Khó khăn trong việc chăm sóc sƣ́c khỏe sinh sản củaphụ nữ khuyết tật

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật tiếp cận công tác xã hội (Trang 56)

9. Phương pháp nghiên cứu

2.3.Khó khăn trong việc chăm sóc sƣ́c khỏe sinh sản củaphụ nữ khuyết tật

2.3.1. Phụ nữ khuyết tật và khó khăn khi tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Một trong những vấn đề quan trọng cần phải bàn đến khi thảo luận về CSSKSS cho PNKT là việc họ tiếp cận thông tin về CSSKSS. Các phỏng vấn sâu trên thực tế cho thấy khó khăn của việc tiếp cận thông tin về CSSKSS của phụ nữ khá đa dạng. Một số trích đoạn phỏng vấn sâu dưới đây cho thấy rõ điều này.

48

“Tôi không gặp khó khăn gì khi tìm hiểu cả , tuy nhiên mảng SKSS riêng cho NKT thì chưa có nên vẫn có những thông tin mình cần mà chưa biết được đầy đủ như khả năng mang thai của phụ nữ nếu là khuyết tật do bê ̣nh tật , ví dụ như bi ̣ bê ̣nh ung thư xương thì có con được không , hay khả năng cho con bú nếu mẹ phải dùng thuốc , rồi nếu mổ đẻ thì khuyết tật vận động như tôi thì có khó khăn gì không,...” (Nữ, 28 tuổi, giáo viên, KTVĐ).

“Nội dung thông tin ít , thiếu cho NKT . Muốn đọc tài liê ̣u cũng không có nhiều, khó tìm kiếm . Chưa có nhiều thông tin về SKSS cho lứa tuổi 15,16. Chưa được quan tâm nhiề u về SKSS cho vị thành niên ” (Nam khuyết tâ ̣t , chồng của PNKT).

“Nội dung thông tin về SKSS đa dạng, nhiều, dễ tìm hiểu với NKT, khi tiếp cận không có khó khăn gì. Tuy nhiên, thông tin trên mạng thường có nhiều chiều nên chẳng biết cái nào đúng, cái nào sai. Rồi chủ yếu là thông tin của các phòng khám để mời chào khách chứ không biết có đúng không. Thông tin qua hội thảo thì tập trung vào một vấn đề và cũng rất rõ ràng, kèm theo tờ rơi, sách báo cũng cụ thể. Nhưng việc tìm hiểu trong sách thì mất thời gian và không đúng cái mình muốn biết” (Nữ, 21 tuổi, sinh viên, KT nhìn).

“Tôi không gặp khó khăn gì khi tìm hiểu cả , tuy nhiên mảng SKSS riêng cho NKT thì chưa có nên vẫn có những thông tin mình cần mà chưa biết được đầy đủ như khả năng mang thai của phụ nữ nếu là khuyết tật do bê ̣nh tật , ví dụ như bi ̣ bê ̣nh ung thư xương thì có con được không , hay khả năng cho con bú nếu mẹ phải dùng thuốc , rồi nếu mổ đẻ thì khuyết tật vận động như tôi thì có khó khăn gì không,...” (Nữ, 28 tuổi, giáo viên, KTVĐ).

Những phỏng vấn sâu ở trên cho thấy thức tế là việc tiếp cận thông tin về CSSKSS của phụ nữ khuyết tật có thể gặp khó khăn do nhiều lý do khác nhau. Trong đó, những lý do khách quan thường được đề cập đến. Những lý do khách quan (như đã được chỉ ra trong các phỏng vấn sâu ở trên) là thông tin về

49

CSSKSS không sẵn có với PNKT, hay thông tin không tập trung, hay thông tin “nhiều chiều nên chẳng biết cái nào đúng, cái nào sai”. Để hiểu cụ thể hơn những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về CSSKSS của phụ nữ khuyết tật chúng ta hãy xem kết quả khảo sát định lượng được trình bày qua biểu đồ dưới đây.

Biểu 2.6: Khó khăn của PNKT khi tiếp cận thông tin về CSSKSS

60 48.6 31.4 22.9 14.3 11.4 8.6 5.7 0 10 20 30 40 50 60 u thông tin CSSKSS Thông tin t/ u u i u CSSKSS N i c N i/ u Không ăn Gia đ nh không n Không t ch m thông tin

Kết quả khảo sát về vấn đề này cho biết đa số PNKT đươ ̣c hỏi đều cho rằng họ gặp khó khăn khi tiếp câ ̣n các thông tin về CSSKSS là do sự thiếu thông tin (60%), nhất là các thông tin về SKSS dành riêng cho PNKT. Thêm nữa, nhiều khi các thông tin về SKSS lại khó hiểu (48,6%). Các lý do khác khá phổ biến là thiếu tài liệu CSSKSS, người khác kỳ thị (22,9%), ngại/xấu hổ (14,3%). Nói tóm lại, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc PNKT gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về CSSKSS. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến là những nguyên nhân khách quan.

50

2.3.2. Khó khăn của phụ nữ khuyết tật trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân

Một trong những vấn đề đáng quan tâm khi bàn về CSSKSS của PNKT là họ gặp khó khăn gì khi CSSKSS cho bản thân. Kết quả khảo sát cho thấy một bộ phận lớn PNKT không gă ̣p khó khăn gì khi CSSKSS cho bản thân (62%). Tuy nhiên , một bộ phận đáng kể PNKT vẫn cho rằng họ gặp khó khăn khi tự CSSKSS cho bản thân vì thiếu kiến thức về CSSKSS (28%) và không thể tự chăm sóc SKSS cho bản thân mình mình (10%).

Nếu tìm hiểu về khó khăn khi chăm sóc bản thân của PNKT khi tự chăm sóc SKSS cho họ theo dạng khuyết tật thì kết quả khảo sát cho thấy trong nhóm PNKT vận động có 21,4% nói rằng họ gặp khó khăn khi tự CSSKSS vì họ thiếu kiến thức SKSKSS. Trong khi đó, nhóm PNKT trí tuệ có 14,3% cho biết họ thiếu kiến thức CSSKSS, 60% trả lời không thể tự chăm sóc SKSS.

Qua các phỏng vấn sâu, chúng tôi ghi nhận được thực tế là phụ nữ khuyết tật ở các dạng như khuyết tật thần kinh, tâm thần và khuyết tật trí tuệ thường khó khăn khi chăm sóc SKSS của bản thân. Lý do mà PNKT và người nhà của PNKT đưa ra chính là do dạng khuyết tật tạo nên khó khăn cho họ trong việc tự chăm sóc SKSS. Về vấn đề này, hai người thân của một PNKT cho biết:

“Chi ̣ tôi vất vả trong viê ̣c tự chăm sóc cho mình . Chị ấy luôn cần 1 người thân bên cạnh 24/24....Theo tôi nguyên nhân chính là do sự bất tiê ̣n về tay chân khi chi ̣ tôi bi ̣ như thế .Chị ấy không thể tự điều chỉ nh hoạt động của mình như những người khác .Và theo tôi nghĩ chị ấy cũng tự ti về bản thân mình nữa nên không quan tâm đến viê ̣c chăm sóc SKSS của bản thân mình” (Nữ, em gái của PNKT vận động nặng).

“Chị chồng tôi không có khả năng tự chăm sóc bản thân, việc chăm sóc hàng ngày cho chị ấy thường là do bố mẹ hoặc là tôi….Việc CSSK hàng ngày cho chị ấy gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những khi chị ấy lên cơn bệnh, chị ấy thường không cho ai động vào người mình” (Nữ, em dâu của PNKT tâm thần).

Như vậy, có thể nói rằng khó khăn đối với PNKT trong việc tự CSSKSS phụ thuộc vào vào loại khuyết tật, và mức độ khuyết tật. Như thông tin hai cuộc phỏng vấn

51

sâu trên cho thấy những phụ nữ khuyết tật tâm thần thường không thể tự CSSKSS cho bản thân mình. Những người thân phải giúp họ trong việc CSSKSS. Ngoài ra, những dạng khuyết tật khác nhưng ở mức độ nặng cũng tạo nên khó khăn cho PNKT trong việc tự CSSKSS. Như thông tin từ phỏng vấn sâu ở trên cho thấy PNKT vận động nặng cũng khó có thể tự CSSKSS cho họ. Trong những trường hợp như thế, người thân của PNKT phải giúp đỡ PNKT trong việc CSSKSS.

2.3.3. Phụ nữ khuyết tật và khó khăn khi tiếp cận di ̣ch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

Sau khi đã tìm hiểu những khó khăn của PNKT khi tiếp cận thông tin về CSSKSS, chúng ta sẽ tìm hiểu những khó khăn mà PNKT gặp phải khi tiếp cận dịch vụ CSSKSS. Đối với việc tiếp cận dịch vụ CSSKSS của PNKT, các cuộc phỏng vấn sâu cho biết nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc PNKT gặp khó khăn khi tiếp cận dịch vụ CSSKSS. Trước hết, khó khăn bắt nguồn từ chính khuyết tật mà phụ nữ mắc phải. Một người thân của PNKT cho biết:

“Nếu đến bê ̣nh viê ̣n để khám thì rất ngại vì viê ̣c đi lại của vợ tôi , hơn nữa là ở các bệnh viện rất đông và phải chờ đợi . Khó khăn chủ yếu của vợ tôi là không thể tự đi lại vì vậy nếu muốn đi khám thì phải có người đi cùng ” (Nam khuyết tâ ̣t, chồng của PNKT).

Như vậy, trường hợp PNKT được đề cập đến ở trên gặp khó khăn khi tiếp cận dịch vụ CSSKSS là do chị không tự đi lại được. Thực tế là, không chỉ PNKT vận động gặp khó khăn trong việc di chuyển đến cơ sở y tế để được khám về SKSS, những PNKT tâm thần cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận dịch vụ CSSKSS. Về vấn đề này, một bác sĩ cho biết:

Nhiều phụ nữ bị tâm thần khi đi khám gặp rất nhiều khó khăn, bởi vì họ không thể làm các xét nghiệm, kiểm tra theo chỉ định của bác sỹ được. Có người họ sợ khi nhìn thấy các máy móc, thiết bị ở bệnh viện nữa” (Nữ, bác sỹ, bệnh viện Phụ sản Hà Nội).

Ngoài khó khăn của việc tiếp cận dịch vụ CSSKSS do những nguyên nhân chủ quan đến từ PNKT thì các nguyên nhân khách quan cũng tạo nên những khó

52

khăn đối với PNKT trong việc tiếp cận dịch vụ CSSKSS. Liên quan đến vấn đề này, một người thân của PNKT cho biết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Khi đi kiểm tra thì chị tôi gặp rất nhiều khó khăn . Nhưng cái bất tiê ̣n nhất đó là những thiết bi ̣ chăm sóc không phù hợp với người KT . Vì thế nên gia đình tôi phải hết sức hỗ trợ chi ̣ tôi trong khi kiểm tra nên những khó khăn cũng bớt đi 1 phần. Thường thì phải nâng đỡ những hoạt động của chi ̣ tôi để tay chân chi ̣ tôi không trở thành trở ngại khi khám bê ̣nh”(Nữ, em gái của PNKT).

Như vậy, có thể nói rằng trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc PNKT khó tiếp cận dịch vụ CSSKSS thì sự không phù hợp hay không thân thiện của thiết bị phục vụ, chăm sóc, khám chữa bệnh là một trong những nguyên nhân rất đáng lưu ý. Để tìm hiểu kỹ hơn những nguyên nhân dẫn đến việc PNKT gặp khó khăn trong tiếp cận dịch vụ CSSKSS chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn kết quả khảo sát định lượng được thể hiện qua biểu đồ dưới đây.

53

Biểu 2.7: Khó khăn của PNKT khi tiếp cận các dịch vụ CSSKSS (%)

44.8 37.9 37.9 24.1 18.5 6.9 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Trang ết không thân ê ̣n Cơ sở a ̣ ầng không â ̣n ê ̣n P d ch cao Không đ ̉ đ ều ê ̣n KT B / ân đ n d ă s SKSS N / đ khám SKSS Không ết đ ̣a đ ểm m

Biểu đồ trên cho thấy có ba nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc PNKT khó tiếp cận dịch vụ CSSKSS. Các nguyên nhân đó là trang thiết bị không thân thiện (44,8%); cơ sở hạ tầng không thuận tiện (37,9%), và phí dịch vụ cao (37,9%). Những nguyên nhân khác cũng tương đối phổ biến là không đủ điều kiện kinh tế (24,1%), và bị kỳ thị, phân biệt đối xử khi tiếp cận dịch vụ CSSKSS (18,5%).

Ngoài ra, một số người cũng ngại hay xấu hổ (6,9%) khi đi khám SKSS. Nói tóm lại, có nhiều nguyên nhân khác nhau tạo ra khó khăn cho PNKT trong việc tiếp cận dịch vụ CSSKSS. Trong đó, các nguyên nhân khách quan (trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, phí dịch vụ) là những nguyên nhân phổ biến.

54

Tiểu kết chƣơng 2

Nhìn lại những nội dung chủ yếu đã được phân tích trong chương hai, chúng ta thấy mấy điểm đáng lưu ý sau đây.

Thứ nhất, một bộ phận không nhỏ PNKT ít quan tâm, hay thậm chí không quan tâm đến SKSS. Chỉ những PNKT có trình độ học vấn cao (từ cấp 3 trở lên) và đã lập gia đình mới quan tâm nhiều đến SKSS. Tỷ lệ PNKT vận động, khuyết tật nghe nói và khuyết tật nhìn có xu hướng tìm hiểu và quan tâm nhiều đến chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân. Ngoài ra, thông tin về CSSKSS được PNKT tìm hiểu qua các kênh chủ yếu là internet, báo đài và tivi. Hội người khuyết tật, và nhất là các tổ chức đoàn thể trên thực tế không phải là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu về CSSK cho một bộ phận lớn người khuyết tật. Các thông tin về CSSKSS chưa phổ biến đối với nhiều PNKT, có những thông tin về CSSKSS khó hiểu, và đặc biệt là không có thông tin về CSSKSS cụ thể, mang tính đặc thù cho đối tượng NKT là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của việc tiếp cận thông tin về CSSKSS của PNKT. Chính những nguyên nhân này dẫn đến tình trạng một bộ phận PNKT còn kém hiểu biết và có những nhận thức sai về CSSKSS.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trên thực tế, rất ít PNKT đi kiểm tra SKSS định kỳ. Thậm chí, một bộ phận rất lớn PNKT được hỏi chưa bao giờ kiểm tra sức khỏe sinh sản. Thêm nữa, mức đô ̣ đi khám SKSS của PNKT cũng có sự khác biệt rõ nét giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau . Phần lớn những PNKT đi khám đi ̣nh kỳ đều nằm trong nhóm có trình đô ̣ ho ̣c vấn đa ̣i ho ̣c và sau đại học . Điều này cho thấy rằng đối với vấn đề CSSKSS, giữa nhận thức và hành vi vẫn còn một khoảng cách khá rộng.

Thứ ba, nhiều khó khăn PNKT gặp phải khi tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS. Những khó khăn đó bắt nguồn từ những yếu tố chủ yếu như trang thiết bị không thân thiện, cơ sở hạ tầng không thuận tiện, kinh tế gia không đủ điều kiện, bị kỳ thi, bị phân biệt đối xử khi tiếp cận dịch vụ CSSKSS. Ngoài ra, những PNKT không thể tự chăm sóc bản thân do khuyết tật vận động, hay do khuyết tật về thần kinh cũng là những nguyên nhân khiến việc CSSKSS của họ gặp nhiều khó khăn.

55

CHƢƠNG 3: MỨC ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP CỦA HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT TỪ

GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI

3.1. Kết quả đa ̣t đƣơ ̣c trong hoa ̣t đô ̣ng chăm sóc sƣ́c khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật phụ nữ khuyết tật

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, người khuyết tật luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội chăm sóc và hỗ trợ. Đại hội Đảng lần thứ VI chỉ rõ “từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với toàn dân, theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, mở rộng và phát triển sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội” [62]. Quan điểm của Đảng nêu trên đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng đến các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người khuyết tật.

Trên thực tế, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội đã có những hoạt động cụ thể hỗ trợ PNKT trong quá trình CSSKSS. Thông qua những hỗ trợ này, kiến thức về CSSKSS của PNKT được tăng lên, điều kiện vật chất nhất là các phương tiện kỹ thuật phục vụ cuộc sống hàng ngày của PNKT được cải thiện. Từ đó, PNKT giảm được khó khăn trong quá trình chăm sóc SKSS. Kết quả khảo sát cho thấy số liệu những người trong mẫu khảo sát nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Sự hỗ trợ của các cơ quan đoàn thể trong quá trình chăm sóc SKSS cho PNKT (%).

Các cơ quan đoàn thể Có Không Tổng

1. Chính quyền địa phương 24,0 76,0 100,0

2. Đoàn Thanh niên 8,0 92,0 100,0

3. Hội phụ nữ 24,0 76,0 100,0

4. Hội người KT 36,0 64,0 100,0

5. Các trung tâm y tế 12,0 88,0 100,0

6. Các tổ chức phi chính phủ/tổ

chức nhân đạo 16,0 84,0 100,0

56

Bảng số liệu trên cho thấy ở một mức độ nhất định, PNKT đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể đối với việc CSSKSS và một PNKT có thể nhận được sự hỗ trợ của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Trong tổng số những PNKT được hỏi của mẫu khảo sát, tỷ lệ PNKT nhận được sự hỗ trợ của Hội người khuyết tật là cao nhất (36,0%), sau đó là sự hỗ trợ của Hội phụ nữ (24,0%) và Chính quyền địa phương (24,0%), 16% PNKT trong mẫu khảo sát nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ/tổ chức nhân đạo, 12% PNKT nhận được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật tiếp cận công tác xã hội (Trang 56)