Đảng và Nhà nước ta đã sớm khẳng định vai trò to lớn của thông tin KH&CN nên đã có sự chỉ đạo cần thiết nhằm tăng cường và phát triển công tác thông tin - tư liệu. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số văn bản, chính sách về công tác thông tin và tư liệu. Thực hiện các đường lối và định hướng của Nhà nước, các Bộ, ngành cũng đã ban hành các qui chế, qui định, hướng dẫn về tổ chức, thực hiện và triển khai từng mặt công tác trong các ngành và địa phương.
Sau đây là một số văn bản pháp quy, thông tư, chỉ thị… chính liên quan đến hoạt động thông tin KH&CN từ năm 1990 đến nay:
- Nghị quyết của Bộ chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới (30/3/1991) có nêu: “Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại về khoa học và công nghệ, kịp thời cung cấp thông tin mới cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất. Tham gia hệ thống thông tin khoa học thế giới. Dành một quỹ ngoại tệ thích đáng để mua các tư liệu thông tin cần thiết từ nước ngoài, nhất là từ những nước có trình độ phát triển cao.”
- Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 8 (24/12/1996) có nêu điều 8: Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ cập tri thức khoa học Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học xã hội và nhân văn nói chung, những hiểu biết thường thức về khoa học tự nhiên và công nghệ, bảo vệ môi trường trong nhân dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng dân tộc ít người, hình thành lối sống văn minh và sự lành mạnh của môi trường xã hội.
Công nghệ (04/4/1991) có nêu các nội dung chính như sau:
Nhiệm vụ của hệ thống thông tin KH&CN là phải thường xuyên bám sát và phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hoạch định các chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng của cả nước cũng như của từng ngành, từng địa phương, phục vụ thông tin cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật và công nghệ; đồng thời, cung cấp thông tin cho mọi cơ sở và cá nhân có nhu cầu.
Các cơ quan thông tin KH&CN cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, tăng cường việc phổ biến rộng rãi các kiến thức KH&CN, giới thiệu kinh nghiệm và các mô hình ứng dụng thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống xã hội có hiệu quả cao, nhằm đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo của quần chúng và góp phần nâng cao dân trí.
Uỷ ban Khoa học Nhà nước cần sớm xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống thông tin KH&CN, kết hợp với hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, hình thành các mạng lưới trao đổi thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý, phục vụ nghiên cứu và triển khai, phát triển công nghệ; từng bước hiện đại hoá công nghệ thông tin tạo khả năng tiếp nối với hệ thống thông tin khoa học quốc tế.
Uỷ ban Khoa học Nhà nước, các ngành, các địa phương cần cải tiến cơ chế quản lý hoạt động của các cơ quan thông tin KH&CN theo hướng gắn hoạt động thông tin KH&CN với thông tin kinh tế - xã hội, gắn hoạt động thông tin với thực tiễn sản xuất và đời sống, thông qua hợp đồng hoặc đơn đặt hàng giữa cơ quan và người có nhu cầu thông tin với cơ quan thông tin. Có hình thức khuyến khích thoả đáng cho những đơn vị và cá nhân cung cấp kịp thời những thông tin khoa học và công nghệ có giá trị, cả tin trong nước và tin nước ngoài.
Các cơ quan thông tin KH&CN được phép xuất bản các ấn phẩm thông tin và thực hiện các dịch vụ thông tin trong phạm vi pháp luật hiện hành để có
thêm kinh phí hoạt động, ngoài phần được cấp từ ngân sách.
- Quyết định số 487/TCCB ngày 24/9/1990 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước về việc thành lập "Trung tâm thông tin tư liệu KH&CN quốc gia" trên cơ sở hợp nhất Viện Thông tin KHKT trung ương và Thư viện KHKT trung ương để giúp Uỷ ban thực hiện chức năng trung tâm thông tin tư liệu KHCN của Nhà nước và quản lý thống nhất hoạt động thông tin tư liệu KHCN trong cả nước.
- Nghị định 159/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành nghị định 159/2004/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin KH&CN
- Ngoài các văn bản quan trọng trên cần phải kể đến một số văn khác có liên quan như: Nghị định số 30/2006/NĐ-CP về Thống kê KH&CN quy định việc cung cấp, thu thập, xử lý, công bố và sử dụng thông tin thống kê KH&CN, phát triển công tác thống kê KH&CN trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam; Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Luật Công nghệ cao... Tất cả các văn bản trên đã tạo nên một hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin KH&CN của Việt nam.
Đây chính là căn cứ pháp lý để chuẩn bị cho việc hình thành chính sách phát triển mạng lưới thông tin KH&CN phục vụ cho nông nghiệp nông thôn ở chương sau.
2.2. Thực trạng mạng lưới cung cấp thông tin KH&CN cho nông nghiệp nông thôn và miền núi:
2.2.1. Mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nông thôn và miền núi. xã hội, nông thôn và miền núi.
Sau khi các Nghị định được ban hành, công tác thông tin KH&CN đã có những chuyển biến rõ nét trong hoạt động. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (nay là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia) và các Sở KH&CN ở nhiều tỉnh, thành trong nước đã phối hợp triển khai nhiệm vụ phát triển hoạt động thông tin phục vụ nông nghiệp nông thôn. Nhiều cơ sở dữ liệu KH&CN
về nông nghiệp nông thôn đã được các bộ, ngành, các địa phương thu thập và xây dựng để đáp ứng nhu cầu thông tin của bà con nông dân. Từ năm 2001 Bộ KH&CN và Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (nay là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia) đã hỗ trợ một số địa phương triển khai các dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng KH-CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông nghiệp nông thôn miền núi” (cụ thể ở Ninh Bình, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông,..). Nhiều tỉnh, thành trong nước cũng đã chủ động tổ chức xây dựng các mô hình thông tin KH&CN cấp xã tại địa phương của mình. Hiện nay trên toàn quốc đã có 24 tỉnh tổ chức xây dựng các mô hình này, số các xã được xây dựng các điểm thông tin KH&CN là 139 xã.
a) Giới thiệu mô hình:
Mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông nghiệp nông thôn và miền núi (sau đây gọi tắt là mô hình cung cấp thông tin) có mục tiêu tổng thể là góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng đời sống tinh thần và vật chất của cư dân nông nghiệp nông thôn, miền núi trên cơ sở cung cấp kịp thời và sử dụng rộng rãi thông tin và tri thức khoa học và công nghệ.
Việc ứng dụng và triển khai mô hình cung cấp thông tin nhằm 3 mục tiêu cụ thể như sau:
- Đáp ứng nhu cầu thông tin bằng việc sử dụng tích hợp công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể ở nông thôn, miền núi nước ta;
- Thiết lập cơ chế trao đổi và cập nhật thông tin hai chiều giữa cơ sở, địa phương và Trung ương;
- Lồng ghép các dự án được triển khai trên cùng một địa bàn bằng cơ chế chia sẻ các nguồn tin phát triển.
Nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên, mô hình cung cấp các thông tin phải đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu thông tin của cư dân ở cơ sở. Có thể nêu một số nội dung thông tin cơ bản
như sau:
- Nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, thủy lợi; - Lâm nghiệp: lâm sinh, trồng rừng, bảo vệ rừng, canh tác trên nền đất dốc;
- Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; - Gương nông dân làm giàu;
- Kinh tế trang trại. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển. Tiếp thị nông, lâm, thuỷ sản; quản trị, kinh doanh các đơn vị nông, lâm, ngư nghiệp;
- Máy móc, thiết bị, công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt công nghệ bảo quản, chế biến nông, lâm sản;
- Y tế, giáo dục, dạy nghề. Công ăn việc làm;
- Xây dựng làng bản văn hoá; văn hoá truyền thống; an ninh thôn xóm; - Làng nghề truyền thống (gốm, sứ, mây tre, dệt thổ cẩm, chạm khắc, sinh vật cảnh,...);
- Công nghệ sinh học, công nghệ sạch; - Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường;
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông nghiệp nông thôn, miền núi.
Đối tượng phục vụ thông tin trên địa bàn làng, xã rất đa dạng và đông đảo, từ lãnh đạo Đảng, chính quyền và đoàn thể của xã; Cán bộ quản lý KH&CN, cán bộ khuyến nông, khuyên lâm và khuyến ngư tại địa bàn; đến cư dân trong xã: nông dân, thợ thủ công, học sinh,... đặc biệt là Đoàn Thanh niên, hội viên các Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Làm vườn, Hội Nuôi ong, Hội Cựu chiến binh cần được cung cấp các thông tin cụ thể về cây trồng, vật nuôi năng suất, giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương, các thông tin.về cách làm ăn mới, gương xoá đói, giảm nghèo và cách làm giàu bằng áp dụng khoa học và công nghệ, v.v…
b) Hoạt động đầu tư dự án: “Mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi”:
Trong những năm qua Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã triển khai có hiệu quả việc phổ biến thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông nghiệp nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ Sở KH&CN các tỉnh triển khai mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông nghiệp nông thôn, miền núi. Trong tình hình mới, ngoài phục vụ những điểm vùng sâu vùng xa, công tác thông tin nông nghiệp nông thôn miền núi còn hướng đến các doanh nghiệp, trường đại học, lắp đặt thư viện điện tử đến tận cấp xã nhằm phổ biến tri thức KH&CN mới trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác. Đặc biệt, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia duy trì trang tin điện tử nông nghiệp nông thôn www.stp.vn, là kênh thông tin hàng ngày cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ có hiệu quả như các mô hình kinh tế nông nghiệp đã áp dụng thành công trên phạm vi cả nước.
Giai đoạn từ 2003-2006 đã chuyển giao được 167 Điểm/Trung tâm thông tin KH&CN (18 huyện, 2 trường cao đẳng và 147 xã của 36 tỉnh/thành phố). Tổng giá trị hợp đồng đã chuyển giao: 3.516 triệu đồng (năm 2004=1154 triệu đồng; năm 2005=1329 triệu đồng; năm 2006=1033 triệu đồng)
Thời gian gần đây có một số dự án điển hình có liên quan như sau: - Năm 2006: thực hiện dự án “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi tại 6 xã thuộc các tỉnh Bắc Kạn, Điện Biên, Yên Bái, Thái Nguyên”.
- Năm 2007: thực hiện dự án “ Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phổ biến kiến thức khoa học, thông tin chuyển giao công nghệ cho tuyến huyện ở các tỉnh: Hậu Giang, Đắk Nông, Kon Tum, Bình Định, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa và Bắc Giang”.
- Năm 2009: thực hiện dự án “Xây dựng mô hình điểm thông tin khoa học và công nghệ cấp xã, phục vụ phổ biến tri thức khoa học, chuyển giao công nghệ tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”. Dự án thực hiện tại 18 xã,
tổng giá trị hợp đồng: 280 triệu đồng.
“Xây dựng mô hình điểm thông tin khoa học và công nghệ cụm xã, phục vụ phổ biến tri thức khoa học, chuyển giao công nghệ tại tỉnh Bạc Liêu”. Dự án thực hiện tại 7 huyện: Vĩnh Lợi (2 xã), Hòa Bình (2 xã); Giá Rai (2 xã), Đông Hải (2 xã), Phước Long (2 xã), Hồng Dân (8 xã), thị xã Bạc Liêu (1 phường). Tổng giá trị hợp đồng: 600 triệu đồng.
c) Hiệu quả kinh tế-xã hội của mô hình:
- Nâng cao trình độ quản lý điều hành, năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất;
- Phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong xã;
- Tri thức KH&CN được phổ biến trực tiếp đến cơ sở;
- Cư dân nông thôn, miền núi được tiếp cận với CNTT hiện đại, tự tin, tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Thông tin được sử dụng như một yếu tố kinh tế để sáng tạo ra của cải và phúc lợi;
- Trang Web giúp xã tự giới thiệu về tiềm năng, sản phẩm của mình với cộng đồng khác trong và ngoài nước;
- Tạo sự bình đẳng giữa nông thôn và thành thị trong cơ hội tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức cho phát triển .
d) Đánh giá kết quả và tồn tại:
Qua đánh giá chung hoạt động của các điểm thông tin KH&CN trong thời gian qua đã đạt được một số ưu điểm sau :
- Các mô hình tuy mới được triển khai nhưng bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định thông qua việc cung cấp những thông tin TBKT phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của người dân địa phương (đặc biệt thành công ở các xã phía Bắc).
- Ở một số xã có cán bộ năng động, các sản phẩm chủ lực của địa phương đã có cơ hội quảng bá rộng rãi thông qua hình thức trang tin điện tử.
- Mặc dù các chương trình khuyến nông, khuyến công ở huyện/xã đã có hoạt động giới thiệu, cung cấp thông tin đến bà con nông dân, nhưng kênh thông tin này thường bị giới hạn theo một số chương trình nhất định. Nay với các điểm thông tin KH&CN, nguồn tin trở nên phong phú và đa dạng hơn. Người dân có thêm phương tiện để giao lưu trao đổi thông tin nhanh chóng; mở rộng tầm nhìn và được giới thiệu nhiều mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh để tham khảo, học tập kinh nghiệm và ứng dụng vào thực tiễn.
Mặc dù đã khẳng định việc xây dựng các điểm thông tin KH&CN ở cấp xã là cần thiết và chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân trong vùng, tuy nhiên qua kinh nghiệm triển khai ở các tỉnh: bên cạnh những kết quả thành công do mô hình này mang lại, vẫn còn những điểm chưa đánh giá được hiệu quả rõ ràng, đồng thời một số tồn tại và nhược điểm cần được quan tâm để khắc phục:
+ Do tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở cơ sở có những khác biệt, trình độ nhận thức của cán bộ cũng như nhân dân đối với các mô hình hoạt động này không đồng đều vì vậy nếu thiếu sự quan tâm của lãnh đạo huyện, xã thì mô hình sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động và không mang lại những hiệu quả thiết thực cho địa phương mà trực tiếp là bà con nông dân trong vùng.
+ Một số nơi thông tin cung cấp chưa được tổ chức, chọn lọc phổ biến rộng cũng làm hạn chế hiệu quả. Cần có các hình thức như phát phiếu yêu cầu