể như sau:
26
1. Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;
b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;
c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.
2. Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm
Điều 22. Khám bệnh, chữa bệnh
1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.
2. Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.
Điều 23. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật. 2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
27
3. Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiê ̣n sớm khuy ết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.
4. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật [23, tr16].
Như vậy, có thể nói rằng, từ Hiến pháp đến Luật Người Khuyết tật chúng ta thấy quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật, chính sách của Nhà nước về người khuyết tật, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với người khuyết tật, trách nhiệm của gia đình đối với người khuyết tật, và việc chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật đã được quy định cụ thể.
Thứ hai, đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản , Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến các vấn đề Dân số - KHHGĐ từ đầu những năm 1960, khi thành lâ ̣p Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch (1963). Vào đầu những năm 1980, khi vấn đề dân số và KHHGĐ ngày càng trở lên quan tro ̣ng trong ưu tiên phát triển, Chính phủ đã thành lập cơ quan ngang Bộ là Ủy ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoa ̣ch (1984). Từ đó đến nay, nhiều chính sách và các văn bản pháp luâ ̣t quan tro ̣ng điều chỉnh hành vi dân số , KHHGĐ, SKSS đã được ban hành và đi vào cuô ̣c sống. Đặc biệt, từ sau Hô ̣i nghi ̣ Quốc tế về Dân số và Phát triển ở Cai - rô năm 1994, chương trình Dân số - KHHGĐ của Viê ̣t Nam cũng chuyển hướng với sự chú ý nhiều hơn dành cho CSSKSS.
Có thể nói rằng cho đến nay, nhiều văn bản chính thức của Nhà nước liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được ban hành. Trong những văn bản đó, cần phải đề cập đến Pháp lệnh dân số (Pháp lệnh dân số số 06/2003/PL- UBTVQH11 ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2003, được sửa đổi, bổ sung bởi: Pháp lệnh số 08/2008/UBTVQH12 ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009). Trong Pháp lệnh dân số (Pháp lệnh số 08/2008/UBTVQH12), Khái niệm Sức khỏe sinh sản được định nghĩa ở khoản 8 Điều 3, như sau: “Sức
28
khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người”. Điều 10 của Pháp lệnh Quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Khoản 3 của điều 10 ghi rõ định quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc “Bảo vệ sức khoẻ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.”. Khoản c Điều 4 (về Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số) đã ghi rõ công dân có các quyền: “Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số”. [64]
Cùng với Pháp lệnh dân số, một văn bản quan trọng khác cũng cần được đề cập đến là “Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001- 2010" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28 tháng 11 năm 2000; và Chiến lượcDân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14 tháng 11 năm 2011. Có thể nói rằng Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 là văn bản quan trọng hiện nay liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản. Chiến lược được chia làm 2 giai đoạn thực hiện: Từ 2011 đến 2015 và từ 2016 đến 2020. Trong quyết định của Thủ tướng phê duyệt chiến lược đã nêu rõ quan điểm như sau: Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là một nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống từng người, từng gia đình và toàn xã hội”. Trong quyết định của Thủ tướng, mục tiêu tổng quát của chiến lược cũng được nêu rõ: “Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [29]
29
Có thể nói rằng, cho đến nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được quy định cụ thể trong nhiều văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước. Vấn đề đặt ra ở đây là quá trình áp dụng các văn bản đó trong thực tế chăm sóc sức khỏe sinh sản như thế nào? Hiệu quả thực hiện các văn bản đó ra sao? Để góp phần trả lời những câu hỏi này luận văn tìm hiểu sâu thực tiễn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho một nhóm xã hội cụ thể - nhóm phụ nữ khuyết tật trên địa bàn Hà Nội.
1.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội của Hà Nội
So với các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương khác trên cả nước, Hà Nội là thành phố có diện tích tự nhiên lớn nhất (3328,9 km2). Đồng thời cũng là địa phương đứng thứ hai về dân số với 6.699.600 người vào năm 2012 [45, tr7]. Về cơ cấu dân số năm 2011, ước tính dân số toàn thành phố đến tháng 12 năm 2011 là 6763,1 nghìn người tăng 2,2% so với năm 2010. Trong đó, dân số thành thị là 2905,4 ngàn người chiếm 43,5% tổng số dân của Hà Nội và tăng 3,2% so với năm 2010; dân số nông thôn là 3857,7 nghìn người tăng 1,5%. Số người từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế là 3626,4 nghìn người chiếm 70% so với tổng số người từ 15 tuổi trở lên, tăng không đáng kể so với năm 2010 (năm 2010: 3626,1 nghìn người); trong đó lực lượng lao động nữ chiếm 51,3% [45, tr12].
Về tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2007- 2011 tăng bình quân 10,8%/năm. Năm 2012, GRDP của Hà Nội tăng 8,1% thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch và mức tăng cùng kỳ của các năm trước. Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng của năm này là quý sau cao hơn quý trước và cao gấp 1,55 lần so với mức tăng của cả nước. Một điểm đáng lưu ý là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố diễn ra theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tuy vậy, sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô, của các doanh nghiệp và các sản phẩm nhìn chung chưa cao. Thêm nữa, tiềm năng thị trường trong nước còn chưa được khai thác hiệu quả do doanh nhiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn thấp, phụ