Hiện nay khu di tích Tháp Bà còn lại năm công trình kiến trúc ở hai mặt bằng : Khu nằm Mandapa – tiền đình và Khu đền tháp.
Vật liệu xây dựng khu di tích Tháp Bà chủ yếu là gạch nung. Đá không nhiều, chỉ thấy ở các cột nơi tiền sảnh, các mi cửa và các phù điêu trang trí.
Mandapa – Tiền đình
‘‘Không chỉ lớn nhất, đặc biệt nhất, tiêu biểu nhất, nhà cột Pô Nagar còn là kiến trúc Mandapa duy nhất của kiến trúc cổ Chămpa còn để lại nhiều dấu tích nguyên vẹn nhất’’.
Trên một nền gạch hình chữ nhật xây cao hơn 1 mét, chiều dài 20,3m, chiều rộng 13,97m, có bốn hàng cột hình bát giác song song (gồm 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ phía ngoài), chạy dài theo hướng Đông Tây. Cột lớn cao 4,98m, cột nhỏ cao 2,97m, có đường kính trung bình 0,9m và mỗi cạnh bát giác rộng 0,75m. Trên mỗi cột lớn, tương ứng với chiều cao của mỗi cột nhỏ đều có ‘‘lỗ mộng’’ hình chữ nhật không sâu lắm.
22
Các tháp Chăm ở đây được xây dựng theo bản đồ hình vuông, với ba phần: đế, thân, mái. Mỗi tháp đều có bốn cửa ở bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Ba cửa ở hướng tây, nam, bắc chỉ là những ô cửa giả, được xây bịt kín. Riêng cửa phía đông được mở ra và kéo dài như một tiền sảnh.
Tháp Đông Bắc (Tháp chính)
Là tháp lớn nhất trong số các tháp Chăm tồn tại ở Việt Nam. Tháp được xây dựng bằng gạch nung, cao 23,3m. Riêng phần đế tháp được xây hẳn lên trên mặt đất và có chiều cao là 1,25m.Trên thân tháp, mỗi mặt được trang trí bằng 5 hàng trụ áp tường thẳng đứng, chạy dọc song song nhau, tạo dáng vẻ vững chắc và bề thế cho công trình kiến trúc. Trê hệ mái, có 3 tầng mái thu nhỏ dần về phía trên, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới.
Tháp Nam
Tháp Nam đứng giữa tháp chính và tháp Đông Nam, tháp cao 18 mét gồm hai tầng: thân và mái. Tháp cũng có bình đồ hình vuông và cửa ra vào cấu trúc dạng tiền sảnh, phần đế và phần thân của tháp vẫn được xây theo mô típ tháp Chăm truyền thống song phần mái được xây dựng thu gọn lại thành một tầng chóp, kéo dài lên phía trên, có dạng giống “củ hành tây” trông rất lạ mắt.
Tháp Đông Nam
Ngôi tháp nhỏ nhất của khu di tích này, đứng ở vị trí thứ ba, hàng đầu, bên cạnh tháp Nam. Tháp xây đơn giản, cao 7,1m, thân hình chữ nhật, gồm ba mặt tường xung quanh và tiền sảnh quay về hướng đông. Xung quanh tháp và mái không có trang trí cột
ốp, cửa giả và các cong vật thiêng bằng đá. Mái xây hình yên ngựa, theo hướng Đông Nam. Hai bên đầu hồi hình lá đề. Toàn bộ ngôi tháp nhìn từ xa vào giống ngôi nhà có mái hình thuyền. Hình dáng bên ngoài đã hư hại nhiều. Tháp là nơi người Việt thờ ông bà Tiều - cha mẹ nuôi bà Thiên Y Ana.
23
Tháp Tây bắc nằm sau lưng tháp chính, có chiều cao 9,1m. Đây là công trình tương đối còn nguyên vẹn nhất so với ba tháp thuộc khu di tích này. Tháp chỉ có một tầng mái và cong mô phỏng hình chiếc thuyền. Theo bia ký và kết quả khảo cổ học, tháp Tây Bắc có niên đại xây dựng năm 813 song đã được trùng tu nhiều lần và có niên đại cuối cùng khoảng thế kỷ XIII – XIV.