Công nghiệp công nghệ thông tin
Tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2011 đạt 13,7 tỷ USD, tăng ngoạn mục 79% so với năm 2010.Biểu đồ 2.3: Doanh thu công nghiệp CNTT giai đoạn năm 2008-2011.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh thu ngành công nghệ viễn thông
Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng trưởng cao của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử với doanh thu chiếm tới 82 % tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT. Công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số cũng tăng trưởng nhưng tốc độ chậm lại. Năm 2011, tổng số lao động trong lĩnh vực trên 300.000 lao động, tăng trưởng hơn 50.000 lao động so với năm 2010.
Công nghiệp phần cứng điện tử:
Biểu đồ 2.4: Doanh thu phần cứng-điện tử giai đoạn năm 2008-2011
(Số liệu lấy từ Sách trắng 2012)
-Năm 2011, công nghiệp phần cứng điện tử đạt doanh số trên 11,3 tỷ USD, tăng ngoạn mục 101% so với năm 2010. Nguyên nhân là doanh thu xuất khẩu phần cứng, điện tử tăng đáng kể.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2008-2011
-Điều này thể hiện rõ khi tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và thiết bị viễn thông đạt trên 10,89 tỷ USD tăng trên 92,2% so với năm 2010, và đặc biệt tổng kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu 428 triệu USD. Doanh thu xuất khẩu cao nhất thuộc nhóm mặt hàng điện thoại di động (chiếm 60%).
- Tổng số lao động trong lĩnh vực phần cứng đạt trên 167.000 người.
Công nghệ phần mềm
(Số liệu lấy từ Sách trắng 2012)
Biểu đồ 2.5: Doanh thu phần mềm giai đoạn năm 2008-2011
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên lĩnh vực công nghiệp phần mềm không còn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như trước. Năm 2011, doanh thu công nghiệp phần mềm chỉ đạt 1,17 tỷ USD tăng trưởng khiêm tốn 10%. Nguyên nhân là thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi suy thoái.
Số lao động của lĩnh vực này năm 2011 đạt gần 79.000 và đang có xu hướng chững lại. Năng suất lĩnh vực chỉ đạt 18.855USD/người/năm, tăng không đáng kể. Đặc biệt, do suy thoái kinh tế và tỷ giá USD/VND tăng, nên mức lương bình quân của lĩnh vực phần mềm giảm đi chút ít chỉ đạt 5.034 USD/người/năm.
Công nghiệp nội dung số
Biểu đồ 2.6: Doanh thu phần công nghiệp nội dung số giai đoạn năm 2008- 2011
(Số liệu lấy từ Sách trắng 2012)
Lĩnh vực nội dung số mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, song tốc độ tăng trưởng vẫn rất ấn tượng. Năm 2011, doanh thu lĩnh vực này đạt 1,16 tỷ USD tăng 25% so với năm 2010 thấp hơn so với tăng trưởng năm 2010 là 39%. Sự tăng trưởng này phần nhiều là do doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng và games online vẫn tăng trưởng ổn định. Lĩnh vực nội dung số vẫn thu hút được đông đảo lực lượng lao động với trên 60.000 tăng gần 9.000 lao động trong năm 2011. Đây cũng là lĩnh vực vẫn đạt được tăng trưởng mạnh về năng suất (19.352 USD/người/năm) và mức lương bình quân (5.267 USD/người/năm).
Viễn thông
Biểu đồ 2.7: Doanh thu và cơ cấu DT viễn thông giai đoạn năm 2008-2011
- Năm 2011, do tác động của suy giảm kinh tế và chênh lệch tỷ giá USD/VND, tổng doanh thu viễn thông chỉ gần 7 tỷ USD giảm gần 26% so với năm 2010. Một điều đáng quan tâm là doanh thu dịch vụ di động giảm từ 5,7 tỷ xuống còn 5,4 tỷ USD song vẫn áp đảo trong cơ cấu doanh thu với 77,5%. Trong khi đó, doanh thu dịch vụ cố định và Internet đều tăng với số liệu lần lượt là 361,8 triệu USD (tăng 70%) và 468,12 triệu USD (tăng 20%).
- Trong giai đoạn 2011-2012, thị trường viễn thông không có sự biến động về số lượng nhà cung cấp dịch vụ với số lượng nhà cung cấp thực tế là: 06 (đối với dịch vụ cố định), 07 ( đối với dịch vụ di động) và 50 (đối với dịch vụ Internet). Ngoại trừ 02 thay đổi: EVN sáp nhập vào Viettel và Gtel mua lại thương hiệu Beeline.
Bưu chính
Biểu đồ 2.8: Tổng doanh thu bưu chính giai đoạn năm 2008-2011
- Năm 2011, doanh thu dịch vụ bưu chính đạt trên 246,2 triệu USD tăng 16% so với năm 2010.
- Tính đến tháng 12/2011, cả nước có 38 doanh nghiệp chính thức được cấp giấy phép (tăng 7 doanh nghiệp) và 40 doanh nghiệp xác nhận thông báo hoạt động (tăng 11 doanh nghiệp).
- Về thị phần cung cấp dịch vụ bưu chính: Tổng công ty bưu chính Việt Nam là nhà cung cấp chiếm thị phần lớn nhất với 36,26% tiếp theo là liên doanh DHL-VNPT với 15,43%. Hai nhà cung cấp này tiếp tục bị sụt giảm thị phần doanh thu so với năm 2010.
Bảng 2.2: Tổng sô lao động lĩnh vực bưu chính giai đoạn 2008-2011
Phát thanh truyền hình
- Hệ thống phát thanh, truyền hình đã phát triển mạnh, phủ sóng khắp lãnh thổ và cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú đến người dân trên khắp đất nước với 67 đài phát thanh - truyền hình.
- Dịch vụ truyền hình trả tiền cũng đang phát triển khá nhanh. Truyền hình cáp vẫn là dịch vụ có số lượng nhà cung cấp đông nhất (47) và số thuê bao nhiều nhất (2,5 triệu). Truyền hình số mặt đất với 5 nhà cung cấp và 2 triệu thuê bao trong khi truyền hình số vệ tinh mới chỉ có 3 nhà cung cấp với 500.000 thuê bao.
- VSTV vẫn chiếm áp đảo thị phần thuê bao với 2 loại hình truyền hình số vệ tinh (60%) và truyền hình cáp (48%).