phục vụ nông nghiệp nông thôn5:
Từ sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI, nhiều quyết định về sự đổi mới trong xã hội, kinh tế, KH&CN đã được thông qua. Cơ chế quản lý tập trung bao cấp được thay thế bằng cơ chế hạch toán kinh tế, kinh doanh XHCN. Chính sách mở cửa đã tạo tiền đề cho nền kinh tế của ta có thời cơ phát triển và liên lập theo hướng hội nhập với kinh tế các nước trong khu vực và quốc tế. Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, qui mô lớn, nội dung phong phú, tác động hết sức sâu sắc đến mọi lĩnh vực hoạt động và tiến trình phát triển xã hội. Tình hình mới cần phải được thể hiện trong nội dung đổi mới về quan điểm phát triển và cơ chế hoạt động của ngành thông tin.
Thông tin KH&CN cần phải phát huy cho được hai chức năng sau đây: - Thông tin KH&CN cần phải được coi là nguồn lực chung của xã hội, toàn bộ các chi phí của nhà nước cho công tác nghiên cứu KH&CN, thu thập các nguồn tin, triển khai các dự án khoa học… cần được xem là tài sản của xã hội và được phổ biến một cách công khai, dễ dàng. Việc phục vụ thông tin đảm bảo tính thuận tiện cho đông đảo người dùng tin ở các địa phương dù thành thị hay nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, mọi người đều bình đẳng trước quyền truy cập thông tin.
- Thứ hai là, tạo ra công cụ có hiệu quả hỗ trợ việc đánh giá, giám sát và phản biện có khoa học đối với các quá trình điều hành và quản lý các hoạt động, khoa học công nghệ và kinh tế-xã hội, các công trình nghiên cứu KH...
5“ Hiện trạng và định hướng phát triển hoạt động thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin KH&CN lần thứ V.
Để thực hiện hai chức năng nói trên, phải có một quan điểm mới đúng đắn về hoạt động thông tin KH&CN:
- Thông tin KH&CN là nguồn lực của phát triển, là của cải và tài sản của xã hội. Hoạt động thông tin vừa là lĩnh vực hoạt động khoa học, vừa là bộ phận của ngành kinh tế dịch vụ. Theo Nghị định 35-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) "Về công tác quản lý KH&CN", hoạt động thông tin thuộc loại dịch vụ KH&CN. Chỉ thị số 95-CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thì các cơ quan thông tin được phép "thực hiện các dịch vụ thông tin để có thêm kinh phí hoạt động, ngoài phần được cấp từ ngân sách". Rõ ràng, sản phẩm và dịch vụ của ngành thông tin là một dạng hàng hóa đặc biệt với đầy đủ các tiêu thức về giá trị và giá trị sử dụng. Trong một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tính chất hàng hóa của các sản phẩm và dịch vụ thông tin là một tiền đề quan trọng để thông tin gắn liền với sản xuất, trở thành nguồn lực của phát triển xã hội. Tuy nhiên việc kinh doanh loại hàng hóa này cũng phải tuân theo quy luật chung của hàng hóa, tức là chúng ta phải tạo điều kiện thúc đẩy tiêu dùng, bằng cách tạo điều kiện tối đa việc chia sẻ thuận lợi, truy cập, tìm hiểu và mua bán thuận tiện, dễ dàng.
- Cần nhất thể hoá các hoạt động thông tin cả về diện bao quát (khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, thương mại, quản lý), lẫn về chức năng (thư viện, lưu trữ, tư liệu, thông tin và tư vấn). Phải quán triệt nguyên lý hài hòa và thống nhất trong toàn bộ môi trường thông tin.
- Cần từng bước tạo điều kiện để thực hiện quyền tự do và dân chủ trong hoạt động thông tin KH&CN nói chung và KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn nói riêng. Trước mắt, phải có chính sách khuyến khích việc mở rộng và đẩy mạnh công tác thông tin và sử dụng thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn. Để tạo lập các điều kiện cần thiết, phải từng bước thực hiện việc xã hội hoá hoạt động thông tin KH&CN, chuyển dần việc đầu tư cho hoạt động thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn từ vốn
duy nhất được đầu tư từ ngân sách nhà nước sang cho các thành phần ngoài nhà nước sẽ là lời giải hợp lý cho bài toán mất cân đối giữa cung và cầu trong lĩnh vực thông tin KH&CN hiện nay.
- Cần đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin. Kế hoạch hóa hoạt động thông tin phải được thay đổi một cách cơ bản từ nội dung đến phương pháp và cách tổ chức thực hiện. Dần xoá bỏ chế độ và hệ thống cấp phát tài chính và thiết bị-kỹ thuật theo lối bao cấp, thực hiện việc hạch toán kinh tế trong phần dịch vụ thông tin. Bên cạnh các chỉ tiêu sản lượng như hiện có, ví dụ, khối lượng và sản lượng các CSDL, các bản tin đưa ra,... nhất thiết phải đưa thêm chỉ tiêu giá trị vào việc đánh giá chất lượng của các cơ quan thông tin nói chung và đối với từng sản phẩm/dịch vụ thông tin nói riêng. Rõ ràng, lĩnh vực dịch vụ thông tin, phải có chiến lược từng bước thay thế kế hoạch hóa sản phẩm bằng kế hoạch hoá giá trị.
Cho phép các cơ quan thông tin KH&CN được quyền tạo ra vốn, kể cả vốn ngoại tệ theo các nguồn kinh phí từ ngân sách, các khoản thu nhập do hoạt động thông tin mang lại, viện trợ của các tổ chức (chính phủ, phi chính phủ, quốc tế), áp dụng chế độ ưu đãi tín dụng đối với các hoạt động thông tin KH&CN. Tiền thu nhập của các cơ quan thông tin, của cán bộ thông tin (kể cả ngoại tệ) do các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ thông tin đưa lại cần được Nhà nước cho miễn thuế và miễn các khoản đóng góp khác. Cơ quan thông tin được quyền sử dụng tiền thu nhập của mình để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động của cơ quan, đào tạo và cải thiện đời sống cho cán bộ.
Bảng 4. Mức độ khả thi mô hình cung cấp thông tin và đầu tư để trở thành
điểm cung cấp và khai thác thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp tại cơ sở
Mức độ khả thi Ý kiến phỏng vẫn
100% 99%
50% 0%
30% 0%
Bảng 5. Để phát triển hoạt động cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin
KH&CN nói chung và đối với địa bàn nông nghiệp nông thôn miền Bắc nói riêng, theo Ông/Bà cần phải làm gì?
Về hệ thống chính sách:
Đường truyền còn chậm, chưa ổn định, giá thành cao, ảnh hưởng đến việc truy cập và khai thác thông tin. Cần có phần mềm hỗ trợ cho việc chọn lọc, sắp xếp, tìm kiếm và phân loại cũng như chuyển định dạng một số chương trình KH&CN để tích hợp trên hệ thống mạng của tỉnh, giúp cho người truy cập có thể lấy thông tin thuận tiện từ xa qua Internet (Lai Châu)
Về cơ sở vật chất; Hệ thống, mạng lưới
- Đề nghị Bộ KH&CN quan tâm bố trí kinh phí duy trì, cung cấp thông tin mới về KH&CN cho các Sở KH&CN bố trí kinh phí nhân rộng mô hình (Bắc Giang);
- Cần tiếp tục hỗ trợ cho tỉnh trong việc cung cấp các thông tin chuyên đề KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp nông nghiệp nông thôn theo hướng HĐH-CNH (Thái Nguyên);
- Cần đầu tư và triển khai đến cụm một số xã để hiệu quả dự án được bền vững (PGĐ. Nguyễn Mạnh An, Thanh Hóa);
- Đề nghị đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu nông nghiệp, nông nghiệp nông thôn tại Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN tỉnh để làm đầu mối phổ biến và cập nhật thông tin mới (Điện Biên);
- Đề nghị nhân rộng mô hình về các xã. Đầu tư xây dựng trụ sở để đặt điểm khai thác (Lai Châu);
Về chính sách thông tin
- Cần làm rõ cơ chế hoạt động của mô hình trong tương lai (Phan Huy Chi, GĐ. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ KH&CN);
- Cần có sự quan tâm quản lý, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo, cần có cơ chế hoạt động hướng tới lâu dài bền vững (Hải Phòng);
Về cán bộ, nhân lực
- Cần có tổ chức nhân sự độc lập chuyên trách phục vụ cập nhật, khai thác và sử dụng, phố biến thông tin KH&CN và có chế độ kinh phí đảm bảo cho các hoạt động của nó. Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ phụ trách điểm để thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất (Hoàng Nhật Quang, Thái Nguyên);
- Cần có cơ chế hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật giúp các Trung tâm địa phương năng lực tự cập nhật, bổ sung làm giàu thông tin cho mình và tiếp tục nâng cao năng lực phục vụ thông tin tại từng địa phương (Hải Phòng); - Cần có cán bộ chuyên trách để quản lý và khai thác sử dụng mô hình cung cấp thông tin (Lai Châu)
Về cơ chế liên kết, chia sẻ thông tin
- Trong quá trình hoạt động cần có cơ chế trao đổi thông tin đa chiều từ trên xuống, từ dưới lên và trao đổi thông tin theo chiều ngang giữa các địa phương (Hoàng Nhật Quang, Thái Nguyên);
- Cần quan tâm đến vấn đề mở rộng, liên kết mạng trong tương lai (Phan Huy Chi, GĐ. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng);
các tỉnh trong toàn quốc (Hải Phòng)