Thực trạng của ngành công nghệ viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình Fama-French để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán ngành Công nghệ viễn thông (Trang 35)

2.2.1. Vị thế trên thế giới:

Việt Nam là nước có sự cải thiện rất đáng kể về vị thế trên bản đồ CNTT- VT thế giới. Trong vài năm qua, ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông Việt

Nam đã có một sự phát triển nhanh chóng vượt bậc với mức phát triển nhanh

hơn mức trung bình toàn cầu.

-Năm 2009, lần đầu tiên Việt Nam có mặt trong Top 10 quốc gia hấp dẫn nhất trong số 50 quốc gia về gia công phần mềm và có tên trong xếp hạng toàn cầu. Năm 2009 cũng là năm đầu tiên Việt Nam ra khỏi Top 10 thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm. Về chỉ số phát triển CNTT, Việt Nam xếp hạng thứ 92/154, tăng 15 bậc so với 5 năm trước. Lĩnh vực viễn thông cũng có sự phát triển vượt bậc, vào năm này viễn thông Việt Nam lọt vào Top 30 thế giới.

- Tính đến năm 2010, cả nước đã có khoảng trên 1.000 doanh nghiệp, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Năm 2010, công nghiệp phần cứng, điện tử cũng đạt doanh số trên 5,6 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2005.Theo báo cáo do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) Việt Nam đã lọt vào nhóm 10 nước có tốc độ phát triển ICT nhanh nhất thế giới. Riêng về lĩnh vực Internet, Việt Nam đứng thứ 3 tại Châu Á và số 1 Đông Nam Á.

-Năm 2011, theo công bố của tập đoàn A.T Kearney, Việt Nam được xếp hạng thứ 8 trong số các nước hấp dẫn nhất về gia công phần mềm. Số lượng doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT tăng nhanh-Định hướng đến năm 2015, Việt Nam sẽ nằm trong số 15 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số và sẽ đứng vị trí số 10 về lĩnh vực này vào năm 2020.

2.2.2. Hiện trạng ngành công nghệ viễn thông Việt Nam:

Công nghiệp công nghệ thông tin

Tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2011 đạt 13,7 tỷ USD, tăng ngoạn mục 79% so với năm 2010.Biểu đồ 2.3: Doanh thu công nghiệp CNTT giai đoạn năm 2008-2011.

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh thu ngành công nghệ viễn thông

Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng trưởng cao của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử với doanh thu chiếm tới 82 % tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT. Công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số cũng tăng trưởng nhưng tốc độ chậm lại. Năm 2011, tổng số lao động trong lĩnh vực trên 300.000 lao động, tăng trưởng hơn 50.000 lao động so với năm 2010.

Công nghiệp phần cứng điện tử:

Biểu đồ 2.4: Doanh thu phần cứng-điện tử giai đoạn năm 2008-2011

(Số liệu lấy từ Sách trắng 2012)

-Năm 2011, công nghiệp phần cứng điện tử đạt doanh số trên 11,3 tỷ USD, tăng ngoạn mục 101% so với năm 2010. Nguyên nhân là doanh thu xuất khẩu phần cứng, điện tử tăng đáng kể.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2008-2011

-Điều này thể hiện rõ khi tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và thiết bị viễn thông đạt trên 10,89 tỷ USD tăng trên 92,2% so với năm 2010, và đặc biệt tổng kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu 428 triệu USD. Doanh thu xuất khẩu cao nhất thuộc nhóm mặt hàng điện thoại di động (chiếm 60%).

- Tổng số lao động trong lĩnh vực phần cứng đạt trên 167.000 người.

Công nghệ phần mềm

(Số liệu lấy từ Sách trắng 2012)

Biểu đồ 2.5: Doanh thu phần mềm giai đoạn năm 2008-2011

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên lĩnh vực công nghiệp phần mềm không còn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như trước. Năm 2011, doanh thu công nghiệp phần mềm chỉ đạt 1,17 tỷ USD tăng trưởng khiêm tốn 10%. Nguyên nhân là thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi suy thoái.

Số lao động của lĩnh vực này năm 2011 đạt gần 79.000 và đang có xu hướng chững lại. Năng suất lĩnh vực chỉ đạt 18.855USD/người/năm, tăng không đáng kể. Đặc biệt, do suy thoái kinh tế và tỷ giá USD/VND tăng, nên mức lương bình quân của lĩnh vực phần mềm giảm đi chút ít chỉ đạt 5.034 USD/người/năm.

Công nghiệp nội dung số

Biểu đồ 2.6: Doanh thu phần công nghiệp nội dung số giai đoạn năm 2008- 2011

(Số liệu lấy từ Sách trắng 2012)

Lĩnh vực nội dung số mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, song tốc độ tăng trưởng vẫn rất ấn tượng. Năm 2011, doanh thu lĩnh vực này đạt 1,16 tỷ USD tăng 25% so với năm 2010 thấp hơn so với tăng trưởng năm 2010 là 39%. Sự tăng trưởng này phần nhiều là do doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng và games online vẫn tăng trưởng ổn định. Lĩnh vực nội dung số vẫn thu hút được đông đảo lực lượng lao động với trên 60.000 tăng gần 9.000 lao động trong năm 2011. Đây cũng là lĩnh vực vẫn đạt được tăng trưởng mạnh về năng suất (19.352 USD/người/năm) và mức lương bình quân (5.267 USD/người/năm).

Viễn thông

Biểu đồ 2.7: Doanh thu và cơ cấu DT viễn thông giai đoạn năm 2008-2011

- Năm 2011, do tác động của suy giảm kinh tế và chênh lệch tỷ giá USD/VND, tổng doanh thu viễn thông chỉ gần 7 tỷ USD giảm gần 26% so với năm 2010. Một điều đáng quan tâm là doanh thu dịch vụ di động giảm từ 5,7 tỷ xuống còn 5,4 tỷ USD song vẫn áp đảo trong cơ cấu doanh thu với 77,5%. Trong khi đó, doanh thu dịch vụ cố định và Internet đều tăng với số liệu lần lượt là 361,8 triệu USD (tăng 70%) và 468,12 triệu USD (tăng 20%).

- Trong giai đoạn 2011-2012, thị trường viễn thông không có sự biến động về số lượng nhà cung cấp dịch vụ với số lượng nhà cung cấp thực tế là: 06 (đối với dịch vụ cố định), 07 ( đối với dịch vụ di động) và 50 (đối với dịch vụ Internet). Ngoại trừ 02 thay đổi: EVN sáp nhập vào Viettel và Gtel mua lại thương hiệu Beeline.

Bưu chính

Biểu đồ 2.8: Tổng doanh thu bưu chính giai đoạn năm 2008-2011

- Năm 2011, doanh thu dịch vụ bưu chính đạt trên 246,2 triệu USD tăng 16% so với năm 2010.

- Tính đến tháng 12/2011, cả nước có 38 doanh nghiệp chính thức được cấp giấy phép (tăng 7 doanh nghiệp) và 40 doanh nghiệp xác nhận thông báo hoạt động (tăng 11 doanh nghiệp).

- Về thị phần cung cấp dịch vụ bưu chính: Tổng công ty bưu chính Việt Nam là nhà cung cấp chiếm thị phần lớn nhất với 36,26% tiếp theo là liên doanh DHL-VNPT với 15,43%. Hai nhà cung cấp này tiếp tục bị sụt giảm thị phần doanh thu so với năm 2010.

Bảng 2.2: Tổng sô lao động lĩnh vực bưu chính giai đoạn 2008-2011

Phát thanh truyền hình

- Hệ thống phát thanh, truyền hình đã phát triển mạnh, phủ sóng khắp lãnh thổ và cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú đến người dân trên khắp đất nước với 67 đài phát thanh - truyền hình.

- Dịch vụ truyền hình trả tiền cũng đang phát triển khá nhanh. Truyền hình cáp vẫn là dịch vụ có số lượng nhà cung cấp đông nhất (47) và số thuê bao nhiều nhất (2,5 triệu). Truyền hình số mặt đất với 5 nhà cung cấp và 2 triệu thuê bao trong khi truyền hình số vệ tinh mới chỉ có 3 nhà cung cấp với 500.000 thuê bao.

- VSTV vẫn chiếm áp đảo thị phần thuê bao với 2 loại hình truyền hình số vệ tinh (60%) và truyền hình cáp (48%).

2.2.3. Phân tích thực trạng cổ phiếu ngành viễn thông hiện nay

Bảng 2.3: Các chỉ số tài chính cơ bản của các công ty ngành CNVT

Mã Vốn hóa thị trường P/E P/B TT Doanh thu EPS (VND) ROA (%) ROE (%) LNST/ DT Nợ/TTS CKV 29,6 4,7 0,4 0,5 1.606 3,4 8,3 0,1 59,1% CMG 363,1 0,0 0,6 0,0 0 0,0 0,0 0,0 65,1% CMT 37,9 9,1 0,4 0,0 582 1,8 3,8 0,0 47,4% ELC 1.087,8 9,4 1,6 0,0 3.173 11,2 18,4 0,2 28,2% FPT 10.896 6,8 1,7 0,0 5.626 10,6 26,3 0,1 50,1% HIG 94,7 0,0 0,3 0,0 0 0,0 0,0 -0,1 38,9% HPT 43,7 4,4 0,5 0,0 1.653 3,1 11,9 0,0 70,7% ITD 49,8 11,0 0,2 0,0 354 0,6 2,1 0,0 50,6% KST 21,0 7,4 0,4 0,1 951 2,9 5,3 0,0 37,0% LTC 22,9 7,3 0,3 0,8 779 1,3 4,7 0,0 67,3% NIS 18,9 114,9 0,6 0,0 55 0,3 0,5 0,0 33,4% ONE 32,0 5,1 0,5 0,0 1.326 4,2 10,3 0,0 63,5% PMT 59,5 0,0 0,7 0,0 0 0,0 0,0 -0,3 13,3% POT 152,4 19,7 0,5 0,0 406 1,2 2,7 0,0 53,8% SAM 994,1 9,3 0,4 0,2 806 3,9 4,6 0,1 13,4% SGT 192,4 0,0 0,4 2,5 0 0,0 0,0 -1,1 79,9% SMT 26,4 4,7 0,7 0,3 1.801 10,5 15,0 0,1 32,0% SRA 4,4 0,0 0,3 0,0 0 0,0 0,0 -23,8 32,2% SRB 19,6 307,5 0,2 0,3 8 0,1 0,1 0,0 0,9% ST8 176,1 4,3 0,8 0,0 3.274 12,3 16,9 0,1 15,8% TLC 17,7 0,0 0,2 0,0 0 0,0 0,0 -0,6 9,0% TST 15,8 0,0 0,2 0,0 0 0,0 0,0 -0,1 49,0% UNI 92,2 6,3 1,0 0,0 1.126 9,0 15,9 0,3 44,8%

VAT 3,3 33,8 0,3 0,0 95 0,4 0,8 0,0 29,6% VIE 8,3 254,2 0,5 0,0 21 0,0 0,2 0,0 80,0% VLA 9,5 3,8 0,7 0,0 2.709 18,0 20,6 0,4 12,9%

VTC 10,4 0,0 0,2 0,2 0 0,0 0,0 0,0 24,4%

Hiện số lượng các doanh nghiệp trong ngành niêm yết trên sàn chứng khoán chiếm khá lớn với 26 công ty trong đó 9 mã niêm yết tại HOSE, có tới 17 mã tại HNX. Do vậy các công ty ngành này có lượng vốn hóa khá nhỏ. Riêng những công ty niêm yết sàn HOSE thì đặc biệt nổi trội về lượng vốn hóa, công ty dẫn đầu là FPT, lượng vốn hóa đạt tới 10.896 tỷ, chiếm chủ yếu lượng vốn hóa của ngành, ELC đứng vị trí thứ hai, nhưng khoảng cách khá khiêm tốn so với vị trí dẫn đầu là 1087.8 tỷ. Tuy nhiên trong ngành vẫn có những doanh nghiệp lớn vẫn chưa được cổ phần hóa như: Tập đoàn bưu chính viễn thông- VNPT, công ty dịch vụ viễn thông- Vinaphone, công ty thông tin di động- VMS, công ty viễn thông quân đội- Viettel,… hứa hẹn đem đến sự sôi động hơn nữa cho ngành CNTT-VT trong tương lai.

Theo BCTC quý 2 năm 2013,có tới 18 công ty đứng yên về mặt doanh thu, 8 công ty có doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ trong đó nổi bật một số doanh nghiệp có mức tăng cao như SGT (+250%), LTC (+80%), CKV (+50%). Các chi phí đầu vào tăng mạnh so với năm 2010 đặc biệt là chi phí lãi vay đã tác động khá lớn tới lợi nhuận khiến có tới hơn 6 công ty có mức lợi nhuận sụt giảm điển hình như SRA( LN ròng/DT -238%), SGT (doanh thu tăng 250%, LN ròng/DT -110%).

-Trong tình hình kinh tế ảm đạm, có những công ty hoạt động không hiệu quả, biểu hiện là không chỉ là không có sự tăng trưởng về doanh thu, thậm chí một

số công ty trong ngành chỉ hòa vốn (ROA, ROE bằng không), nhưng vẫn được nhà đầu tư định giá cao như mã VIE, cho thấy khả năng vực dậy là rất lớn.

Biểu đồ 2.9: ROE của một số ngành quý 2 năm 2013

Mức vốn vay của ngành CNTT-VT trung bình là 40.8% trên tổng tài sản, tỷ lệ này là khá an toàn khi mức lãi vay vẫn đang ở mức khá cao. Tuy nhiên, nó là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số ROE của ngành thấp hơn mặt bằng chung của thị trường.

Từ biểu đồ trên ta thấy mức ROE của lĩnh vự CNTT là 11.9%, viễn thông là 3.6%. Trong khi đó ROE trung bình của sàn HOSE mang tính đại diện cho thị trường là 14.4%. Do phần lớn công ty thuộc ngành này được niêm yết trên HNX, mà chỉ số ROE trung bình của HNX chỉ đạt 6.8%, nên mức ROE trên cũng khá phù hợp. Một số công ty có mức ROE lớn hơn trung bình thị trường chủ yếu thuộc sàn HOSE như: FPT(26.3% ), VLA (20.6), ELC (18.4%), ST8(16,9%),…

Tỷ số ROA của trung bình thị trường là 2.7%, lĩnh vực CNTT vượt trên mức trung bình thị trường, đạt 5.4%, nhưng viễn thông chỉ đạt 1.7% ,vấn đề sử dụng vốn và cải thiện quản lý là yếu tố cần quan tâm hơn nữa ở các công ty này.

Biểu đồ 2.10: P/E của một số ngành quý 2 năm 2013

Tỷ

Chỉ số P/E, của lĩnh lực CNTT lần lượt là 7.3, của viễn thông là 10.9, đều đang ở mức dưới trung bình của thị trường. Có một số công ty hoạt động khá tốt nhưng tỷ số này vẫn bé hơn 10, đây là mức giá khá hấp dẫn. Tuy nhiên vẫn có những công ty đang được định giá rất cao như: SRB( 307.5 lần), VIE( 254,2 lần), NIS(114.9 lần).

Kết luận chương 2:

Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ về thời gian cũng như về chất lượng hoạt động so với thế giới. Qua các giai đoạn thăng trầm, NĐT vẫn chưa tìm được một quy luật , cách đi nào cho con đường đầu tư của mình, họ chịu tác động quá nhiều vào động thái của đám đông. Việc vận dụng các lý thuyết đầu tư hiện đại vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Vì vậy, cần có những công ty chuyên cung cấp các kết quả kiểm định và đo lường các chỉ tiêu về rủi ro và lợi nhuận của chứng khoán. Điều này giúp mang lại thuận lợi cho các NĐT cá nhân( thành phần chủ yếu tham gia hoat động TTCKVN) trong việc đầu tư một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Ngành CNVT theo phân tích là ngành đầy triển vọng, biểu hiện là doanh thu của các lĩnh vực riêng lẻ như công nghiệp CNTT, công nghiệp phần cứng điện tử, công nghiệp nội dung số, bưu chính,…có sự phát triển vượt bậc năm 2011 so với năm 2010. Tuy nhiên vẫn có những công ty hoạt động không hiệu quả trong giai đoạn suy thoái này. Cổ phiếu ngành CNVT thuộc nhóm trung bình khá, vẫn chưa được NĐT định giá cao. Để giúp NĐT có cái nhìn toàn diện hơn về triển vọng khi đầu tư vào ngành CNVT. Tác giả sẽ tiến hành ứng dụng hai mô hình CAPM và FAma-French vào chương sau.

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM VÀ MÔ HÌNH

FAMA-FRENCH VÀO NGÀNH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG

VIỆT NAM 3.1. Phương pháp xử lý số liệu:

Số lượng công ty thuộc ngành công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam:

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2012, có 26 công ty trong ngành tham gia niêm yết trên sàn HOSE và HNX. Nội dung về tên công ty, mã chứng khoán, ngày giao dịch đầu tiên và sàn giao dịch, được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 3.1: Các cổ phiếu được niêm yết trên TTCKVN thuộc ngành CNVT

STT Mã CK Tên Công Ty Ngày GDĐT Sàn giao dịch

1 ADC Công ty cổ phần Mĩ thuật và Truyền thông 24/12/2010 HNX 2 CKV Công ty cổ phần Thương mại Bưu chính viễn thông 11/3/2010 HNX 3 CMG Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC 22/01/2010 HOSE 4 CMT Công ty cổ phần Công nghệ Mạng và Truyền thông 11/3/2010 HOSE

5 ELC Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ điện tử

- Viễn thông 13/10/2010 HOSE

6 FPT Công ty cổ phần FPT 13/12/2006 HOSE

7 ITD Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong 20/12/2011 HOSE 8 KST Công ty cổ phần Viễn thông Tin học Điện tử 29/12/2010 HNX 9 LTC Công ty Cổ phần Điện nhẹ Viễn thông 14/12/2006 HNX 10 NIS Công ty cổ phần Dịch vụ hạ tầng mạng 16/09/2010 HNX 11 ONE Công ty cổ phần Truyền thông số 1 25/06/2008 HNX

12 POT Công ty cổ phần Thiết bị Bưu Điện 20/12/2006 HNX 13 SAM Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM 28/07/2000 HOSE 14 SGT Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn 18/01/2008 HOSE

15 SMT Công ty cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông Sam

Cường 30/07/2010 HNX

16 SRA Công ty cổ phần Sara Việt Nam 18/01/2008 HNX 17 SRB Công ty cổ phần Tập đoàn SARA 17/03/2008 HNX 18 ST8 Công ty cổ phần Siêu Thanh 18/12/2007 HOSE 19 SVT Công ty Cổ phần Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông 5/10/2011 HOSE 20 TLC Công ty cổ phần Viễn thông Thăng Long 28/12/2006 HNX

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình Fama-French để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán ngành Công nghệ viễn thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)