Thực trạng mạng lưới thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ hội nhập (Trang 45)

nông thôn ở một số tỉnh phía Bắc từ năm 1990 đến nay:

2.2.2.1. Đặc điểm của nông nghiệp nông thôn các tỉnh phía Bắc:

Theo cách phân chia hiện nay thì miền Bắc Việt Nam, còn được gọi là Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh từ phía bắc tỉnh Thanh Hóa trở ra. Theo các cách phân chia về địa lý và kinh tế thì miền Bắc gồm các tiểu vùng như sau:

Vùng lãnh thổ này miền Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ: Tây Bắc Bộ (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La). Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng Đông Bắc.

Đông Bắc Bộ (bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.)

Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm 10 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.)

Ngoài các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng còn lại các thành phố khác ở các tỉnh đều thuộc loại 2, loại 3, còn lại diện tích chủ yếu ở phía Bắc là các khu vực nông nghiệp nông thôn và miền núi

Về khí hậu, do được trải dài trên nhiều vĩ độ nên Miền Bắc có nhiều vùng khí hậu khác nhau. Tính đa dạng về địa hình và khí hậu đã tạo cho miền Bắc Việt Nam một giới động thực vật phong phú và đa dạng về sinh học.

Quỹ đất của các tỉnh miền Bắc nước ta khá lớn, trong đó có các loại như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dụng, đất dân cư và đất chưa sử dụng. Thế mạnh của miền núi phía bắc Việt Nam là trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và dược liệu quí hiếm, cùng các loại cây công nghiệp khác.

Mật độ dân cư ở khu vực nông nghiệp nông thôn miền Bắc tại vùng đồng bằng khá đông, chủ yếu làm nghề nông, chăn nuôi và các nghề truyền thống, trình độ văn hóa khá. Cư dân chủ yếu là người Kinh với kinh nghiệm và truyền thống thâm canh lúa nước, xen gối vụ các loại hoa mầu, các làng thủ công mỹ nghệ hoạt động vào thời gian nông nhàn.

Về trình độ văn hóa, ở miền Bắc số người mù chữ trong độ tuổi lao động ít nhất cả nước: 9,8% (so cả nước là 16,5%), số lao động có kỹ thuật cao nhất chiếm 14% số người lao động (cả nước là 10% ), số cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 27% trong tổng số của cả nứơc.

Với đặc điểm điều kiện tự nhiên nêu trên, cùng với sự phát triển của đất nước, nhìn chung nông nghiệp nông thôn miền Bắc hiện nay đã có những bước tiến bộ lớn về phát triển kinh tế, nhưng sự phát triển này chưa đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn rất lạc hậu, kém phát triển. Một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sự phát triển này là do vấn đề chưa tiếp cận thông tin KH&CN và áp dụng các TBKT vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi …cũng như vấn đề thị trường.

Như vậy, vấn đề được tiếp cận với những kiến thức khoa học chuyên ngành tiên tiến, thông tin khoa học và công nghệ mới đối với người nông dân miền Bắc là hết sức cấp thiết và có ảnh hưởng sống còn tới sự phát triển của nông nghiệp nông thôn miền Bắc. Để làm được điều này cần phải đẩy mạnh công tác thông tin KH&CN cho nông nghiệp nông thôn, phải có sự chia sẻ, liên kết thông tin đa chiều: theo chiều dọc giữa trung ương và địa phương, theo chiều ngang giữa các tổ chức liên ngành, giữa các địa phương với nhau. Và để thực hiện tốt được mục tiêu này thì cần phải có một chính sách đồng bộ phát triển mạng lưới thông tin, đưa thông tin về với người dân vùng nông thôn để phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nông thôn miền Bắc.

2.2.2.2. Hiện trạng mạng lưới thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn miền Bắc hiện nay: nông thôn miền Bắc hiện nay:

a) Tình hình chung:

Ở nước ta, những chiếc máy tính nối internet tại các điểm bưu điện văn hóa xã đã trở thành quen thuộc, một công cụ cần thiết của nhiều người dân muốn tìm kiếm thông tin. Trước đây, người dân chỉ tiếp cận thông tin qua báo, truyền hình và ra-đi-ô, không thể chủ động tìm kiếm thông tin cần thiết cho mình và mất rất nhiều thời gian. Còn nay, nhờ những chiếc máy vi tính, họ đã có thể tiết kiệm được thời gian cho công việc thường ngày. Với đặc thù hơn 80% dân số sống bằng nghề nông thì việc nối mạng internet đã giúp ích cho người dân rất nhiều.

vào nông thôn đã được triển khai, song kết quả còn khá khiêm tốn. "Phổ cập tin học" là một chương trình được Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh ở nhiều tỉnh, thành cả nước thực hiện nhưng chủ yếu chỉ mới dừng lại ở mức giới thiệu cho thanh niên nông thôn về máy tính và internet. Chương trình "Nông dân điện tử" cũng đã được tổ chức ở nhiều nơi từ lâu đặt mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho nông dân khai thác thông tin, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, song hiện vẫn chỉ là phong trào... thí điểm! Rất nhiều quận, huyện trên cả nước đã lập hẳn trang web riêng đều có phần hỗ trợ nông dân về nuôi trồng, nhưng có nông dân gửi câu hỏi thì hoặc không có hồi âm hoặc phải đợi cả tháng. Ðặc điểm triển khai internet ở nông thôn có nhiều điểm khác biệt so với ở thành thị, người dân chỉ dùng internet khi họ cảm thấy thật sự cần thiết. Trong khi thông tin về nông nghiệp trên các trang internet bằng tiếng Việt quá ít. Do vậy, có xây dựng được kho thông tin cần thiết cho nông dân, việc thu hẹp "khoảng cách số" mới có hiệu quả. Có thể, đó sẽ là những tư liệu, kỹ thuật sản xuất trên mạng để người nông dân vận dụng, giúp lao động được hiệu quả hơn. Có thể, đó cũng sẽ là những kênh quảng bá để các loại nông sản được giới thiệu thương hiệu, hoặc trở thành môi trường giúp phát triển kinh tế nông thôn.

Trong chiến lược phát triển công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT- TT) của Việt Nam đến năm 2020, đề án Phát triển thông tin và truyền thông nông thôn đến năm 2020 đang được Bộ TT&TT gấp rút hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6-2010. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020, người dân ở vùng nông thôn, gồm cả vùng sâu, xa, biên giới và hải đảo sẽ được đảm bảo về hạ tầng thông tin, truyền thông, rút ngắn sự khác biệt và chênh lệch về sử dụng các dịch vụ này giữa nông thôn và thành thị. Cụ thể, 100% xã sẽ có điểm cung cấp các dịch vụ thông tin, truyền thông, như điểm bưu điện văn hoá xã, trung tâm thông tin cộng đồng, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng... 100% số xã có điểm kết nối truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ để cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet băng rộng, phát thanh

truyền hình, thương mại, chính phủ điện tử… Mật độ điện thoại khu vực nông thôn sẽ đạt 50-60%, mật độ thuê bao Internet đạt 30-40% so với mật độ bình quân toàn quốc. Nhằm hoàn thành việc xây dựng các kênh truyền dẫn chuyên biệt phục vụ chính phủ điện tử và thông tin cơ sở 2 chiều, Đề án đặt mục tiêu phấn đấu đưa vào sử dụng Trung tâm dữ liệu điện tử Chính phủ Việt Nam trên Internet; 100% tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có mạng truyền hình hội nghị trực tuyến riêng... Đề án cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 hầu hết người dân và doanh nghiệp sẽ được cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 2-3. Các mục tiêu cụ thể như bảo đảm 100% xã và phần lớn các trung tâm thông tin nông thôn được kết nối với mạng thông tin băng rộng đa dịch vụ; 100% xã, khu tập trung dân cư thuộc 61 huyện nghèo, các xã thuộc Chương trình 135 có Trung tâm thông tin phục vụ cộng đồng; mật độ thuê bao internet khu vực nông thôn đạt 15-20% so với mật độ bình quân toàn quốc...

Như vậy, đây là một trong những đề án quan trọng về hệ thống thông tin đối với khu vực nông nghiệp nông thôn, khi hoàn thành đề án này thì vấn đề hạ tầng cho công tác thông tin KH&CN hầu như đã được giải quyết, vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả...

b) Hoạt động của một số địa phương tiêu biểu miền Bắc trong năm 2009:

(i) Hải Phòng:

Trung tâm Thông tin -Tư liệu KH&CN đã thực hiện tốt nhiều nội dung về công tác thông tin KH&CN:

- Phối hợp với Đài PT-TH Hải Phòng: xây dựng và phát sóng 26 chương trình KHCN và Cuộc sống truyền hình; Chương trình toạ đàm khoa học và công nghệ về an toàn bức xạ hạt nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng;

- Phối hợp với Báo Hải Phòng xây dựng 10 chuyên trang KH&CN, 04 số phụ trương Khoa học và Công nghệ trên báo Hải Phòng.

- Phối hợp với ĐTNCSHCM, Hội nông dân thành phố, Liên minh HTX, Phòng thương mại và công nghiệp tổ chức gần 50 lớp tập huấn, hội thảo khoa học phổ biến, giới thiệu tiến bộ KH&CN, ứng dụng CNTT tập trung cho các doanh nghiệp trên địa bàn, nông dân tại các địa phương.

- Xuất bản và phát hành 13 ấn phẩm thông tin: 5 số Tập san thông tin KHCN&MT, 4 nội san Thông tin khoa học xã hội và nhân văn; 3 Tập san chuyên đề Công nghệ và Phát triển, 02 tổng quan về Nhiên liệu sinh học và Lựa chọn công nghệ cho doanh nghiệp với đối tượng phát hành rộng: cán bộ lãnh đạo các Sở, ban, ngành; các quận, huyện phục vụ là các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; Biên soạn và xuất bản ấn phẩm Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành phố Hải Phòng năm 2008.

- Xử lý, bổ sung, gần 5.000 số báo, tạp chí vào kho tư liệu, phục vụ các đối tượng đến tra cứu, tìm hiểu thông tin 4.805 tài liệu.

(ii) Bắc Giang :

Mô hình thư viện khoa học điện tử với sự hỗ trợ kinh phí của Bộ Khoa học và Công nghệ đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2006 tại huyện Tân Yên đến nay đã phát huy hiệu quả trong việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới bà con nông dân.

Việc duy trì hoạt động thường xuyên của thư viện khoa học điện tử đã giúp hàng nghìn nông dân ở 24 xã, thị trấn của huyện khai thác, tiếp cận được với các kiến thức khoa học để áp dụng vào sản xuất thông qua các bộ phim khoa học, các quy trình kỹ thuật được cung cấp theo nhu cầu. Đến nay, thư viện điện tử Tân Yên đã cung cấp 140 bộ phim khoa học và công nghệ, 422 quy trình kỹ thuật cho các hội viên nông dân và người dân về kỹ thuật trồng lúa và các loại cây rau màu phục vụ chế biến, xuất khẩu như cà chua bi, dưa chuột bao tử, ớt, dưa hấu, bí đỏ; kỹ thuật chiết ghép cây ăn quả; kỹ thuật nuôi cá thâm canh; cách phòng, chống các loại dịch bệnh cho gia súc, gia cầm... Ngoài ra còn cung cấp các thông tin cần thiết khác về bảo vệ sức khoẻ, giáo dục - đào tạo, giá cả thị trường. Hiện thư viện điện tử Tân Yên mở cửa

phục vụ độc giả định kỳ vào các ngày thứ 3 và thứ 5 hằng tuần, ngoài ra người dân có nhu cầu đều được hỗ trợ in sao các băng đĩa về các nội dung khoa học, công nghệ mới, thiết thực cho sản xuất, đời sống. Hằng năm, thư viện được bổ sung tư liệu (phim khoa học và quy trình kỹ thuật) theo định kỳ hai đợt vào tháng 6 và tháng 11, nhờ đó nguồn thông tin dữ liệu được cập nhật khá đầy đủ.

Thư viện điện tử còn tổ chức in ấn, phát hành định kỳ hàng tháng các bản tin khoa học công nghệ, với số lượng hàng trăm bản mỗi số và cấp phát 4 bản/xã cho bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND, cán bộ khuyến nông, chủ tịch hội nông dân và các điểm bưu điện văn hóa xã ở tất cả các xã, thị trấn, đồng thời chọn lọc thông tin để đọc trên hệ thống đài truyền thanh thôn, xã, nhờ đó đã giúp người dân tiếp cận nhanh chóng hơn với các thông tin khoa học, công nghệ thiết thực, hữu ích. Ngoài ra, mô hình còn xây dựng nội dung trang web tại địa chỉ: http://www.bacgiang.gov.vn/skhcn/tanyen, để quảng bá, giới thiệu và phục vụ tra cứu các thông tin cần thiết về tổng quan tình hình phát triển kinh tế-xã hội, tiềm năng và các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của địa phương.

Thời gian tới, để duy trì và nhân rộng hiệu quả hoạt động của mô hình thư viện khoa học điện tử, Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường Tân Yên sẽ tăng cường mang máy chiếu và các thiết bị cung cấp dữ liệu thông tin khoa học công nghệ phục vụ lưu động nhân dân ở cơ sở; đồng thời xúc tiến việc kết nối mạng Internet ở tất cả các xã để duy trì hoạt động của "mạng thư viện khoa học điện tử" đến tận các xã, bảo đảm việc chuyển giao thông tin tiến bộ khoa học công nghệ đến với người dân ngày càng nhanh chóng, thuận tiện hơn.

(iii) Hải Dương:

Sau 5 năm hoạt động, Trung tâm Thông tin Khoa học - Công nghệ và Tin học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương thu được những kết quả nổi bật như sau:

Trung tâm Thông tin khoa học, công nghệ và tin học Hải Dương là cơ quan thường trực và chịu trách nhiệm biên tập, xuất bản và phát hành Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Đến nay, Trung tâm đã xuất bản, phát hành được 30 số Tạp chí với số lượng trên 60.000 bản. Tạp chí được phát hành tới 263 xã, phường, thị trấn, các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, tới nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số cơ quan Trung ương, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh trong cả nước. Ngoài ra Trung tâm còn tổ chức xuất bản và phát hành 120 số Bản tin Kinh tế, Khoa học, Công nghệ và Môi trường với số lượng 18.000 bản phục vụ lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố. Tạp chí và Bản tin được phát hành đúng kỳ, đúng tôn chỉ mục đích, có chất lượng tốt. Các bài, tin của Tạp chí phản ánh kịp thời kết quả nghiên cứu và triển khai áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống, chất lượng các bài viết ngày được nâng cao, hình thức của Tạp chí ngày càng được đổi mới, đẹp và sinh động hơn với hầu hết các bài viết đều có ảnh minh họa. Với chức năng là đơn vị sự nghiệp có thu và tự chủ về tài chính, Trung tâm đã thực hiện giới thiệu kết quả sản xuất, kinh doanh, kết quả ứng dụng một số tiến bộ khoa học ở 38 lượt đơn vị và giới thiệu thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của 02 huyện trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ được xây dựng giữa năm 2008 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/12/2008 với tên miền là: http://www.haiduongdost.gov.vn và chuyên trang về nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn, có tên miền: http://www.haiduongdost.gov.vn/nongnghiep. Trung tâm đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo kỹ thuật, thường trực Ban Biên tập nội dung và xây dựng chuyên trang phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Đến cuối tháng 5/2009 đã có trên 100.000 bạn đọc truy cập vào Website Sở Khoa học và Công nghệ và trên 22.000 lượt bạn đọc truy cập vào chuyên trang nông nghiệp và phát triển nông nghiệp nông thôn. Sau nửa năm chính thức hoạt động đã có trên 600 bài,

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ hội nhập (Trang 45)