Giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ hội nhập (Trang 83)

Từ việc phân tích, khảo sát thực trạng và tổng hợp các tài liệu thu thập được, phỏng vấn các chuyên gia trong ngành, có thể đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau:

3.3.1. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội, nhất là của lãnh đạo các cấp, các ngành, về vị trí, vai trò của thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn trong công cuộc CNH-HĐH và hội nhập kinh tế Quốc tế:

- Các Cơ quan thông tin phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các thành tựu KH&CN tới mọi tầng lớp, mọi người dân và qua đó, nâng cao vai trò của thông tin KH&CN.

- Khuyến khích các cấp lãnh đạo, các cơ quan nghiên cứu và các cá nhân sử dụng thông tin khoa học và công nghệ thông qua các dự án đào tạo, các dự án về đổi mới công nghệ.

3.3.2. Tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động thông tin KH&CN phục v ụ nông nghiệp nông thôn:

- Tạo sự nhất quán trong hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động thông tin tư liệu KH&CN. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật có tính liên ngành về hoạt động thông tin KH&CN. Ban hành các văn bản về bản quyền và bảo hộ thông tin KH&CN và đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn trong hoạt động thông tin KH&CN.

- Ban hành các chính sách, chế độ khuyến khích xã hội hóa công tác thông tin KH&CN phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội. Nhà nước nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp luật về việc thu nộp, lưu trữ và đưa ra phục vụ các tài liệu "xám", các kết quả nghiên cứu do nhà nước cấp kinh phí.

Việc đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật và các chuẩn mực trong hoạt động thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn phải được tiến hành thường xuyên và xứ lý kịp thời.

3.3.3. Tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn đáp ứng yêu cầu khai thác thông tin trong thời kỳ HĐH,CNH và Hội nhập kinh tế Quốc tế:

- Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý Nhà nước đối với hoạt động thông tin KH&CN phù hợp với giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngoài việc củng cố và phát triển hệ thống thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn như hiện nay, cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan thông tin tư nhân.

- Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (nay là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia) là cơ quan đầu mối, trung tâm của hệ thống thông tin KH&CN có nhiệm vụ điều hòa, phối hợp mọi hoạt động nghiệp vụ trong hệ thống và chỉ dẫn việc khai thác các nguồn tin, các sản phẩm và dịch vụ hiện có trong toàn hệ thống. Củng cố các cơ quan thông tin ở địa phương để việc đáp ứng nhu cầu thông tin tại chỗ được kịp thời và chính xác, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn.

- Nhanh chóng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối thông tin trên toàn quốc, trước mắt là các thư viện, các trung tâm thông tin, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thông tin thuộc phạm vi quản lý của nhà nước, tiếp đến là các tổ chức này thuộc khu vực tư nhân và các trung tâm thông tin ở nước ngoài. Đến nay, hầu như tất cả các trung tâm thông tin KH&CN đã được nối mạng và có thể kết nối Internet. Tuy nhiên, vì chưa có quy định chung, cũng như chưa trang bị đủ các điều kiện (về phần cứng, phần mềm, cơ sở pháp lý, khả năng bảo mật, trình độ nhân lực ..) nên các đơn vị này không thể kết nối và chia sẻ thông tin với nhau, gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên thông tin, tốn kém trong công tác quản lý, số hóa tài liệu. Vì vậy tạo điều kiện về pháp lý, hỗ trợ về kinh phí để thực hiện việc kết nối, chia sẻ là điều kiện tiên quyết

trong hoạt động thông tin KH&CN.

- Cán bộ là một nguồn lực quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn. Nhà nước cần sớm có các chính sách, quy hoạch đối với việc đào tạo cán bộ thông tin để đáp ứng phát triển của đất nước.

- Về nguyên tắc, các địa phương có quyền trực tiếp quản lý hoặc có quyền truy nhập, khai thác mọi nguồn tin có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn và các cơ quan hữu quan xây dựng những quy định cụ thể nhằm tạo được môi trường thuận lợi để các thành viên của hệ thống thông tin KH&CN quốc gia phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện chia sẻ nguồn tin, khai thác và sử dụng các nguồn tin KH&CN quốc gia.

Đối với công tác thông tin KH&CN tại các địa phương cần chú trọng: - Thu thập đầy đủ, số hóa và đưa vào các CSDL những tài liệu có giá trị lâu dài của địa phương cũng như tài liệu về địa phương;

- Ưu tiên xây dựng (hoặc tích hợp) các CSDL tương đồng đã có, thành các CSDL lớn, có diện bao quát phù hợp, phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.

- Trao đổi, tích hợp hoặc mua những CSDL có giá trị, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu tin của địa phương.

3.3.4. Các biện pháp tài chính:

Tăng cường sự đầu tư của Nhà nước cho hoạt động thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn, đảm bảo mức đầu tư cho hoạt động này đạt mức 10% tổng kinh phí dành cho hoạt động KH&CN nói chung. Ngành thông tin KH&CN phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời cần tăng cường hạch toán bằng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của mình. Trong vốn đầu tư cần có một khoản ngoại tệ để nhập tư liệu: sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu, phim KH&CN, CD-ROM, ... và

gửi cán bộ đi đào tạo, khảo sát ở các mô hình hiệu quả trong nước.

Tạo các ưu đãi về đầu tư, tài chính và những cơ sở pháp lý cần thiết để các địa phương, đặc biệt là các địa phương mới thành lập, có điều kiện tạo lập và phát triển nguồn tin KH&CN của mình;

Ngoài vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách nhà nước, nhà nước có thể ký các hợp đồng kinh tế với các cơ quan thông tin, hoặc kêu gọi đầu tư, tài trợ từ nước ngoài để triển khai các công việc cụ thể nhằm đẩy mạnh cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.

3.3.5. Các biện pháp khuyến khích sử dụng thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn ở địa phương:

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người nông dân với thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn. Ðể đưa được thông tin KH&CN về nông nghiệp nông thôn, nhất là về với địa bàn vùng sâu, vùng xa, cần thực hiện đồng bộ một loạt giải pháp. Cùng với việc hiện đại hóa hạ tầng CNTT-TT, chính sách, cơ chế đặc thù cho nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận dịch vụ KH&CN nhanh hơn, rẻ hơn... cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; động viên, phát triển mạnh mẽ phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh tình nguyện phổ cập CNTT-TT cho nông dân. Việc tạo các phần mềm ứng dụng, các nội dung số, phát triển nội dung thông tin cần thiết, phù hợp, nhanh chóng triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu, xây dựng các giải pháp công nghệ và triển khai mô hình khai thác thông tin KH&CN phù hợp với khu vực nông nghiệp nông thôn để đáp ứng nhu cầu của người dân nông nghiệp nông thôn cũng cần được cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhận thức kịp thời, đúng hướng..

Kết luận Chương 3

Ở nước ta hiện nay, công tác thông tin KH&CN hiện đang được nhà nước quan tâm đầu tư từ cơ sở hạ tầng đến các công cụ khai thác… tuy nhiên, việc đầu tư đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đó là xét trên góc độ chung cho ngành thông tin KH&CN, còn nói riêng với các địa phương nông thôn, trong đó có cả nông thôn miền Bắc thì mức độ đầu tư còn rất hạn chế và chưa đủ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hạn chế này vừa do mức độ đầu tư kinh phí hạn hẹp một phần, nhưng mặt khác là do hạn chế về cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, mạng lưới thông tin… và đặc biệt là vấn đề nhân lực của các địa bàn nông nghiệp nông thôn vùng sâu, vùng xa. Như vậy việc phát triển mạng lưới thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn tới địa bàn nông thôn không phải là chuyện dễ dàng, cần có định hướng, thời gian và những chính sách phù hợp mới có thể phần nào tháo gỡ.

Để có thể từng bước khắc phục các hạn chế này, một nhóm các chính sách phát triển mạng lưới thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn đã được đề xuất trong chương này.

Mô hình điểm cung cấp thông tin KH&CN đã được áp dụng tại một số địa bàn, thể hiện được hiệu quả bước đầu, cần rút kinh nghiệm để nhân rộng. Trên cơ sở đó kêu gọi sự ủng hộ, đầu tư của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp hảo tâm, tài trợ phần cơ sở vật chất có từng địa bàn cụ thể, với mức độ kinh phí cụ thể; Phần chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực và cung cấp thông tin do nhà nước đài thọ. Như vậy có thể kêu gọi các địa phương tự đóng góp kinh phí, hoặc kêu gọi bằng nhiều nguồn nhằm trang bị được phần thiết bị tối thiểu là có thể xây dựng điểm cung cấp thông tin KH&CN phục vụ cho địa phương.

Về công tác đào tạo: Nhà nước cần có chính sách cụ thể về việc hỗ trợ đào tạo miễn phí (hỗ trợ toàn bộ kinh phí học tập, ăn ở) cho các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa (mỗi địa phương từ 1-3 người).

cán bộ phụ trách các điểm cung cấp thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn (có thể đưa về tới cấp xã) và đưa chức danh này vào biên chế, ăn lương chuyên trách từ ngân sách nhà nước. Từ đó sẽ có cơ sở đưa hoạt động thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn tại các địa phương trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục và có ý nghĩa, sự hỗ trợ từ nhà nước về công tác thông tin KH&CN trở nên có giá trị thực tế. Đây cũng là cơ sở để kết nối thành lập một hệ thống mạng liên hợp, chia sẻ được nguồn lực quý giá nhất của từng địa phương. Ngoài ra, nhà nước cũng cần có quy định cụ thể về việc thành lập các đơn vị thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn cấp huyện, có chức năng, nhiệm vụ hoạt động độc lập đảm bảo không do các bộ phận khác kiêm nhiệm.

Bên cạnh đó là chính sách khuyến khích sự hỗ trợ của các cơ quan truyền thông tham gia cung cấp đường truyền kết nối với giá ưu đãi, hoặc miễn phí cho các địa phương đặc biệt khó khăn. Hiện nay điều kiện công nghệ đã cho phép kết nối không dây, thông qua vệ tinh với công nghệ mới đảm bảo tốc độ truy cập cao sẽ hỗ trợ tốt cho các địa bàn có địa hình hiểm trở, không có điều kiện lắp đặt đường dây nối mạng.

Về hệ thống thông tin KH&CN của nhà nước, cần nhanh chóng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và các phần mềm ứng dụng đủ mạnh, chi tiết và những quy định thống nhất, nhằm tạo nên một hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học đồng bộ, đa dạng và tiết kiệm được các chí phí nhân công vô ích (nhiều nơi cùng nhập một dữ liệu). Như vậy, có thể chia sẻ rộng rãi các thành tựu, kinh nghiệm quý giá của từng địa phương.

Nhà nước cần xây dựng một quy chế chung cho việc chia sẻ các tư liệu, dữ liệu quý hiếm hoặc các tài liệu có bản quyền… bằng cách đặt ra các hình thức chia sẻ, thanh toán đơn giản, nhanh chóng, cho mọi đối tượng được cấp phép hoặc nộp đủ lệ phí. Điều này rất quan trọng cho những khu vực vùng sâu, vùng xa, địa bàn hiểm trở…

KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn cho các cán bộ các cấp từ cấp xã trở lên, vì đây là những người có ảnh hưởng chặt chẽ đến hoạt động thông tin KH&CN tại địa phương.

KHUYẾN NGHỊ

Từ các giải pháp chính sách trên, một số khuyến nghị được đưa ra như sau: - Nhu cầu thông tin KH&CN đối với xã hội nói chung và đối với khu vực nông nghiệp nông thôn nói riêng là rất lớn, để có thể phát triển tốt công tác này, nhà nước cần có khảo sát tổng thể, đầy đủ về điều kiện, đặc điểm và nhu cầu thông tin của từng địa bàn cụ thể.

- Nhà nước cần sớm có những quy định pháp lý phù hợp về công tác thông tin phù hợp trong giai đoạn mới, có định hướng cụ thể về việc quy định quản lý, khai thác các nguồn tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn mà đặc biệt là các nguồn tin được coi là quý hiếm như những nguồn tin từ các nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn … cần phải coi đó là sở hữu của xã hội (vì bản chất của các hoạt động nghiên cứu này là từ nguồn ngân sách của nhà nước).

- Nhà nước cần có định hướng sớm và cụ thể để xây dựng một trung tâm quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin quốc gia (có thể lấy nền tảng là Cục Thông tin KH&CN quốc gia), nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả nhất về thông tin cho mọi đối tượng trong xã hội, trên cơ sở vệ tinh là các điểm khai thác, cung cấp và cập nhật thông tin KH&CN tại các địa phương.

- Nhà nước cần sớm có định hướng đúng về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phân cấp và định mức đối với cán bộ cho lĩnh vực thông tin nói chung và thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn nói riêng, nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới. Trước mắt, nhà nước nên có chế độ khuyến khích như cấp phụ cấp hàng tháng, phụ cấp theo vụ việc… cho nhóm cán bộ phụ trách công tác thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn tại các điểm cung cấp thông tin ở địa phương.

- Nhà nước cần có quy định về chế độ ưu đãi về chi phí kết nối thông tin cho các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa, thậm chí là miễn phí đối với những địa phương nghèo.

thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn và triển khai rộng khắp mô hình điểm khai thác thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn làm đầu mối cung cấp và cập nhật nguồn thông tin tới người sử dụng.

- Đối với Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cần nghiên cứu về cách thức chuyển giao nguồn thông tin một cách thuận tiện (đăng ký, trả phí qua mạng, nhắn tin, thẻ..) cho mọi đối tượng (có thể thu kinh phí dưới đạng hội viên, hoặc thu theo mức độ khai thác thông tin). Ngoài nguyên nhân trên, hiện nay việc khai thác thông tin từ mạng của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia chưa được phát triển mạnh là do chưa có sự khuếch trương, quảng cáo đến đông đảo công chúng, cũng như chưa tạo được diễn đàn trao đổi nhằm hướng dẫn, định hướng việc khai thác cũng như cung cấp thông tin từ xã hội.

- Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cần có nghiên cứu sâu và có định

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ hội nhập (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)