“Nabanna - Mạng thông tin dành cho phụ nữ nông thôn”2
Tại Ấn Độ có chương trình “Sáng kiến thay đổi” là chương trình thăm dò việc sử dụng các CSDL được chuyển sang ngôn ngữ bản địa với mục đích giáo dục và nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ nghèo ở các vùng nông thôn của bang Bengal, Ấn Độ. Chương trình tập trung vào việc xây dựng một khung mẫu cho việc chia sẻ thông tin, sáng tạo nội dung và phổ biến thông tin off-line. Thông qua sự hợp tác với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), Chương trình “Sáng kiến thay đổi” cho phép cả những người thất học cũng có thể truy cập thông tin và nội dung công nghệ truyền thông (ICT).
2
Jhumpa Ghosh and Jhulan Ghose, “Nabanna – Information Network for Women Rural”, http://www.idrc.ca/en, India, 2004
Đây là mạng lưới có khả năng thúc đẩy tiếp cận thông tin hoặc chia sẻ thông tin và kiến thức.
Theo nhà tổ chức, phụ nữ ở nhiều vùng nông thôn và bán nông thôn Bengal không có mạng lưới thông tin liên lạc địa phương một cách hệ thống, có tổ chức.. Do vậy nhiều phụ nữ nông thôn không biết làm thế nào hoặc không thể tiếp cận, thậm chí với cả những nhu cầu thông tin đơn giản. Vì thế trong thời gian đầu của chương trình phát triển Nabanna, trọng tâm chính là việc sử dụng ICT để cho phép phụ nữ ở Bengal tạo lập mạng thông tin địa phương của họ. Qua đó họ có thể truy cập trực tiếp đến các công cụ mà họ cần, chia sẻ kiến thức và kỹ năng với những người khác. Bằng cách kết hợp các mạng công nghệ và xã hội, Nabanna hoạt động để có được một số lượng lớn các phụ nữ tham gia và cung cấp các thông tin sưu tập ở địa phương, đồng thời phổ biến thông tin và kiến thức.
Hạt nhân ban đầu của Nabanna làm việc tại Baduria, thực hiện giảng dạy một nhóm nòng cốt gồm 60 “đại lý thông tin” để lên kế hoạch và tạo ra nội dung được rà soát từ Internet hoặc từ nguồn địa phương. Sau đó, họ thảo luận và trao đổi với phụ nữ khác thông qua một loạt các phương tiện truyền thông như: máy vi tính, internet, các cuộc gặp gỡ trực tiếp, và một tờ báo in. Mỗi đại lý thông tin thiết lập và quản lý một nhóm thông tin của 10 phụ nữ trong khu phố của riêng mình. Những nhóm này gặp nhau một tuần một lần để thảo luận về các vấn đề tác động lên cuộc sống và cộng đồng của họ (như sinh kế, nông nghiệp, y tế, giáo dục, và các trải nghiệm khác), đánh giá các thông tin và kỹ năng mà họ đã làm chủ và những người mà họ muốn làm quen và phát triển quan hệ.
Đặc biệt để phát triển các kỹ năng, 3 trung tâm công nghệ thông tin đã được thiết lập để dạy các kỹ năng máy tính cơ bản và cách sử dụng MS Office và các ứng dụng xuất bản trên máy tính để bàn (DTP). Họ đã học được cách nhập dữ liệu và tìm kiếm các nội dung trong chương trình Làm giàu, một
xây dựng các mô-đun kiến thức, đó sẽ là một cơ sở dữ liệu thực hành tốt nhất của địa phương để giúp phụ nữ giải quyết vấn đề tại địa phương mình.
Chương trình “Sáng kiến thay đổi” phát triển một công cụ để đánh giá sự tham gia của cư dân nông thôn (PRA), nó yêu cầu người tham gia phải duy trì ghi nhật ký về cuộc sống của họ. Những nhật ký này là một công cụ để đánh giá nhu cầu, và cũng là một phương tiện để giúp chương trình phát triển các mô-đun cho các nhóm chia sẻ thông tin mô tả ở trên. Kết quả của các cuộc thảo luận được ghi nhận và nghiên cứu phát triển với một mục tiêu duy nhất là Làm giàu. Internet cũng đã được sử dụng mạnh trong các dự án để thực
hiện công việc nghiên cứu hoạt động. Trong giai đoạn đầu của dự án, tư vấn nghiên cứu tại Trường Kinh tế Luân đôn và Đại học Công nghệ Queensland đã khuyên các nhà tổ chức nên nghiên cứu thông qua một trang web tương tác.
Các nghiên cứu thực hiện bởi chương trình đã chứng minh rằng việc truy cập vào các công cụ công nghệ thông tin tốt thì có thể làm tăng tốc sự phát triển. Nhưng thực tế thiếu điện và kết nối Internet tại vùng sâu vùng xa ở Ấn Độ làm cho người dân không thể với tới các công nghệ thông tin. Vì vậy, dự án đã phải thay đổi: thay vì tập trung vào các trung tâm truyền thông (telecentres) tĩnh, chương trình bắt đầu sử dụng máy tính xách tay trong làng một cách thường xuyên để phổ biến thông tin. Tiếp sau đó một kiốt thông tin di động có khả năng di chuyển từ làng này sang làng khác đã được triển khai. Điều này lý giải sự ra đời của khái niệm Telecentre on Wheels (TOW) – Trung tâm truyền thông trên những bánh xe. TOW là một xe ba bánh tùy chỉnh được trang bị một tấm thu năng lượng mặt trời và phần cứng cần thiết, chẳng hạn như một máy tính xách tay, máy in, bảng điện, thiết bị cho các nhiếp ảnh kỹ thuật số, v.v…
Sau khi tùy chỉnh và thử nghiệm, TOW đã được chính thức ra mắt vào tháng 11 năm 2007 và đang được thử nghiệm tại 4 thôn, Ghoragacha, Madandanga, Kantabelia, và Teligacha, quận Nadia của Bengal. Một nhân
lực nguồn và các thành viên cộng đồng được lựa chọn từ mỗi làng sẽ được đào tạo để có thể sử dụng TOW và giúp dân làng truy cập thông tin công cộng về y tế và vệ sinh, biết đọc biết viết, giáo dục người lớn, nông nghiệp, nhân quyền, và pháp luật dân sự theo ngôn ngữ địa phương, Bengali. TOW nhằm mục đích phát triển một mô hình tài chính bền vững bằng cách cung cấp dịch vụ ICT kích hoạt khác nhau và giúp phụ nữ địa phương bán các sản phẩm của họ. Sáng kiến này cũng tạo dựng một kho lưu trữ kỹ thuật số về các vấn đề liên quan đến phụ nữ, thanh niên, và sinh kế nông thôn của địa phương, cho phép dân làng truy cập tới các thông tin thích hợp ngay tại cửa nhà của họ.
Một thay đổi lớn khác khi Nabanna được cải tiến trong nhiều năm qua là khái niệm mạng lưới. Đề xuất này mang đến cho không chỉ những người có liên quan với ICT mà cả những phụ nữ tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập khác của Nabanna thành mạng lưới Nabanna. Các nhà tổ chức đang thiết lập một trang web cho tất cả các hoạt động có liên quan đến thông tin về việc tăng quyền lực cho người phụ nữ.
Nabanna là chương trình đoạt giải thưởng Công nghệ thông tin và Khai trương Giới trong thể loại Ủng hộ Cộng đồng hay Cá nhân và Tạo lập mạng lưới.
1.3.2. Mạng thông tin về Phát triển nông nghiệp nông thôn tại Băng la đét3
:
Trung tâm Phát triển nông thôn hội nhập châu Á và Thái Bình Dương (CIRDAP- Central on Integrated Rural Development for Asia and Pacific) đã khởi xướng một mạng lưới thông tin về Phát triển nông thôn (INRD – Information network for Rural Development) vào năm 1992. CIRDAP là một tổ chức liên chính phủ của 11 quốc gia, đặt trụ sở chính tại Bănglađét. Nhiệm vụ của Trung tâm là thúc đẩy hoạt động quốc gia tại các nước thành viên để phát triển khu vực nông thôn và giảm nghèo. Một trong những mục tiêu của nó là phổ biến thông tin để hỗ trợ các chương trình của mình. Để theo đuổi
3
mục tiêu này CIRDAP đã khởi xướng INRD tại Bănglađét, với sự tham gia của 24 thư viện hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn. INRD là một mạng lưới cấu trúc lỏng gồm các thư viện, với CIRDAP đóng vai trò hậu thuẫn. Mục tiêu của INRD là thúc đẩy việc sử dụng và trao đổi thông tin về phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo bằng cách chia sẻ nguồn lực, cải thiện năng lực của các thành viên mạng lưới để thu thập, xử lý và phổ biến thông tin; để hỗ trợ các thành viên mạng lưới sử dụng công nghệ thông tin mới, và giúp đỡ phát triển các kỹ năng của nhân viên thông tin. Một ủy ban hoạt động gồm bảy thành viên có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động mạng. Các thành viên ủy ban được luân chuyển định kỳ để đảm bảo tính khách quan trong các quyết định được đưa ra. Ủy ban làm việc họp theo quý để xem xét lại các hoạt động và lên kế hoạch cho quý tiếp theo. Trong năm đầu tiên hoạt động bao gồm những điều sau đây:
- Chuẩn bị một danh sách các thành viên nắm giữ trọng trách theo định kỳ ;
- Phổ biến thông tin về hoạt động tổ chức như hội thảo và nghiên cứu; - Nâng cấp các kỹ năng chuyên môn thông qua đào tạo;
- Cho phép mượn tài liệu liên thư viện và các thiết bị kèm theo.
Trong thời gian đầu INRD đã xuất bản được ba số của một bản tin có chứa các ấn phẩm của các thành viên mạng lưới. Một định dạng cho báo cáo số liệu đã được chuẩn bị theo các định dạng mẫu do Hiệp hội Thư viện của Bănglađét khuyên dùng. Các dữ liệu nhập vào cơ sở dữ liệu thư mục CIRDAP qua phần mềm CDS/ISIS, được làm sẵn có trên đĩa cứng hoặc như bản sao cứng cho người dùng. Mười một thư viện thường xuyên được cung cấp đầu vào cho cơ sở dữ liệu.
Một số vấn đề quan trọng về tổ chức, hoạt động và tài chính:
- Tổ chức: Hiện tại, CIRDAP có chức năng như là nhà điều phối các
điểm cốt lõi của tổ chức, chịu trách nhiệm chính cho việc duy trì hoạt động mạng. Các thành viên đảm nhiệm vai trò quan sát thụ động hoặc lấy nguồn thu của dịch vụ quay lại đầu tư cho dữ liệu thư mục đầu vào. Sự hình thành của một ủy ban hoạt động với quy định cho phép thay định kỳ các thành viên, hy vọng sẽ làm cho các quyết định của INRD có tính tham gia của các thành viên trong việc thiết kế và phát triển độc lập mạng lưới và đảm bảo một cách tiếp cận tập thể tới mạng lưới.
- Thành viên: Thành viên INRD bao gồm các thư viện làm việc trong lĩnh
vực phát triển nông nghiệp nông thôn và giảm nghèo. Các thư viện này gồm từ cơ quan chính phủ và các Bộ, các tổ chức quốc tế đến địa phương và tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trong một số tổ chức thông tin được coi là quan trọng, còn ở một số tổ chức khác đó là hoạt động ngoại vi. Nhân sự của các mô hình là khác nhau cả chuyên nghiệp đến không chuyên nghiệp.
- Hoạt động : Chương trình làm việc bao gồm các hoạt động mang lại
lợi ích ngay cho các thành viên và người dùng của họ. Cung cấp quyền truy cập vào các bộ sưu tập thư viện của các thành viên mạng lưới. Tất cả các thư viện đã đồng ý cung cấp quyền truy cập vào bộ sưu tập của họ, và phục vụ phôtô bản sao với một khoản phí danh nghĩa.
Nhiều tổ chức có các thành viên mạng lưới được khuyến khích tham gia thực hiện dự án nghiên cứu. Các sáng kiến địa phương, khu vực và quốc tế và những nỗ lực sản xuất các thông tin khác nhau, từ sự kiện căn bản tới các kế hoạch có dẫn chứng như các nghiên cứu khả thi, báo cáo dự án, công trình nghiên cứu, báo cáo thẩm định, v.v… đã được tiến hành. Các thành viên mạng lưới thấy rõ được nhu cầu truy cập vào các tài liệu đó, đã đồng ý chia sẻ tài liệu của tổ chức mình. CIRDAP đối chiếu các thông tin để phổ biến thông qua một bản tin thường xuyên. Khi không có sự tham gia thu thập thông tin của một hệ thống quốc gia thì nỗ lực của INRD để phổ biến nó cho cộng đồng phát triển là một bước tiến quan trọng hướng tới nắm quyền kiểm soát thư mục của tài liệu in quốc gia phi cổ truyền .
Hầu hết những người tham gia mạng lưới đã theo chương trình đào tạo của CIRDAP trong việc sử dụng CDS/ISIS - chương trình phần mềm lưu trữ và truy cập thông tin. CIRDAP cố gắng phát triển một khổ mẫu chuẩn để lưu giữ và trao đổi thông tin, thông qua việc xem xét các khổ mẫu khuyên dùng của Hiệp hội Thư viện Bănglađét. Vì hầu hết các thư viện đang trong giai đoạn đầu của tin học hóa, nên việc thông qua một khổ mẫu vào dữ liệu thống nhất là rất cần thiết. Tin học hóa cũng sẽ tạo điều kiện cho việc hòa nhập các cơ sở dữ liệu của các thành viên mạng lưới, loại bỏ công việc chuẩn bị bản tin để phổ biến thông tin; và tin học hóa sẽ làm giảm nhu cầu bổ sung nhân sự. Mục tiêu của INRD là làm việc theo hướng trao đổi dữ liệu.
- Sự tham gia: Để minh chứng về tính tích cực của INRD, các thành
viên của ủy ban hoạt động thường xuyên tham gia các cuộc họp, nhắc lại cam kết của họ để tiếp tục hoạt động INRD. Tổ chức Phụ Huynh đã cung cấp trang thiết bị cho các cuộc họp. Mười một thư viện đã cung cấp đầu vào cho hai bản tin INRD, được phát hành cho đến nay. Tuy nhiên, trách nhiệm về mạng lưới nên được các tổ chức quốc gia gánh vác, và một cơ quan phối hợp nên được chỉ định để đảm nhận trọng trách này. Vì chia sẻ tài nguyên là điều cần thiết cho sự phát triển của một hệ thống thông tin quốc gia, các thành viên nên tìm kiếm ở bên ngoài nhiều hơn và coi việc kết nối mạng là một phần nhiệm vụ chuyên môn của họ.
- Tài chính : Quy hoạch mạng lưới ban đầu ở Bănglađét có thể không
được thực hiện do thiếu nguồn lực tài chính. INRD đã bắt đầu hoạt động mà không có tài trợ bên ngoài, và được hoạt động với nguồn lực nội bộ, với các thành viên chịu chi phí. Nếu mạng được xem là một phần của các hoạt động của thư viện, một mạng lưới tự lực cánh sinh có thể được xây dựng trên cơ sở chia sẻ chi phí giữa các tổ chức liên kết. Nguồn lực bên ngoài có thể được trưng cầu để mở rộng hoạt động nhưng khi kinh phí dự án chấm dứt thì mạng sẽ phải tiếp tục hoạt động dựa trên chính bản thân mình. Một cách để giải quyết vấn đề hỗ trợ tài chính là mỗi thư viện sẽ thuyết phục tổ chức của mình
dành ra một nguồn cung cấp ngân sách cho mạng. Tiết kiệm chi phí có thể đạt được bằng cách thực hiện một chương trình mua hợp tác sẽ bù đắp cho các chi phí phát sinh về các chương trình mạng.
Kết luận Chương 1
Như vậy, thông tin với vai trò là nhu cầu không thể thiếu của mọi người, mọi tổ chức, mọi quốc gia, cùng với các hoạt động thông tin đi kèm của nó đã khẳng định vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của một đất nước. Đặc biệt, trong hệ thống thông tin KH&CN có mạng lưới thông tin phục vụ nông nghiệp nông thôn với cơ chế trao đổi thông tin nhiều chiều là một đề xuất mới, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng của cư dân nông thôn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Từ kinh nghiệm mạng lưới thông tin phục vụ nông nghiệp nông thôn ở một số nước có đặc điểm tương đồng với Việt Nam, có thể phân tích để thấy một số vấn đề chính còn tồn đọng như sau:
Ở Ấn Độ chương trình được thực hiện với kinh phí của UNESCO nên không mang tính thường xuyên, liên tục và còn dàn trải giữa các vùng nông nghiệp nông thôn trong nước. Kinh phí mới chỉ tập trung vào một số dự án,