Tại các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình Fama-French để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán ngành Công nghệ viễn thông (Trang 25)

Nghiên cứu ở các nước này cho thấy, việc chạy mô hình hồi qui tuyến tính của mô hình Fa ma French thích hợp hơn mô CAPM. Nhưng tùy vào đặc điểm của tưng nước mà việc áp dụng có thể không được như mong đợi như ở các nước phát triển.

-Tại Ấn Độ, Fama French có thể giải thích và dự đoán được tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán, nhà đầu tư có thể cân nhắc và vận dụng hai mô hình này để việc kinh doanh chứng khoán một cách hiệu quả.

-Nhưng tại H à n Q uố c nghiên cứu cho thấy mô hình Fama French chỉ phù hợp để dự báo tỷ suất sinh lợi trong thị trường chứng khoán trong khoảng thời gian ngắn nhưng không phù hợp trong khoảng thời gian dài. Với

Kết quả Quốc

gia Cách thu thập dữ liệu Tác giả CAPM FF3FM

Mỹ Ba thị trường chứng khoán lớn ở Mỹ: NYSE, AMEX, NASDAQ, ( 1926-2003) Nima Billou (2004) 77% 88% Úc 98% cổ phiếu trên sàn (1981-2005 ) Michael A.O'Brien (2007) 43.90% 73%

Nhật Tất cả cổ phiếu trên sàn TSE (1/2002- 9/2007) Elhaj Mabrouk Walid,Elhaj Mohamed Ahlem(2007) 70.50% 78.20% New Zealand

248 cổ phiếu (1994- 2002) Hadrian Djajadikerta, Gilbert Nartea (2005)

36% 44%

Pháp 341 cổ phiếu ( 7/1984-

khoảng thời gian nghiên cứu là 26.5 năm cho thấy biến thị trường, qui mô và giá trị không giải thích và dự báo được tỷ suất sinh lợi của chứng khoán và danh mục của nó. Thêm vào đó, nhân tố chính ảnh hưởng đến mô hình để giải thích tỷ suất sinh lợi là tính thanh khoản, sự công bố thông tin và sự lan rộng của việc cấp tín dụng.

- Ở Thái Lan, mặc dù mô hình Fa ma French thích hợp hơn mô hình CAPM nhưng mô hình Fama French lại không là lý thuyết tài chính hỗ trợ tốt cho việc giải thích tầm ảnh hưởng của các biến đến tỷ suất sinh lợi. - Còn tại Đài Loan, mô hình Fama French thì chỉ có 2 biến rủi ro thị trường và quy mô là có nghĩa thống kê, còn biến giá trị thì tỏ ra ít có ý nghĩa trong việc giải thích tỷ suất sinh lợi. Do đó, mô hình ba nhân tố Fama French không thể áp dụng hoàn toàn tại thị trường chứng khoán nước này.Thị trường chứng khoán Đài Loan tuy ra đ ời cách đây 47 năm nhưng vẫn là một thị trường còn nông cạn và chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, nên việc đầu tư tiền vào chứng khoán còn tập trung vào một số mục tiêu đặc thù và theo khuynh hướng tâm lý bầy đàn, do đó gây ra bẫy thanh khoản và hiện tượng doanh thu bất thường. Thêm vào đó, do một số chính sách như giới hạn mức biến động giá chứng khoán trong một ngày là 7% hoặc nếu như chỉ số index rớt điểm trầm trọng thì chính phủ sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán để kéo điểm tăng lại. Điều này sẽ làm cho chỉ số index cao tuy nhiên không phản ánh trung thực vị thế của thị trường. Ngoài ra, có hiện tượng “window dressing” ở Đài Loan, các công ty cố gắng làm đẹp Báo cáo tài chính vì thế giá chứng khoán không phản ánh giá trị thực của công ty và có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân, vì thế họ có xu hướng tin vào các phân tích kỹ thuật hơn là phân tích cơ bản và quen với việc mua chứng khoán có giá cao và bán chứng khoán giá thấp.

Bảng 1.2: Kết quả áp dụng mô hình CAPM và Fama French tại các nước đang phát triển Kết quả Quốc gia Cách thu thập dữ liệu Tác giả CAPM FF3FM Ấn Độ 364 cổ phiếu (6/1989-3/1999)

Gregory Connor, Sanjay

Sehgal (2001) 75% 84.22%

Hàn Quốc

868 cổ phiếu (7/1981-12/2007)

Kyong Shik Eom, Jong‐Ho Park (2008)

4.16% 2.52%

Thái Lan 421 cổ phiếu (7/2002-5/2007)

Wasunsakul, Sirina Phuangnark, Jitwatthana Joongpong (2009)

29.47% 62.42%

Đài Loan 90 cổ phiếu

(7/2006- 6/2009) Chun-Wei Huang (2010) 55.80% 69.90%

1.5. Tình hình vận dụng các mô hình dự báo tỷ suất sinh lợi để kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam hiện nay:

Thị trường chứng khoán việt nam đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm từ khi mới ra đời cho đến nay. Ở các nước trên thế giới thì việc định giá trước hết được phải có một mô hình dự báo tỷ suất sinh lợi đáng tin cậy để ước lượng ri trước khi hiện giá các dòng thu nhập tương lai. Tuy nhiên, từ trước đến nay tại Việt Nam vẫn chưa có một mô hình dự báo tỷ suất sinh lợi nào được áp dụng, nguyên nhân là vì thị trường Việt Nam còn non trẻ, còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách kiểm soát của Nhà nước, thị trường vẫn chưa hoạt động thật hiệu quả nên không thể tìm được những nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt đến sự thay đổi tỷ suất sinh lợi, do đó vẫn chưa thể xây dựng một mô hình đáng tin cậy nào. Vì thực tế đó,

nên khi tiến hành định giá chứng khoán, các nhà đầu tư Việt Nam vẫn thường bỏ qua bước dự báo tỷ suất sinh lợi. Điều này dễ dẫn đến các ước tính mang tính chủ quan và không phản ánh hết những thay đổi trong quá khứ của chứng khoán đó. Ngoài ra, các tổ chức định giá đưa ra khuyến nghị đầu tư có thể dễ dàng điều khiển thị trường cho những mục đích riêng thông qua việc định giá dựa những trên tỷ suất sinh lợi khác nhau. Điều này sẽ tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân, do họ tin tưởng vào tính chuyên nghiệp của các tổ chức định giá, khi đó giả cả thị trường sẽ có thể bị thao túng và cổ phiếu không còn ở mức giá trị thực của nó nữa.

- Thị trường Việt Nam hiện vẫn còn có sự tham gia rất động của các nhà đầu tư cá nhân. Trong đó, cách lựa chọn phương pháp đầu tư của từng nhà đầu tư cũng khác nhau, có nhà đầu tư thì chọn đầu tư chứng khoán theo phương pháp phân tích kỹ thuật, một số đầu tư dựa trên tin tức, một số khác thì đầu tư dựa vào tâm lý đám đông và theo các xu hướng thị trường . Cũng có nhà đầu tư tham khảo các phân tích cơ bản của các công ty chứng khoán phát hành đ ể thực hiện kinh doanh. Ưu điểm của phương pháp này có độ rủi ro thấp vì họ rất hiểu và nắm vững hoạt động công ty, sự biến động theo xu hướng chung của nền kinh tế và nếu đầu tư theo trường phái giá trị của Warren Buffet có thể đạt được lợi nhuận rất cao, vì bằng phương pháp phân tích cơ bản có thể phát hiện ra những cổ phiếu tốt được thị trường định giá thấp và khi thị trường nhận ra giá trị thực sự của cổ phiếu này thì giá của nó sẽ tăng cao và nhà đầu tư thu được lợi nhuận lớn.

- Yếu tố đầu tư tâm lý bầy đàn và theo xu hướng của thị trường chứng khoán việt nam cũng có xu hướng giảm trong những năm gần đây, vì các nhà đầu tư nhận ra rằng sẽ rất rủi ro khi những nhà đầu tư chiếm vốn lớn

trên thị trường gặp rủi ro và cũng không dễ để có thông tin chính xác hiện các nhà đầu tư lớn này đang dự định sẽ mua cổ phiếu nào, giá được sẽ được đẩy tới bao nhiêu. Nếu thông tin nhận được quá trễ hay không chính xác thì nhà đầu tư có thể phải chịu thua lỗ.

- Còn đối với phương pháp đầu tư theo phương pháp kỹ thuật thì cũng có nhược điểm là rất dễ bị đánh lừa nếu một nhà đầu tư nào đó đang kiểm soát một cổ phiếu nhất định và thực hiện mua bán để tạo cung ảo, cầu ảo. Các nhà đầu tư khác nếu chỉ dựa vào các chỉ báo kỹ thuật mà không có các phân tích khác thì sẽ lầm tưởng đây là cổ phiếu tốt được nhiều người quan tâm. Thêm vào đó, kiến thức về chứng khoán của các nhà đầu tư còn hạn chế nên việc phân tích các đồ thị gây rất nhiều khó khăn và bất lợi cho các nhà đầu tư. Không những thế, do phân tích kỹ thuật chủ yếu là dùng đồ thị, sử dụng các mô hình và công thức toán học nên việc này sẽ được giao cho máy móc làm sẽ thích hợp hơn con người. Chúng ta cũng thấy lỗ hổng trong phương pháp đầu tư này, việc lập trình cho máy tính tự ra quyết định theo trường phái phân tích kỹ thuật đã tạo ra ra ngày “đen tối” trong lịch sử chứng khoán thế giới, DowJones đã giảm 1000 điểm trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, có tới 60% lệnh đặt mua bán chứng khoán là do máy tính tự động thực hiện và nhiều tổ chức cũng như nhà đầu tư trắng tay vì đã quá tin tưởng vào các mô hình phân tích k ỹ thuật mà không sử dụng các công cụ và biện pháp phân tích khá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Ngoài ra, theo nguồn dữ liệu tổng hợp từ thực tế của các công ty định giá hiện nay thì ta thấy rằng trong các phương pháp định giá theo phân tích cơ bản thì các nhà định giá chủ yếu dựa vào phương pháp định giá giá trên thu nhập (P/E) và giá trên giá trị sổ sách (P/BV). Và nếu việc định giá dựa trên kỹ thuật chiết khấu dòng tiền thì họ chủ yếu dùng phương pháp hiện giá dòng tiền hoạt động (OFCF) và hiện giá dòng tiền vốn cổ phần

(FCFE) kết hợp với việc định giá theo phương pháp P/E và P/BV. Tuy nhiên, chúng rất phụ thuộc vào việc xữ lý và ước đoán các dữ liệu đầu vào, đặc biệt là trong thị trường không hiệu quả, của yếu tố tỷ lệ tăng trưởng của dòng tiền (cả tỷ lệ tăng trưởng và khoảng thời gian tăng trưởng) và ước lượng tỷ lệ chiết khấu. Đến đây, chúng ta lại có nhiều nghi vấn liệu rằng phương pháp định giá theo mô hình chiết khấu dòng tiền và mô hình định giá tương đối có thể là công cụ hữu ích cho nhà đầu tư chứng khoán để kiếm lời hay không .

Kết luận chương 1:

Như vậy Chương 1 đã cho chúng ta những nền tảng lý thuyết về rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Đồng thời Chương 1 cung cấp những lý thuyết về mô hình định giá tài sản vốn CAPM, mô hình ba nhân tố Fam-French, cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố thị trường, quy mô, giá trị lên tỷ suất sinh lợi của chứng khoán. Các nước phát triển cũng như thị trường mới nổi đa số đã áp dụng mô hình CAPM và Fama French để dự báo tỷ suất sinh lợi của chứng khoán và đều khẳng định khả năng áp dụng của 2 mô hình đó và chứng minh rằng các nhân tố phần bù rủi ro thị trường, quy mô và giá trị thực sự có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán.

Thị trường chứng khoán ở Việt Nam vẫn chưa hoạt động có hiệu quả, làm cho nguồn vốn đầu tư thông qua kênh này vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của nền kinh tế, thậm chí là bị lệch hướng. Trong tình hình cả thế giới bị khủng hoảng thì CNVT chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh.

CNVT là một trong những công cụ hỗ trợ, là động lực cho sự phát triển của mọi ngành nghề kinh tế cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, các NĐT vẫn ngần ngại khi đầu tư vào ngành CNVT, mức tín nhiệm của NĐT vào cổ phiếu CNVT luôn ở mức dưới trung bình. Một trong những nguyên nhân là do NĐT vẫn thiếu đi một công cụ để ước lượng tỷ suất sinh lợi, sự thiếu chuyên nghiệp trong đầu tư đã làm cho tình hình thực tế chứng khoán ngành vẫn không phản ánh đúng tiềm năng của ngành, kéo theo sự ảm đạm ngày càng kéo dài là một hậu quả đáng tiếc.

Đây là cơ sở để tác giả thực hiện kiểm định tính hiệu quả hai mô hình của lý thuyết đầu tư hiện đại ( CAPM và Fama-French) vào thị trường chứng khoán Việt Nam, mà cụ thể là các chứng khoán ngành công nghệ viễn thông.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG

NGHỆ VIỄN THÔNG 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Quá trình ra đời

- Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời.

Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996.

- Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000 với hai chứng khoán đầu tiên là REE và SAM.

- Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).

- Sau 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, TTGDCK TPHCM đã chính thức được chính phủ ký Quyết định số 599/QĐ- TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán (SGDCK) TPHCM và chính thức khai trương vao ngày 08/08/2007

2.1.2. Thực trạng TTCK Việt Nam trong những năm qua:

Trong những năm 2006-2007, TTCK Việt Nam phát triển khá mạnh. Cả hai chỉ số VnIndex và HnxIndex đều đã đạt đỉnh vào đầu năm 2007 với các mức lần lượt là 1.158,3 điểm và 459,4 điểm. Giai đoạn tiếp theo, do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những bất ổn từ kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường đi xuống mạnh trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009. Những dấu hiệu phục hồi được xác lập vào nửa cuối của năm 2009 với mức tăng khá cả về chỉ số cũng như khối lượng giao dịch, nhưng sau đó thị trường trở lại với sự giằng co với xu thế giảm trong suốt năm 2010 và giảm mạnh trong 2011.

Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2011 bao gồm:

TTCK sụt giảm mạnh, thậm chí thiết lập mức đáy lịch sử mới. Tính chung cả

năm 2011, chỉ số VnIndex và HnxIndex giảm lần lượt 27,6% (từ mức 485,97 điểm xuống còn 351,6 điểm) và 49,9% (từ mức 113,4 điểm xuống còn 56,8 điểm) so với đầu năm. Giá trị vốn hóa của TTCK chỉ còn tương đương hơn 20% GDP. Nhiều công ty chứng khoán thua lỗ và thậm chí đã có một số công ty lâm vào tình trạng mất thanh khoản. Tính đến 9/2011, 65 CTCK thua lỗ và 71 CTCK có lỗ lũy kế. Nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây đã hầu như không quan tâm đến TTCK Việt Nam (http://vietnameconomicforum.org)

Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2012 bao gồm:

Ngay từ những tháng đầu năm, VN-Index đã tăng gần 40%, HNX-Index tăng 44% so với cuối năm 2011, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức tăng ấn tượng trên thế giới.Tuy nhiên, sang đến tháng 6/2012, khi những bất ổn kinh tế phát sinh, chứng khoán Việt Nam rơi vào giai đoạn khó khăn. Đỉnh điểm là trong tháng 8/2012, sau biến

cố liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, cổ phiếu ngành ngân hàng liên tục ép sàn đẩy thị trường lao dốc không phanh. Chỉ trong vòng 6 ngày sau biến cố, chỉ số giá chứng khoán trên HOSE giảm tới 11,8% và trên sàn Hà Nội giảm tới 15,4%. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên trong năm 2012 đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.

Biểu đồ 2.1: Chỉ số Vn-Index và khối lượng giao dịch

2.2. Thực trạng của ngành công nghệ viễn thông Việt Nam: 2.2.1. Vị thế trên thế giới: 2.2.1. Vị thế trên thế giới:

Việt Nam là nước có sự cải thiện rất đáng kể về vị thế trên bản đồ CNTT-

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình Fama-French để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán ngành Công nghệ viễn thông (Trang 25)