Thành phần hóa học của thức ăn trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức bổ sung lá dâm bụt (hibiscus rosa sinensis) lên quá trình sinh khí mêtan (ch4) bằng phương pháp in vitro (Trang 44)

Bảng 4.1: Thành phần hóa học thức ăn trong thí nghiệm (%DM)

STT Thực liệu DM OM NDF Ash CP Tanin 1 Cỏ voi 18,1 90,3 54 9,70 9,75 -

2 TĂHH 78,1 - - - 15 -

3 Dâm bụt 18,8 87,7 27,8 12,3 16,4 9,02

Ghi chú: TĂHH là thức ăn hỗn hợp bổ sung trong khẩu phần.

Qua bảng 4.1 cho thấy, cỏ voi có phần trăm DM và phần trăm CP là 18,1% và 9,75% thấp hơn so với kết quả của Trƣơng Văn Hiểu (2014) có DM và CP là 18,4% và 10,2% và cũng thấp hơn kết quả của Gohl (1998) có DM và CP là 19,5% và 9,7%. Phần trăm OM của cỏ voi là 90,3% thấp hơn kết quả của Trƣơng Văn Hiểu (2014) có OM là 90,4%. Phần trăm NDF và Ash của thí nghiệm là 54% và 9,75% cao hơn kết quả của Trƣơng Văn Hiểu (2014) có phần trăm NDF và Ash là 53,3% và 9,63%.

Thức ăn hỗn hợp dùng trong thí nghiệm là thức ăn Hi-pro dạng viên dùng cho bò thịt của công ty Tidaphaco, thành phần hóa học nhƣ nguồn của nhà sản xuất.

Lá dâm bụt phân tích đƣợc có phần trăm tanin là 9,02% cao hơn so với kết quả của Ayeni và Yahaya (2010) có phần trăm tanin là 8,40%.

Phần trăm DM của lá dâm bụt là 18,8% cao hơn kết quả của Viện nghiên cứu quốc gia (1995) có DM là 18,5%. Phần trăm CP lá dâm bụt là 16,4% thấp hơn so với kết quả Viện Chăn nuôi quốc gia có phần trăn CP là 18,37% và cũng thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Xuân Bả (2006) có phần trăm DM và CP là 20,9% và 18,7%. Phần trăm NDF và Ash của lá dâm bụt là 27,8% và 12,3% cao hơn so với kết quả của Nguyễn Xuân Bả (2006) có phần trăm NDF và Ash là 22,5% và 12,0%.

Qua bảng thành phần hóa học thức ăn trong thí nghiệm cho thấy, kết quả có sự chênh lệch so với các kết quả nghiên cứu trƣớc đó, nhƣng sự chênh lệch này là không quá lớn đó có thể là do tuổi, giống cây trồng, mùa vụ và đặc điểm đất trồng của thức ăn làm thí nghiệm khác nhau.

Trang 34

4.2 Thí nghiệm in vitro

Bảng 4.2:Ảnh hƣởng của lá dâm bụt lên sự sinh khí (ml/gDM)

NT ĐC BD 5% DB 10% DB 15% DB 20% P SEM 24 giờ 107,00a 106,60a 106,80a 83,00b 79,00b 0,01 1,256

Các chữ cái a, b, c khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). NT: Nghiệm thức, ĐC: đối chứng, DB: dâm bụt

Hình 4.1 Biểu đồ biểu thị lƣợng khí sinh ra thời điểm 24 giờ

Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy, khi bổ sung các mức độ lá dâm bụt khác nhau vào khẩu phần thì tổng lƣợng khí sinh ra chỉ khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nghiệm thức dâm bụt 15% và 20%. Kết quả này phù hợp với kết quả của Trần Thị Thúy (2012) khi bổ sung bánh dầu bông vải chứa tanin vào khẩu phần làm giảm lƣợng khí mêtan sinh ra và cũng phù hợp với kết quả của Getachew (2008) và Carulla (2005) khi bổ sung tanin vào khẩu phần làm giảm khí mêtan sinh ra. Kết quả thí nghiệm cũng phù hợp với nhận định của Hồ Quảng Đồ (2014) khi bổ sung các mức tanin từ 4–8% thì làm giảm lƣợng khí mêtan sinh ra.

Trang 35

Ở mức độ bổ sung lá dâm bụt 5–10% vào khẩu phần thì thể tích khí đo đƣợc ở thời điểm 24 giờ không khác biệt. Do tƣơng tác giữa tỉ lệ đạm và mức độ tanin từ 0-2% thì tổng lƣợng khí sinh ra không khác biệt nhiều, bắt đầu từ mức tanin từ 4-8% thì sự khác biệt bắt đầu có ý nghĩa (Peter J. Van Soest, 1983 và Carulla, 2005). Nhƣng khi tăng mức độ lá dâm bụt lên 15- 20% thì lƣợng khí bắt đầu giảm rõ rệt sau 24 giờ ủ so với các nghiệm thức trong thí nghiệm.

Bổ sung 15-20% lá dâm bụt vào khẩu phần cho kết quả sinh khí thấp nhất có thể ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi gia súc nhai lại đặc biệt là dê và cừu, góp phần làm giảm lƣợng khí sinh ra từ sự lên men dạ cỏ gia súc nhai lại.

Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của lá dâm bụt lên pH và tỷ lệ tiêu hóa (%)

Nghiệm thức pH trƣớc khi ủ pH sau khi ủ DMD 24h

ĐC 7,76 7,67 67,84a DB 5% 7,50 7,63 66,85a DB 10% 7,67 7,76 67,22a DB 15% 7,74 7,64 59,40b DB 20% 7,61 7,68 57,49c P 0,859 0,986 0,000 SEM 0,182 0,142 0,338

Các chữ cái a, b, c khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) ĐC: đối chứng, DB: dâm bụt

Trang 36

Hình 4,2 Biểu đồ biểu thị ảnh hƣởng của lá dâm bụt lên pH và tỷ lệ tiêu hóa Qua bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy, khi bổ sung các mức độ lá dâm bụt khác nhau 0%, 5%, 10%, 15% và 20% vào khẩu phần thì pH khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), dao động từ 7,6–7,7. Với giá trị pH này nhận thấy phù hợp đảm bảo điều kiện cho vi sinh vật trong dạ cỏ phát triển và hoạt động bình thƣờng. Kết quả này phù hợp với nhận định của Trần Thị Thúy (2012), Peter J. Van Soest (1983) và Carulla (2005) khi bổ sung tanin vào khẩu phần thì pH không khác biệt giữa các nghiệm thức.

Qua bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy, khi tăng mức độ bổ sung lá dâm bụt thì tiêu hóa DM có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), ở mức độ dâm bụt từ 0-10% thì sự thay đổi không ý nghĩa, nhƣng khi tăng mức độ bổ sung lá dâm bụt lên 15-20% thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Khi bổ sung lá dâm bụt từ 15-20% làm giảm tỷ lệ tiêu hóa là do tăng mức độ tanin làm giảm lƣợng protein hòa tan ở dạ cỏ, giảm hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ nên làm giảm khả năng sinh khí mêtan (Võ Phƣơng Ghil, 2011; Trần Thị Thúy, 2012), đồng thời thức ăn trong dạ cỏ thoát khỏi sự tiêu hóa vi sinh vật trong dạ cỏ sẽ đi đến tiêu hóa ở ruột non. Khi thức ăn đến ruột non xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học thì khi đó CH4 sinh ra thấp hơn ở dạ cỏ.

Trang 37

Chính vì tiêu hóa ở ruột non nên làm giảm khả năng sinh khí mêtan (Trần Thị Thúy, 2012).

Tỷ lệ tiêu hóa in vitro có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng tiêu hóa của con vật bằng phƣơng pháp in vivo, do kỹ thuật in vitro có khả năng dự đoán tỷ lệ tiêu hóa in vivo (Tilley and Terry). Kết quả thí nghiệm là tiền đề vững chắc để tiến hành thí nghiệm nuôi dƣỡng trên gia súc nhai lại.

Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của các mức bổ sung lá dâm bụt đến hàm lƣợng khí mêtan thời điểm 24 giờ. Nghiệm thức %CH4 ml CH4/gDM ml CH4/gDMD ĐC 18,18a 4,86a 3,30a DB 5% 18,18a 4,84a 3,23a DB 10% 18,13a 4,84a 3,25a DB 15% 16,86b 3,50b 2,08b DB 20% 15,99c 3,16c 1,81c P 0,001 0,001 0,001 SEM 0,082 0,059 0,035

Các chữ cái a, b, c khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

ĐC: đối chứng, DB: dâm bụt

Trang 38

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của lá dâm bụt lên sự sinh khí CH4 Qua bảng 4.4 và hình 4.5 cho thấy, khi bổ sung lá dâm bụt ở các mức độ 0%, 5%, 10%, 15% và 20% vào khẩu phần thì nồng độ phần trăm CH4 giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05), ml CH4/gDM giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05) và ml CH4/gDMD cũng giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Khi tăng dần mức độ bổ sung lá dâm bụt thì lƣợng khí CH4 có xu hƣớng giảm dần sau 24 giờ ủ. Ở các mức độ lá dâm bụt từ 0-10% cho thấy nồng độ %CH4, ml CH4/gDM và ml CH4/gDMD không có sự khác biệt nhiều, nhƣng khi tăng mức độ lá dâm bụt lên 15-20% thì sự khác biệt bắt đầu có ý nghĩa, nhân tố đạm bắt đầu bị ảnh hƣởng và điều này ảnh hƣởng đến nồng độ CH4.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trƣơng Văn Hiểu (2014) khi bổ sung 20% ngọn lá khoai mì trong khẩu phần cơ bản cỏ voi nuôi bò đã làm giảm phát thải khí mêtan trên bò. Kết quả này phù hợp với kết quả của Getachew et al., (2008) và cũng phù hợp với nghiên cứu của Carulla (2005) khi bổ sung tanin vào khẩu phần sẽ làm giảm khí mêtan sinh ra. Kết quả thí nghiệm cũng phù hợp với nhận định của Hồ Quảng Đồ (2014) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại thức ăn bổ sung đạm đến sự sinh khí mêtan.

Trang 39

Điều này có thể giải thích khi bổ sung protein có khả năng hòa tan thấp ở dạ cỏ vào khẩu phần đã làm giảm lƣợng protein hòa tan và tiêu hóa ở dạ cỏ (Preston, 1971) dẫn đến tăng lƣợng ăn vào, tăng tỷ lệ tiêu hóa, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn do quá trình tiêu hóa ở dạ múi khế và ruột non làm giảm lƣợng khí mêtan sinh ra, dẫn đến năng lƣợng sử dụng cho quá trình tăng trƣởng thay vì dùng cho quá trình hình thành khí mêtan (Preston và ctv., 2013) Qua kết quả trên, nhận thấy kết quả thí nghiệm in vitro là cơ sở vững chắc để tiến hành thí nghiệm in vivo, bổ sung các mức lá dâm bụt vào khẩu phần cơ bản giàu xơ, nghèo dinh dƣỡng cho gia súc nhai lại. Từ đó, có thể ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi góp phần làm giảm lƣợng phát thải khí mêtan từ chăn nuôi gia súc nhai lại và nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngƣời chăn nuôi.

Trang 40

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Khi bổ sung các mức lá dâm bụt 5%, 10%, 15% và 20% vào khẩu phần thì tổng lƣợng khí sinh ra giảm dần so với nghiệm thức đối chứng, %CH4, ml CH4/gDM và ml CH4/gDMD có xu hƣớng giảm dần.

pH khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), dao động từ 7,6-7,7 phù hợp đảm bảo điều kiện cho vi sinh vật trong dạ cỏ phát triển và hoạt động bình thƣờng.

Ở mức độ lá dâm bụt từ 0-10% thì tiêu hóa DM thay đổi không ý nghĩa, nhƣng khi tăng mức độ bổ sung lên 15-20% thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

5.2 Đề nghị

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, đề nghị tiếp tục tiến hành thí nghiệm in vitro bổ sung thêm các mức lá dâm bụt để khẳng định kết quả một lần nữa trƣớc khi đƣa vào ứng dụng quy trình nuôi dƣỡng trong thực tế sản xuất.

Nhận thấy kết quả thí nghiệm là cơ sở vững chắc để tiến hành thí nghiệm

in vivo bổ sung lá dâm bụt vào khẩu phần cho gia súc nhai lại. Từ đó có thể

ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi góp phần làm giảm lƣợng phát thải khí mêtan từ chăn nuôi gia súc nhai lại.

Dâm bụt là loại cây thân bụi dễ trồng và đƣợc trồng phổ biến ở nhiều nơi trên nƣớc ta, nếu đƣợc khai thác tốt sẽ trở thành nguồn thức ăn tiềm năng bổ sung vào khẩu phần cơ bản giàu xơ, nghèo dinh dƣỡng cho gia súc nhai lại. Góp phần phát triển chăn nuôi theo hƣớng bền vững, làm đa dạng hơn nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại, nâng cao năng suất vật nuôi và hiệu quả kinh tế cho ngƣời chăn nuôi.

Trang 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Bùi Thế Hiển (2011). “Ảnh hưởng của axit tannic lên sự sinh khí mêtan bằng phương pháp in vitro và bước đầu thiết kế dụng cụ thu khí trong

dạ cỏ của bò”. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

2. Hồ Quảng Đồ (2014). “Ảnh hưởng của các loại thức ăn bổ sung đạm đến sự sản sinh khí metan bằng phương pháp in vitro và khả năng tăng

trưởng của bò lai Sind”. Tạp chí khoa học, Trƣờng Đại học Cần Thơ.

3. Huỳnh Hoàng Thi (2012). “Ảnh hưởng các mức độ thay thế cỏ lông tây (Bracharia multica) bằng lá bìm bìm (perculia turpethum) và đậu lá nhỏ (psophocarpus scandens) đến sự sinh khí CH4 và CO2 ở in vitro, tiêu hóa dưỡng chất ở in vitro, các thông số dịch dạ cỏ và tích lũy đạm

của cừu tăng trưởng”. Luận văn tốt nghiệp cao học. Đại học Cần Thơ.

4. Lê Đức Ngoan (2006). “Thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ

miền Trung”. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2006.

5. Lƣu Hữu Mãnh (2013). “Giáo trình dinh dưỡng gia súc”. NXB Đại học Cần Thơ.

6. Nguyễn Văn Thu (2010). “Giáo trình Chăn nuôi gia súc nhai lại”. NXB Đại học Cần Thơ.

7. Nguyễn Xuân Trạch (2003). “Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

8. Phan Văn Thái (2013). “Ảnh hưởng của sự bổ sung thức ăn lên sự sản xuất khí mêtan và khí cacbonic ở thí nghiệm in vitro”. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

9. Thạch Tăng Ly (2013). “Ảnh hưởng của kích cỡ thức ăn lên tỷ lệ tiêu

hóa dưỡng chất và quá trình sinh khí in vitro”. Luận văn tốt nghiệp đại

học. Đại học Cần Thơ.

10.Trần Thị Đẹp (2012). “Bước đầu khảo sát sự tiêu hóa và sinh khí ở in vitro của một số thức ăn và khẩu phần cơ bản của gia súc nhai lại ở

ĐB Sông Cửu Long”. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

11. Trƣơng Văn Hiểu (2014). “Ảnh hưởng của ngọn lá khoai mì (Manihot esculenta crantz) trong khẩu phần lên tỉ lệ tiêu hóa và sinh khí mêtan

của bò lai Sind”. Tạp chí khoa học Trƣờng Đại học Cần Thơ

12.Vũ Thị Thƣ, Đoàn Hùng Tiến và cộng sự, (2001). “Các hợp chất hóa học có trong chè và một số phương pháp phân tích thông dụng trong

Trang 42

13.Viện Chăn nuôi quốc gia (1995). “Thành phần và giá trị dinh dưỡng

thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam”. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

1. Das TK, Banerjee D, Chakraborty D, Pakhira MC, Shrivastava B and Kuhad RC (2012), “Saponin: Role in Animal system”, Vet.World, pp:248-254.

2. George Francis (2002), “The biological action of saponins in animal systems”, British Journal of Nutrition, pp: 587–605.

3. Jayanegara, G.Goel, H.P.S Makkar and K. Becker (2010). “Reduction in mêtan emissions from ruminants by plant secondary metabolites:

Effects of Polyphenols and Saponins”, Food and Agriculture

Organnization of the United Nations, Rome, 2010, pp: 151-157.

4. K. E. Ayeni and Yahaya S, A (2010), “Phytochemical screening of three medicinal plants neem leaf (Azadirachta indica), Hibiscus leaf (Hibiscus rosasinensis) and spear grass leaf (Imperata cylindrical)”.

Continental J. Pharmaceutical Sciences.

5. Mohamed Z.M. Salem (2014). “Studies on biological activities and

phytochemicals composition of Hibiscus species”, Life Science Journal

2014.

6. Prof. Dr. Markus Rodehutscord (2012). “Effects of monensin and tanin extract supplementation on mêtan production and other criteria of

rumen fermentation in vitroand in long-term studies with sheep”,

Universität Hohenheim.

7. Reena Patel (2012). “Study of Secondery Metabolites and Antioxidant Properties of Leaves, Stem and Root among Hibicus Rose-Sinensis cultivars”, Asian J. Exp. Biol. Scl, pp: 719-725.

Trang 43 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Lá dâm bụt Hình 4. Thức ăn hỗn hợp Hình 3. Thức ăn hỗn hợp Hình 2 .Cỏ voi

Trang 44

PHỤ CHƢƠNG

————— 11/19/2014 1:46:31 PM ————————————————— ———

General Linear Model: V3h (ml), V6h (ml), ... versus Nghiệm thức

Factor Type Levels Values

Nghiệm thức fixed 5 Dâm bụt 10%, Dâm bụt 15%, Dâm bụt 20%, Dâm bụt 5%,

Analysis of Variance for V24h (ml), using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

Nghiệm thức 4 4034.2 4034.2 1008.6 127.67 0.000 Error 20 158.0 158.0 7.9

Total 24 4192.2

S = 2.81069 R-Sq = 96.23% R-Sq(adj) = 95.48%

Expected Mean Squares, using Adjusted SS Expected Mean

Square for Source Each Term 1 Nghiệm thức (2) + Q[1] 2 Error (2)

Error Terms for Tests, using Adjusted SS Error Synthesis Source Error DF MS of Error MS 1 Nghiệm thức 20.00 7.9 (2)

Variance Components, using Adjusted SS Estimated

Source Value Error 7.900

Analysis of Variance for %CH4, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 4 19.9767 19.9767 4.9942 1469.29 0.000 Error 20 0.0680 0.0680 0.0034

Total 24 20.0447

S = 0.0583014 R-Sq = 99.66% R-Sq(adj) = 99.59%

Unusual Observations for %CH4

Obs %CH4 Fit SE Fit Residual St Resid 14 18.0000 18.1380 0.0261 -0.1380 -2.65 R

Trang 45

Expected Mean Squares, using Adjusted SS Expected Mean

Square for Source Each Term 1 Nghiệm thức (2) + Q[1] 2 Error (2)

Error Terms for Tests, using Adjusted SS

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức bổ sung lá dâm bụt (hibiscus rosa sinensis) lên quá trình sinh khí mêtan (ch4) bằng phương pháp in vitro (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)